Đêm Di sản Việt Nam: Hát vang các làn điệu dân ca giữa Thủ đô Paris- Pháp

VOV.VN - Ngày 17/11, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đêm Di sản Việt Nam” với chủ đề “Di sản văn hóa là động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững”.

Hơn 200 Đại sứ, đại diện các nước thành viên và Lãnh đạo UNESCO đã có mặt tại "Đêm Di sản Việt Nam". Trong đó phía Việt Nam có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà. Phía quốc tế có Chủ tịch Đại hội đồng 42 Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Hội đồng chấp hành Tamara Rastovac Siamashvili, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Paraguay Adriana Ortiz, Trợ lý Tổng Giám đốc về đối ngoại và ưu tiên Châu Phi Anthony Ohemeng-Boamah, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Assomo Eloundou...

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân cho biết, đối với Việt Nam, văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Phát huy các giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam là chìa khóa để thực hiện khát vọng xây dựng một đất nước thịnh vượng.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân nói: "Trong những nỗ lực này, chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu và sự hợp tác hiệu quả từ UNESCO và tất cả các Quốc gia Thành viên. Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với bạn để đảm bảo di sản văn hóa không chỉ là kho báu sống, nguồn sống cho sự đa dạng và sáng tạo văn hóa mà còn là động lực cho hoà bình, tự cường và phát triển bền vững, đồng thời là nguồn cảm hứng cho tương lai. Với tinh thần đó, Việt Nam ứng cử thành viên Uỷ ban Di sản thế giới 2023-2027 và mong nhận được sự hỗ trợ quý báu của các quốc gia thành viên UNESCO".

Phát biểu khai mạc “Đêm Di sản Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết Việt Nam coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Điều này rất phù hợp với tinh thần của Tuyên bố chung của Hội nghị Thế giới về Chính sách văn hóa vì sự phát triển bền vững Mondialcult tại Mexico 2022. Sự gặp gỡ trong nhận thức đã trở thành sự đồng hành trong hành động.

Việt Nam đã tiến hành kiểm kê, xếp hạng hơn 40 ngàn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở các địa phương. Với hơn 35 di sản thuộc các loại hình do UNESCO công nhận từ di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa phi vật thể, đến tư liệu thế giới và các thành phố sáng tạo tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Việt Nam tự hào với nền văn hóa đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với tinh thần đó, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch khẳng định “Việt Nam sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn cùng các quốc gia trên thế giới để đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống các di sản thế giới không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói: "Với tư cách là một thành viên tích cực, trách nhiệm của UNESCO, đồng thời là một ứng cử viên cho vị trí thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027, Việt Nam mong muốn lan tỏa thông điệp, kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới hãy chung tay, biến lời nói thành hành động, biến cam kết thành những chương trình, kế hoạch cụ thể, khả thi để công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản thế giới được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trên phạm vi toàn cầu, góp phần gìn giữ và trao truyền những kho tàng văn hóa vô cùng quý giá này cho các thế hệ tương lai của chúng ta".

Về phần mình bà Tamara Rastovac Siamashvili, Chủ tịch Hội đồng chấp hành UNESCO, bày tỏ sự thích thú khi tham gia sự kiện "Đêm di sản Việt Nam": "Chương trình thể hiện sắc màu tươi sáng, sự đa dạng và phong phú của truyền thống văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Đồng thời cũng là một minh chứng cho các mô hình mà UNESCO hướng tới, đó là sự đa dạng, phong phú và khoan dung. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng chấp hành UNESCO, tôi đánh giá Việt Nam là một thành viện tích cực trong các hoạt động của UNESCO. Các hoạt động của Việt Nam góp phần đẩy mạnh việc quảng bá sự đa dạng của văn hóa của đất nước, đúng với tinh thần khoan dung, nhất quán, đúng với vị thế hiện có và góp phần thúc đẩy văn hóa".

Đến với “Đêm Di sản Việt Nam”, các đại biểu quốc tế được thưởng thức một chương trình nghệ thuật đặc sắc bao gồm các làn điệu dân ca như hát then, hát chầu văn hay hát hầu đồng tứ phủ…do các nghệ sĩ của Đoàn Nghệ thuật dân gian Việt Bắc trình diễn với nhiều cung bậc cảm xúc và mang đậm màu sắc văn hóa dân gian Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã về đến Việt Nam
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã về đến Việt Nam

VOV.VN - Rạng sáng nay (18/11), ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã "an toàn" về tới Việt Nam. Trước đó tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp đã diễn ra lễ chuyển giao ấn vàng để hồi hương, kết thúc hành trình hơn một năm thương thảo giữa các đối tác Việt Nam và Pháp.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã về đến Việt Nam

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã về đến Việt Nam

VOV.VN - Rạng sáng nay (18/11), ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã "an toàn" về tới Việt Nam. Trước đó tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp đã diễn ra lễ chuyển giao ấn vàng để hồi hương, kết thúc hành trình hơn một năm thương thảo giữa các đối tác Việt Nam và Pháp.

Quảng Ninh có thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Quảng Ninh có thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ghi danh thêm 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh có thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ninh có thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ghi danh thêm 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại tỉnh Quảng Ninh.

Ghi danh nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở Yên Bái
Ghi danh nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở Yên Bái

VOV.VN - Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình Tri thức dân gian, theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ghi danh nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở Yên Bái

Ghi danh nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở Yên Bái

VOV.VN - Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình Tri thức dân gian, theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.