Người Việt ở Mỹ: “Ly hương không ly Tổ”

Thời gian qua, những người con đất Việt đang sinh sống ở Mỹ đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước.

Chiếm gần một nửa trong tổng số kiều bào sinh sống ở nước ngoài, lượng kiều hối chuyển về Đất Mẹ khoảng 10 tỷ USD mỗi năm... thời gian qua, những người con đất Việt đang sinh sống trên nước Mỹ đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước.

Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ có khoảng gần 2 triệu người, chiếm gần một nửa trong tổng số hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống, làm ăn, học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ tốt nghiệp trung học (26,7%) cao hơn người Mỹ nói chung (15,5%). Khoảng 200.000 người có trình độ đại học và trên đại học (chiếm hơn một nửa trong tổng số gần 400.000 trí thức, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài). Nhiều người gốc Việt đã và đang giữ những vị trí quan trọng trong các tập đoàn kinh tế lớn, các trường đại học, các viện nghiên cứu uy tín của Mỹ. (Silicon Valley ở Mỹ có hơn 10.000 người Việt làm việc, trong đó có nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ do người Việt làm chủ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Chỉ riêng Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở bang California hiện đã có khoảng 100 chuyên gia là người Việt)...

Một cửa hàng kinh doanh ăn uống của người Việt tại Mỹ

Chỉ vài nét khắc họa như vậy đã cho thấy, cộng đồng người Việt ở Mỹ không chỉ mạnh về "chất xám” mà họ đang ngày càng thể hiện sức mạnh về kinh tế tại đất nước giàu có này. Hiện có khoảng 22 tiểu khu thương mại của người Việt tại Mỹ, phân bố tại các bang, thành phố có đông người Việt sinh sống. Lâu đời và nổi tiếng nhất vẫn là khu Little Saigon tại thành phố Westminster và Garen Grove thuộc quận Cam. Ngoài ra, còn có trung tâm thương mại Việt Nam tại Baltimore, Maryland, Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Mỹ ở New York, Khu thương mại Eden ở Washington D.C... Hiện có khoảng 180.000 doanh nghiệp của người Việt đăng ký kinh doanh ở Mỹ với tổng doanh thu khoảng 20 tỷ USD. 65% các doanh nghiệp người Việt tập trung trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất chế biến nông nghiệp, đánh bắt cá; khoảng 15% hoạt động trong các dịch vụ tư vấn bất động sản, đầu tư, du lịch, nhà hàng, mỹ phẩm; 7% hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn giảng dạy.

So với cộng đồng người Việt ở các nước khác, rõ ràng cộng đồng người Việt ở Mỹ có nhiều tiềm năng về kinh tế, khoa học, kĩ thuật, chất xám. Điều đáng nói là đa số người Việt tại Mỹ có tình cảm hướng về quê hương nguồn cội, mong muốn Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh, ủng hộ việc phát triển quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Việc hàng năm đã có cả 10 tỷ kiều hối chuyển về trong nước đầu tư đã chứng tỏ tình cảm của cộng đồng người Việt ở Mỹ đối với Đất Mẹ Việt Nam.

Lý giải với chúng tôi tại sao trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nước Mỹ bị tác động nặng nề bởi suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng nhưng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam không hề giảm, ông Lê Văn Duyên (84 tuổi), là người đã sinh sống trên đất Mỹ hơn 30 năm cho biết: Chỉ có thể lý giải rằng đó là tình yêu sâu nặng với quê cha đất tổ. Hàng ngày tôi vẫn dăn dạy cháu con phải năng học tiếng Việt. "Chúng ta ly hương nhưng không bao giờ ly Tổ”. Chữ Tổ theo cách lý giải của ông Duyên bao hàm cả hai nghĩa: Tổ quốc và tổ tiên.  "Hãy khắc ghi một điều quê hương mỗi người chỉ một. Dù có ở bất kỳ nơi đâu trên địa cầu chúng ta vẫn là những người Việt Nam máu đỏ da vàng. Vì vậy, phải gắng sức góp phần xây dựng quê hương đất nước”, ông Duyên cho biết. Tự khoác lên mình trách nhiệm hướng về Đất Mẹ, không được phép chê Đất Mẹ nghèo khó nên hàng năm người đàn ông đã bước qua tuổi 84 này vẫn đi lại như con thoi giữa Mỹ và Việt Nam để kết nối yêu thương, giúp một phần nhỏ bé cho Đất Mẹ Việt Nam.

Người Việt có mặt ở hầu khắp các bang và vùng lãnh thổ của nước Mỹ, đại bộ phận tập trung ở 20 khu vực thuộc 10 bang, đông nhất là hai bang California (40%) và Texas (12%). Trong số 2 triệu người Việt ở Mỹ có khoảng 80% người gốc Việt đã nhập quốc tịch Mỹ

Vừa qua, Hội Thanh niên-Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được thành lập. Hội đã xây dựng Điều lệ và bầu ra Ban chấp hành đầu tiên. Các hoạt động của Hội cũng như các chi hội lưu học sinh, sinh viên đã thu hút sự tham gia sôi nổi, đông đảo của số đông lưu học sinh, sinh viên tại Mỹ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bác Hồ trong suy nghĩ của một Giáo sư người Việt ở Mỹ
Bác Hồ trong suy nghĩ của một Giáo sư người Việt ở Mỹ

Hơn 40 năm qua, mặc dù định cư tại nước ngoài nhưng Giáo sư Chung Hoàng Chương vẫn luôn hướng về quê hướng đất nước và dành nhiều tình cảm đối với Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ thân yêu của dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ trong suy nghĩ của một Giáo sư người Việt ở Mỹ

Bác Hồ trong suy nghĩ của một Giáo sư người Việt ở Mỹ

Hơn 40 năm qua, mặc dù định cư tại nước ngoài nhưng Giáo sư Chung Hoàng Chương vẫn luôn hướng về quê hướng đất nước và dành nhiều tình cảm đối với Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ thân yêu của dân tộc Việt Nam.

Làng người Việt ở cửa khẩu Poipet
Làng người Việt ở cửa khẩu Poipet

Tại Poi Pet này (khu vực biên giới Thái Lan-CPC) có một làng Việt Nam với khoảng trên dưới 2000 người, tập trung đông nhất ở phum Kba Sopi.

Làng người Việt ở cửa khẩu Poipet

Làng người Việt ở cửa khẩu Poipet

Tại Poi Pet này (khu vực biên giới Thái Lan-CPC) có một làng Việt Nam với khoảng trên dưới 2000 người, tập trung đông nhất ở phum Kba Sopi.

Cộng đồng người Việt thành dân tộc thiểu số tại Czech
Cộng đồng người Việt thành dân tộc thiểu số tại Czech

Ngày 3/7, Chính phủ Czech đã chính thức công nhận người Việt Nam là dân tộc thiểu số tại quốc gia Trung Âu này.

Cộng đồng người Việt thành dân tộc thiểu số tại Czech

Cộng đồng người Việt thành dân tộc thiểu số tại Czech

Ngày 3/7, Chính phủ Czech đã chính thức công nhận người Việt Nam là dân tộc thiểu số tại quốc gia Trung Âu này.

Nét văn hóa của Người Việt nơi đất khách
Nét văn hóa của Người Việt nơi đất khách

Hình ảnh quê nhà với ngôi chùa thân thuộc không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người Việt Nam.

Nét văn hóa của Người Việt nơi đất khách

Nét văn hóa của Người Việt nơi đất khách

Hình ảnh quê nhà với ngôi chùa thân thuộc không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người Việt Nam.

Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt
Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt

(VOV) - Cha mẹ là người Việt Nam và cả hai đều là dược sĩ nên dòng máu yêu khoa học đã ngấm vào nhà khoa học Mỹ Caroline Hatton ngay từ nhỏ

Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt

Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt

(VOV) - Cha mẹ là người Việt Nam và cả hai đều là dược sĩ nên dòng máu yêu khoa học đã ngấm vào nhà khoa học Mỹ Caroline Hatton ngay từ nhỏ

Người Việt ở Bulgaria: Đoàn kết cùng nhau vượt khó
Người Việt ở Bulgaria: Đoàn kết cùng nhau vượt khó

Ở Bulgaria cũng có Hội người Việt, luôn hướng về quê hương đất nước và đã có nhiều hoạt động ủng hộ thiết thực ở quê nhà.

Người Việt ở Bulgaria: Đoàn kết cùng nhau vượt khó

Người Việt ở Bulgaria: Đoàn kết cùng nhau vượt khó

Ở Bulgaria cũng có Hội người Việt, luôn hướng về quê hương đất nước và đã có nhiều hoạt động ủng hộ thiết thực ở quê nhà.

Người Việt ở Đức đóng góp vì học sinh Trường Sa
Người Việt ở Đức đóng góp vì học sinh Trường Sa

Hội người Việt Nam tại Brandenburg đã quyên góp được 1.200 euro trong chương trình ủng hộ Trường Sa.

Người Việt ở Đức đóng góp vì học sinh Trường Sa

Người Việt ở Đức đóng góp vì học sinh Trường Sa

Hội người Việt Nam tại Brandenburg đã quyên góp được 1.200 euro trong chương trình ủng hộ Trường Sa.

Hỗ trợ, bảo vệ người Việt ở nước ngoài
Hỗ trợ, bảo vệ người Việt ở nước ngoài

Nhiều kiến nghị rất cụ thể và thiết thực, nhằm bảo vệ và hỗ trợ một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Hỗ trợ, bảo vệ người Việt ở nước ngoài

Hỗ trợ, bảo vệ người Việt ở nước ngoài

Nhiều kiến nghị rất cụ thể và thiết thực, nhằm bảo vệ và hỗ trợ một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Người Việt đầu tiên làm thị trưởng ở Australia
Người Việt đầu tiên làm thị trưởng ở Australia

31 tuổi, Nguyễn Minh Sang trở thành thị trưởng một TP của bang Victoria, là người châu Á đầu tiên trở thành thị trưởng ở Australia.

Người Việt đầu tiên làm thị trưởng ở Australia

Người Việt đầu tiên làm thị trưởng ở Australia

31 tuổi, Nguyễn Minh Sang trở thành thị trưởng một TP của bang Victoria, là người châu Á đầu tiên trở thành thị trưởng ở Australia.

Người Việt ở nước ngoài tặng quà huyện Trường Sa
Người Việt ở nước ngoài tặng quà huyện Trường Sa

(VOV) -Những ngày đầu tháng Năm, hơn 80 người đại diện cho kiều bào đã có chuyến thăm , tặng quà huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Người Việt ở nước ngoài tặng quà huyện Trường Sa

Người Việt ở nước ngoài tặng quà huyện Trường Sa

(VOV) -Những ngày đầu tháng Năm, hơn 80 người đại diện cho kiều bào đã có chuyến thăm , tặng quà huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Kỷ vật của người Việt duy nhất ở Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
Kỷ vật của người Việt duy nhất ở Viện Hàn lâm Khoa học Pháp

(VOV) - Thanh gươm của Gs Bùi Huy Đường được Viện Hàn lâm Pháp tặng với những họa tiết điêu khắc cho thấy, ông là người luôn nhớ cố hương.

Kỷ vật của người Việt duy nhất ở Viện Hàn lâm Khoa học Pháp

Kỷ vật của người Việt duy nhất ở Viện Hàn lâm Khoa học Pháp

(VOV) - Thanh gươm của Gs Bùi Huy Đường được Viện Hàn lâm Pháp tặng với những họa tiết điêu khắc cho thấy, ông là người luôn nhớ cố hương.