Tết Trung thu ở rốn lũ Hương Khê, Hà Tĩnh

VOV.VN -Tết Trung thu năm nay, tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã huy động các tổ chức, nhà hảo tâm tặng quà cho các em học sinh, trẻ em nghèo, trẻ em vùng lũ bị thiệt thòi. 

Hương Khê là huyện bị ngập nặng nhất tỉnh Hà Tĩnh trong trận lũ vừa qua với 18/22 xã thị của huyện bị cô lập, có 1.291 hộ bị nước ngập vào nhà, trong đó xã Phương Mỹ là xã ngập lụt nặng nhất, có đến 177 hộ bị ngập, trong đó có 75 hộ ngập trên 1m.

Mặc dù nước vừa mới rút, bộn bề với công việc thu dọn vệ sinh môi trường, huyện Hương Khê và xã Phương Mỹ vẫn tổ chức cho các em thiếu nhi một cái tết Trung thu đầm ấm chan chứa tình người.

Hàng trăm trẻ em vùng lũ đón Tết Trung thu.

Ngày hội Trung thu được tổ chức tại sân Trường Mầm non xã Phương Mỹ. Một bên trường vẫn còn ngổn ngang những đống bùn  rác do ảnh hưởng của mưa lũ, một bên là góc sân rộng, thoáng vừa kịp dọn để tổ chức  trung thu cho các cháu như chưa từng có cơn lũ đi qua. Anh Phan Văn Thắng ở thôn Thượng Sơn, xã Phương Mỹ, đưa con đến dự Đêm hội trăng rằm, cho biết, trận lũ vừa qua, nhà anh bị ngập tận nóc nhà, đến giờ bùn đang dính đầy từ trong nhà ra ngoài sân, các dụng cụ gia đình cũng bị nhuốm bùn, nhưng  anh vẫn quyết đưa con đến dự Hội trăng rằm để động viên con bước vào năm học mới đạt thành tích tốt hơn. “Em rất vui vì được xem múa lân và còn được phát gạo mang về”- con anh Thắng nói.

Ông Nguyễn Đình Thông, xã Phương Mỹ cho biết, các đồ chơi trong Đêm hội trăng rằm là đèn ông sao có ảnh Bác Hồ và những đồ chơi truyền thống như đèn kéo quân, sắp cỗ đêm rằm  để các con có một đêm Trung thu đủ đầy và truyền thống.

“Các cháu được rước đèn Trung thu có ảnh Bác, rước đèn Trung thu theo truyền thống tổ tiên, tránh mua cho các cháu các loại đồ chơi bạo lực, nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe”- ông Thông cho biết.

Anh Nguyễn Thanh Đồng, Phó bí thư tỉnh đoàn Hà Tĩnh cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ đoàn từ cấp huyện đến cấp cơ sở, cấp xã, thị trấn, tổ chức Tết Trung thu cho các em thiếu nhi trên địa bàn thật đầm ấm, chu đáo. Ngay trong hội Trung thu, tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã huy động các tổ chức, các nhà hảo tâm tặng quà cho các em học sinh, đặc biệt quan tâm nhất là các trẻ em nghèo, trẻ em vùng lũ bị thiệt thòi. Các em được nghe đọc thư của Chủ tịch nước, xem múa lân sư, tham gia các tiết mục văn nghệ.

Đêm hội trăng rằm nơi rốn lũ cũng không kém phần vui tươi sôi nổi, thể hiện sự quan tâm, sẻ chia đầy ấm áp, yêu thương của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, góp phần động viên, khích lệ  thầy trò và người dân vùng lũ vượt qua những mất mát sau trận lũ./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Tết Trung thu cho con em người lao động trong KCN ở Hải Phòng
Ảnh: Tết Trung thu cho con em người lao động trong KCN ở Hải Phòng

VOV.VN -Tết Trung thu năm nay, dọc bờ hồ ở Khu công nghiệp Vship Hải Phòng được trang trí đẹp mắt, lung linh sắc màu khiến các bạn nhỏ hào hứng, thích thú.

Ảnh: Tết Trung thu cho con em người lao động trong KCN ở Hải Phòng

Ảnh: Tết Trung thu cho con em người lao động trong KCN ở Hải Phòng

VOV.VN -Tết Trung thu năm nay, dọc bờ hồ ở Khu công nghiệp Vship Hải Phòng được trang trí đẹp mắt, lung linh sắc màu khiến các bạn nhỏ hào hứng, thích thú.

“Con khỏe lại đi để gia đình mình cùng đi chơi Trung thu“
“Con khỏe lại đi để gia đình mình cùng đi chơi Trung thu“

VOV.VN -“Trung thu năm ngoái, con còn háo hức, đòi bố mẹ đưa đi xem múa sư tử, mua đồ chơi. Vậy mà, giờ đây con phải nằm trong viện, một nơi thật đáng sợ".

“Con khỏe lại đi để gia đình mình cùng đi chơi Trung thu“

“Con khỏe lại đi để gia đình mình cùng đi chơi Trung thu“

VOV.VN -“Trung thu năm ngoái, con còn háo hức, đòi bố mẹ đưa đi xem múa sư tử, mua đồ chơi. Vậy mà, giờ đây con phải nằm trong viện, một nơi thật đáng sợ".

Mặt nạ giấy bồi, “hồn cốt” của Tết Trung thu
Mặt nạ giấy bồi, “hồn cốt” của Tết Trung thu

VOV.VN -Ở Hà Nội hiện chỉ có vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan còn giữ nghề truyền thống làm mặt nạ giấy bồi.

Mặt nạ giấy bồi, “hồn cốt” của Tết Trung thu

Mặt nạ giấy bồi, “hồn cốt” của Tết Trung thu

VOV.VN -Ở Hà Nội hiện chỉ có vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan còn giữ nghề truyền thống làm mặt nạ giấy bồi.