Ông Đinh La Thăng: Từ Bí thư TPHCM đến bị khởi tố, bắt tạm giam

VOV.VN - Ông Đinh La Thăng bị bắt tạm giam, đình chỉ sinh hoạt Đảng do liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra. 

Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông Đinh La Thăng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. (Ảnh: KT)

Chiều 5/2/2016, tại TP Hồ Chí Minh, Thành ủy TPHCM tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự. Theo đó, ông Đinh La Thăng tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2015-2020 và giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Ông Đinh La Thăng nhậm chức Bí thư Thành ủy TP.HCM ngày 5/2. 

Tại kỳ họp thứ 14 từ ngày 24 đến 26/4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015 và một số cá nhân có liên quan, trong đó có ông Đinh La Thăng. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng theo thẩm quyền. (ảnh: Tuổi Trẻ)
Trong ngày làm việc thứ 3 Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã xem xét và thi hành kỷ luật ông  Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy: ông Đinh La Thăng, mặc dù có quá trình công tác gần 35 năm, có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và những cơ quan, đơn vị ông giữ cương vị lãnh đạo nhưng trên cương vị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011, ông đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng.

Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%). (Ảnh: Vietnamnet)
Sáng 10/5, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự. Ông Phạm Minh Chính công bố Quyết định ngày 9/5/2017: Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2015- 2020 thôi giữ chức Bí thư Thành ủy, được điều chuyển về làm Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương. Ông Nguyễn Thiện Nhân, giữ chức Bí thư Thành ủy TPHCM. 

Chiều 8/12, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua 2 nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Trong ảnh: Ông Đinh La Thăng phát biểu trên nghị trường Quốc hội. (Ảnh: Thanh Niên)

Ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, hiện là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa XIV, liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra. (Ảnh: Soha)

Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: một là: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank). (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Hai là: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II. (Ảnh: Vietnamnet)

Cùng ngày, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ ngày 8/12/2017 theo Quyết định khởi tố bị can số 522/C46, ngày 08/12/2017 và Lệnh bắt tạm giam số 134/C46, ngày 08/12/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an. Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).

Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, ngày 8/12 cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gây thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN góp vốn vào Oceanbank và vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. (Ảnh Infonet)

Căn cứ tài liệu điều tra thu thập được, ngày 8/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định Khởi tố bị can về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định Khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với ông Đinh La Thăng theo đúng quy định của pháp luật. (Ảnh: Zing)

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án và thu hồi tài sản để sớm kết luận điều tra, truy tố và xét xử theo đúng quy định của pháp luật. (Ảnh: Thanh Niên)./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng
Đề nghị xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng

VOV.VN - Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Đinh La Thăng theo thẩm quyền.

Đề nghị xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng

Đề nghị xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng

VOV.VN - Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Đinh La Thăng theo thẩm quyền.

Thỏa thuận giữa Oceanbank và PVN có từ thời ông Đinh La Thăng
Thỏa thuận giữa Oceanbank và PVN có từ thời ông Đinh La Thăng

VOV.VN -Nguyễn Xuân Sơn không thể lợi dụng sự phụ thuộc của Oceanbank vào PVN vì không thể làm trái thỏa thuận, cam kết giữa ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm?.

Thỏa thuận giữa Oceanbank và PVN có từ thời ông Đinh La Thăng

Thỏa thuận giữa Oceanbank và PVN có từ thời ông Đinh La Thăng

VOV.VN -Nguyễn Xuân Sơn không thể lợi dụng sự phụ thuộc của Oceanbank vào PVN vì không thể làm trái thỏa thuận, cam kết giữa ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm?.

Kỷ luật ông Đinh La Thăng: Sự cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với cán bộ
Kỷ luật ông Đinh La Thăng: Sự cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với cán bộ

VOV.VN - “Kết luận kỷ luật ông Đinh La Thăng là một sự cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với những người làm công tác quản lý, lãnh đạo, nhất là những cán bộ cao cấp".

Kỷ luật ông Đinh La Thăng: Sự cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với cán bộ

Kỷ luật ông Đinh La Thăng: Sự cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với cán bộ

VOV.VN - “Kết luận kỷ luật ông Đinh La Thăng là một sự cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với những người làm công tác quản lý, lãnh đạo, nhất là những cán bộ cao cấp".