Con dâu, con rể cũng phải được hưởng quyền thừa kế?

VOV.VN -Đại diện Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị xem xét, bổ sung các quy định đảm bảo quyền lợi của con dâu, con rể trong việc thừa kế

Liên quan đến các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ cũng như vấn đề bình đẳng giới, Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định tại Điều 3: trong quan hệ dân sự các cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất cứ lý do nào để đối xử không bình đẳng với nhau, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản, không chịu sự can thiệp trái pháp luật của cá nhân, pháp nhân khác trong việc thực hiện quyền tại Điều 3.

Theo bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng, vấn đề bình đẳng giữa các cá nhân và pháp nhân chưa bao hàm nội dung bình đẳng giới, quy định được pháp luật bảo hộ như nhau không thể hiện đúng quan điểm bình đẳng giới hiện nay. Bà Hòa đề nghị bổ sung nội dung đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trong thiết lập thực hiện thúc đẩy hoàn thành quan hệ giao dịch dân sự.

Về quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình, tại khoản 3 Điều 42 Dự thảo quy định trường hợp 2 cá nhân không vi phạm điều cấm trong luật hôn nhân và gia đình có thỏa thuận việc chung sống với nhau như vợ chồng thì quyền và nghĩa vụ của họ được xác định theo thỏa thuận.

Quy định này theo bà Hòa là chưa hợp lý: Thứ nhất, chưa đồng bộ, thống nhất với Luật Hôn nhân gia đình 2014. Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định chung sống như vợ chồng là việc nam nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng; việc giải quyết quan hệ tài sản của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con, công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Việc quy định điều khoản này vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có thể dẫn tới tình trạng cổ súy cho việc nam nữ sống chung không kết hôn ảnh hưởng đến văn hóa đạo đức lối sống và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Thứ hai, quy định như khoản 3 Điều 42 Dự thảo chưa đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Dự thảo mới chỉ đề cập đến 2 cá nhân sống chung mà chưa dự liệu tới trường hợp 2 cá nhân sống chung và có con chung, con riêng, khi đó quyền lợi của đứa trẻ sẽ được quy định như thế nào.

Trường hợp vẫn pháp điển hóa quy định này trong Bộ luật Dân sự, theo bà Hòa cần bổ sung quy định 2 người có con chung thì quyền và nghĩa vụ của họ được xác định theo Luật Hôn nhân và gia đình.

Quy định về di chúc chung của vợ chồng không khả thi

Về vấn đề di chúc chung của vợ chồng, bà Hòa đề nghị xem xét quy định sửa đổi bổ sung thay thế hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng tại Điều 665 và quy định hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng tại Điều 669. Theo bà Hòa, quy định như trong Dự thảo luật không đảm bảo tính khả thi trong thực tế và không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của các bên.

Bà Hòa phân tích, theo quy định, vợ chồng có thể sửa đổi di chúc bất cứ lúc nào nếu bên kia không đồng ý, người kia có quyền lập di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Quy định di chúc chung nhằm đảm bảo quyền định đoạt của vợ chồng với tài sản chung ở khía cạnh nào đó cũng là bảo vệ quyền cho người vợ, người không đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong thực tế, tài sản phần nhiều đứng tên người chồng, nếu có mâu thuẫn trong cuộc sống chung vợ chồng không thống nhất được mà phải sửa đổi, thậm chí hủy bỏ di chúc chung thì mỗi người có quyền lập di chúc riêng liên quan đến phần tài sản của mình thì người phụ nữ ít có cơ hội và điều kiện thực hiện quyền này vì thực tế rất ít người trong số họ có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hay chứng minh được đó là tài sản chung thì cũng rất khó khăn. Trong trường hợp một bên chết, bên còn lại có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình thì cũng không hợp lý vì thực chất lúc đó không tồn tại di chúc chung, vì một phần di chúc liên quan đến di sản của người chết trong tài sản chung đã có hiệu lực.

Mặt khác, Điều 669 quy định trường hợp vợ chồng lập di chúc chung mà một bên chết trước khi phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật mặc dù Điều 676 quy định hạn chế chia di sản, hoãn chia di sản nếu việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vợ, chồng, gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà người thừa kế được hưởng nhưng chưa được chia.

Bà Hòa cho rằng, quy định là như vậy, nhưng thực tế có trường hợp bố chết, mẹ già, các con lập gia đình quay lại đòi chia di sản; trường hợp bố mất, mẹ kế quản lý hết tài sản lấy lý do ảnh hưởng đến đời sống của các bên nhất quyết đề nghị hoãn chia di sản theo Điều 669 cũng cần phải được xem xét.

Đảm bảo quyền lợi của con dâu, con rể trong thừa kế

Về vấn đề thừa kế, bà Hòa đề nghị xem xét, bổ sung các quy định đảm bảo quyền lợi của con dâu, con rể trong việc thừa kế. Theo bà Hòa, dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi chưa đề cập đến đối tượng trong quan hệ gia đình đó là con dâu và con rể. Có rất nhiều trường hợp con dâu, con rể sống chung với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ trong thời gian dài đã có nhiều đóng góp và công sức vun đắp, chăm sóc gia đình chồng, vợ và đóng góp vào khối tài sản chung. Sự đóng góp này không tính được bằng vật chất và ngược lại tài sản giá trị nhất của gia đình thường là bất động sản lại đứng tên bố mẹ chồng, vợ; khi bố mẹ vợ, chồng mất đi để lại di chúc thì những người kia không được thừa kế.

Thực tế cho thấy không ít chị em cuộc sống hôn nhân không thuận lợi khi buộc phải ly hôn họ phải ra đi tay trắng vì tài sản có giá trị là nhà, đất đứng tên bố mẹ chồng dù trước đó có công sức chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ chồng trong thời gian dài. Nhiều ông chồng mặc nhiên coi việc chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ mình là nghĩa vụ của vợ chứ không phải của mình. Mặt khác, theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Điều 80 quy định rõ quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể đối với cha mẹ vợ/chồng sống chung với nhau. Các bên có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72 của luật này. Như vậy, về phương diện pháp lý, Luật hôn nhân gia đình đã quy định rất rõ, pháp luật đã công nhận mối quan hệ con dâu, con rể sống chung với bố mẹ vợ/chồng như là mối quan hệ giữa cha mẹ và con thông thường. Mặt khác, bổ sung quy định như vậy sẽ đảm bảo bình đẳng giữa các mối quan hệ trong gia đình

Bà Bùi Thị Hòa cũng đề nghị Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cần xem xét, nghiên cứu kĩ quy định về quyền nhân thân, trong đó có quyền xác định lại giới tính. Theo bà Hòa, quyền xác định lại giới tính chỉ được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác cần sự can thiệp của y học. Còn với những trường hợp đã hoàn chỉnh giới tính mà thực hiện phẫu thuật chuyển giới tính khác là đi ngược với quy luật tự nhiên dẫn đến hệ lụy lớn về sức khỏe, tâm lý và quản lý xã hội thì cần quy định kĩ cho phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện nhiều sai phạm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phát hiện nhiều sai phạm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Nhiều giảng viên của trường không lên lớp, bỏ giờ làm, vi phạm đạo đức, vi phạm quy chế đào tạo bị kỷ luật, đi học ở nước ngoài không về nước...

Phát hiện nhiều sai phạm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phát hiện nhiều sai phạm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Nhiều giảng viên của trường không lên lớp, bỏ giờ làm, vi phạm đạo đức, vi phạm quy chế đào tạo bị kỷ luật, đi học ở nước ngoài không về nước...

Lý giải căn nguyên ông Nguyễn Thanh Chấn chưa được  nhận bồi thường?
Lý giải căn nguyên ông Nguyễn Thanh Chấn chưa được nhận bồi thường?

VOV.VN -Việc bắt người bị hại phải chứng minh thiệt hại là một vấn đề mà các cơ quan Nhà nước cần phải nghiên cứu, xem xét

Lý giải căn nguyên ông Nguyễn Thanh Chấn chưa được  nhận bồi thường?

Lý giải căn nguyên ông Nguyễn Thanh Chấn chưa được nhận bồi thường?

VOV.VN -Việc bắt người bị hại phải chứng minh thiệt hại là một vấn đề mà các cơ quan Nhà nước cần phải nghiên cứu, xem xét

Truy tố thẩm phán nếu tòa án từ chối giải quyết quyền dân sự
Truy tố thẩm phán nếu tòa án từ chối giải quyết quyền dân sự

VOV.VN - Không chỉ tòa án, các cơ quan có thẩm quyền khác cũng phải tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân

Truy tố thẩm phán nếu tòa án từ chối giải quyết quyền dân sự

Truy tố thẩm phán nếu tòa án từ chối giải quyết quyền dân sự

VOV.VN - Không chỉ tòa án, các cơ quan có thẩm quyền khác cũng phải tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân

Bỏ ra hơn 37,2 tỷ mua nhà thi hành án: 5 năm, chờ đến bao giờ?
Bỏ ra hơn 37,2 tỷ mua nhà thi hành án: 5 năm, chờ đến bao giờ?

VOV.VN -Tỉnh Lâm Đồng vừa cho rằng, Chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc bị truy tố, nên việc giao tài sản phải chờ kết quả của Tòa

Bỏ ra hơn 37,2 tỷ mua nhà thi hành án: 5 năm, chờ đến bao giờ?

Bỏ ra hơn 37,2 tỷ mua nhà thi hành án: 5 năm, chờ đến bao giờ?

VOV.VN -Tỉnh Lâm Đồng vừa cho rằng, Chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc bị truy tố, nên việc giao tài sản phải chờ kết quả của Tòa

 Phát hiện 10 Bộ ban hành văn bản trái luật
Phát hiện 10 Bộ ban hành văn bản trái luật

VOV.VN - Chỉ trong quý 1, có tới 10 văn bản cấp Bộ, 52 văn bản địa phương vi phạm các quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP

 Phát hiện 10 Bộ ban hành văn bản trái luật

Phát hiện 10 Bộ ban hành văn bản trái luật

VOV.VN - Chỉ trong quý 1, có tới 10 văn bản cấp Bộ, 52 văn bản địa phương vi phạm các quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP

Phải bồi thường 500 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Vinashin chưa trả đồng nào
Phải bồi thường 500 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Vinashin chưa trả đồng nào

VOV.VN -Bị tuyên 20 năm tù và phải bồi thường thiệt hại hơn 500 tỉ đồng, nhưng sau 2 năm, Cựu Chủ tịch Vinashin chưa bồi thường được đồng nào

Phải bồi thường 500 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Vinashin chưa trả đồng nào

Phải bồi thường 500 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Vinashin chưa trả đồng nào

VOV.VN -Bị tuyên 20 năm tù và phải bồi thường thiệt hại hơn 500 tỉ đồng, nhưng sau 2 năm, Cựu Chủ tịch Vinashin chưa bồi thường được đồng nào

Nộp tiền để thoát 'án tử': Tội phạm tham nhũng có cơ hội 'sống'?
Nộp tiền để thoát 'án tử': Tội phạm tham nhũng có cơ hội 'sống'?

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Dũng, Bộ Tư Pháp cho rằng, với quy định này, Nhà nước vừa không phải thực hiện việc tử hình, đồng thời thu hồi được số tiền mà người chịu án đã tham ô, tham nhũng.

Nộp tiền để thoát 'án tử': Tội phạm tham nhũng có cơ hội 'sống'?

Nộp tiền để thoát 'án tử': Tội phạm tham nhũng có cơ hội 'sống'?

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Dũng, Bộ Tư Pháp cho rằng, với quy định này, Nhà nước vừa không phải thực hiện việc tử hình, đồng thời thu hồi được số tiền mà người chịu án đã tham ô, tham nhũng.

Thừa nhận chuyển giới sẽ vi phạm luật Hôn nhân gia đình?
Thừa nhận chuyển giới sẽ vi phạm luật Hôn nhân gia đình?

VOV.VN - ‘Việc cấp đổi giấy tờ cho người chuyển giới lại là hình thức gián tiếp thừa nhận hôn nhân đồng giới. Như vậy sẽ vi phạm Luật Hôn nhân gia đình”

Thừa nhận chuyển giới sẽ vi phạm luật Hôn nhân gia đình?

Thừa nhận chuyển giới sẽ vi phạm luật Hôn nhân gia đình?

VOV.VN - ‘Việc cấp đổi giấy tờ cho người chuyển giới lại là hình thức gián tiếp thừa nhận hôn nhân đồng giới. Như vậy sẽ vi phạm Luật Hôn nhân gia đình”

Vụ tố cáo bổ nhiệm sai luật:Bị cho là 'dàn xếp', Bộ Tư pháp lên tiếng
Vụ tố cáo bổ nhiệm sai luật:Bị cho là 'dàn xếp', Bộ Tư pháp lên tiếng

VOV.VN - "Bộ Tư pháp đang tiến hành kiểm tra, rà soát việc thực hiện kết luận thanh tra. Thông tin cho rằng Bộ Tư pháp dàn xếp vụ việc trong im lặng là không có cơ sở”

Vụ tố cáo bổ nhiệm sai luật:Bị cho là 'dàn xếp', Bộ Tư pháp lên tiếng

Vụ tố cáo bổ nhiệm sai luật:Bị cho là 'dàn xếp', Bộ Tư pháp lên tiếng

VOV.VN - "Bộ Tư pháp đang tiến hành kiểm tra, rà soát việc thực hiện kết luận thanh tra. Thông tin cho rằng Bộ Tư pháp dàn xếp vụ việc trong im lặng là không có cơ sở”