Tết Việt tại Đại học Sorbonne Paris

VOV.VN -Các sinh viên khoa Việt Học đã dàn dựng các tiết mục đón tết đa dạng và công phu hoàn toàn theo phong cách Việt Nam.

Một không khí Tết Việt tràn ngập tại giảng đường Trường Đại học Sorbonne Paris 7 - Diderot (Pháp) với sự tổ chức, dàn dựng và biểu diễn của các sinh viên, học viên hai khoa Việt Học của Trường Diderot và Học viện Quốc gia ngôn ngữ và văn minh phương Đông (Inalco).

Mở đầu với màn múa lân khuấy động không khí lễ hội, chương trình đón Tết của các sinh viên, học viên hai khoa Việt học được dàn dựng đa dạng và công phu với các tiết mục hát dân ca ba miền, “Cò lả”; biểu diễn nhạc cụ truyền thống; diễn kịch về chú khỉ; đọc thơ; đố vui bằng tiếng Việt  hay chiếu phim do các nhóm học viên thực hiện trong dịp thực tập ở Việt Nam… Các sinh viên trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam biểu diễn hết mình dù có nhiều em mới theo học tiếng Việt, phát âm chưa tốt.

Tiết mục múa Lân thể hiện văn hóa ngày Tết Việt Nam.

Theo cô Lê Thị Xuyến, Trưởng khoa Việt học trường Paris Diderot 7, từ nhiều ngày qua, các học viên, sinh viên háo hức lên chương trình và chuẩn bị tổ chức buổi lễ đón Tết, với sự hỗ trợ của các thầy cô trong khoa.

“Năm nào cũng vậy, cứ đến gần Tết, các sinh viên rất hào hứng muốn mang một chút gì đó về văn hóa dân tộc Việt Nam đến cho khán giả Pháp cũng như Việt tại Pháp biết các em say mê học tiếng Việt như thế nào. Từ 1 năm nay, cộng đồng người Việt và bộ phận văn hóa của Đại sứ quán rất quan tâm và thấy rằng, những cố gắng của Khoa Việt học để gìn giữ và bảo vệ văn hóa dân tộc là điều không thể thiếu được. Đây là chủ trương chung của khoa để các em sinh viên không chỉ học và nói tiếng Việt giỏi mà phải gìn giữ, truyền bá văn hóa của dân tộc mình”, cô Lê Thị Xuyến cho biết.

Lựa chọn luyện tập và biểu diễn bài dân ca “Lúng liếng” tại buổi đón Tết là một quyết định dũng cảm của bạn Sylvain Pierry - học viên cao học năm thứ hai tại khoa Việt học. Sự luyến láy của giai điệu cũng như trúc trắc trong ca từ đòi hỏi người hát phải rèn luyện rất nhiều. Nhưng với Sylvain, chính niềm đam mê dân ca lại dẫn bạn đến với tiếng Việt và theo học từ 5 năm qua, dù trong gia đình không có ai mang dòng máu Việt.

“Em học tiếng Việt từ 5 năm rồi. Trước khi học tiếng Việt em không biết gì về văn hóa Việt Nam. Khi nghe dân ca Việt Nam trên mạng em thấy vô cùng thích thú, sau khi gặp cô Xuyến, được cô hát dân ca cho nghe và ngay sau đó em đã quyết định học tiếng Việt”, bạn Sylvain Pierry chia sẻ.

Sylvain Pierry còn cho biết, thời gian qua đã nghe nhiều dân ca Việt Nam với các thể loại khác nhau. Năm 2015, Sylvain Pierry đã nghiên cứu và làm khóa luận về Quan họ Bắc Ninh.

“Ngữ pháp tiếng Việt không phải rất khó mà là phát âm khó. Đặc biệt hát quan họ rất khó vì người Quan họ được học từ bé và hát mỗi ngày, trong khi sinh viên ở đây mới tập làm quen. Sẽ không thể hát được ngay, phải tập mấy năm từ đầu với một số bài đơn giản như “Trống cơm” sau đó mới tập đến những bài khó hơn như “Bèo dạt mây trôi”… Bài “Lúng liếng” em thật hay nên cần phải tập thêm nhiều nữa”, Sylvain Pierry cho biết.

Cũng theo cô Lê Thị Xuyến, năm nay có 172 học viên, sinh viên theo học tại khoa Việt học, trong đó, một số em có mang dòng máu Việt còn lại khá đông học viên người Pháp nước ngoài. Các em được theo học một chương trình toàn diện với các môn ngôn ngữ, lịch sử, văn minh Á Đông, Việt Nam và tiếng Việt là môn học nặng nhất trong chương trình.

Tiết mục hát và biểu diễn nhạc cụ dân tộc.

Khoa Việt học Đại học Paris Diderot hợp tác với 3 trường Đại học Khoa học và xã hội nhân văn ở TP HCM và Hà nội, Đại học sư phạm TP HCM và mỗi năm có một giáo viên từ Việt Nam sang giảng dạy, giúp các em cập nhật tốt tình hình và cuộc sống ở Việt Nam.

Có mặt trong buổi lễ đón Tết tại Đại học Diderot, thầy Lê Khắc Cường (Trưởng khoa Việt Nam học ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn TP HCM) bày tỏ niềm xúc động: “Tôi rất vui vì tôi thấy sinh viên ở đây học tiếng Việt chăm chỉ và thân thiện. Không thể ngờ được rằng tại trường đã tổ chức được lễ hội mừng xuân mới. Tôi xa quê nhưng cảm thấy rất ấm lòng vì thấy lại được không khí của ngày xuân Việt Nam tại đây”.

Được biết, năm 2015, khoa Việt học Trường Paris Diderot tổ chức hai hội thảo quốc tế lớn và hoạt động kỷ niệm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du. Trong năm 2016, dự kiến tuần đầu tiên của tháng 6, khoa sẽ tổ chức Ngày Việt Nam tại Ban Việt học với những sinh hoạt câu lạc bộ Hãy nói Tiếng Việt, sinh hoạt Âm nhạc cổ truyền, gian hàng giới thiệu ẩm thực Việt Nam, biểu diễn Võ đạo…  Sau đó dự kiến sẽ là một hội thảo quốc tế lớn về các lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ tiếng Việt, lịch sử, dịch thuật, xã hội học…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bạn bè Pháp và Kiều bào đón Tết tại Toulouse
Bạn bè Pháp và Kiều bào đón Tết tại Toulouse

Chương trình thu hút hơn 600 kiều bào, học sinh, sinh viên Việt Nam cùng bạn bè Pháp.  

Bạn bè Pháp và Kiều bào đón Tết tại Toulouse

Bạn bè Pháp và Kiều bào đón Tết tại Toulouse

Chương trình thu hút hơn 600 kiều bào, học sinh, sinh viên Việt Nam cùng bạn bè Pháp.  

Tết cộng đồng của bà con kiều bào tại Lào
Tết cộng đồng của bà con kiều bào tại Lào

VOV.VN - Tham dự gặp gỡ giao lưu nhân dip Tết cổ truyền Việt Nam có gần 600 đại biểu đại diện cho Tổng hội người Việt Nam tại Lào, thành hội Vientiane.

Tết cộng đồng của bà con kiều bào tại Lào

Tết cộng đồng của bà con kiều bào tại Lào

VOV.VN - Tham dự gặp gỡ giao lưu nhân dip Tết cổ truyền Việt Nam có gần 600 đại biểu đại diện cho Tổng hội người Việt Nam tại Lào, thành hội Vientiane.

Tết cộng đồng của kiều bào Việt tại Vancouver (Canada)
Tết cộng đồng của kiều bào Việt tại Vancouver (Canada)

VOV.VN - Bà Terasa Wat, Bộ trưởng Thương mại quốc tế, đại diện cho Lãnh đạo bang British Columbia (Canada) đã phát biểu chúc Tết cộng đồng người Việt.

Tết cộng đồng của kiều bào Việt tại Vancouver (Canada)

Tết cộng đồng của kiều bào Việt tại Vancouver (Canada)

VOV.VN - Bà Terasa Wat, Bộ trưởng Thương mại quốc tế, đại diện cho Lãnh đạo bang British Columbia (Canada) đã phát biểu chúc Tết cộng đồng người Việt.