Sở Nông nghiệp Kiên Giang thua kiện phải đền bù tiền tỷ

VOV.VN - Phải mất đến 8 năm với nhiều lần xét xử sơ thẩm, bà Phạm Thị Lang mới được tuyên bố bồi thường đối với 69,2 ha đất rừng bị thu hồi trái phép. 

Ngày 19/9, Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Kiên Giang mở phiên xét xử sơ thẩm lần thứ 3 vụ “khiếu kiện quyết định thu hồi hồ sơ giao khoán, bảo vệ rừng”. Nguyên đơn là bà Phạm Thị Lang, người bị thu hồi đất rừng và người bị kiện là Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang.

Đây là vụ án hành chính kéo dài 8 năm, đã bị cấp phúc thẩm của Toà án Nhân dân tối cao tuyên huỷ án 2 lần. Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cũng đã có thông báo rút kinh nghiệm đối với Viện Kiểm sát địa phương về giải quyết án hành chính bị huỷ.  

Bà Phạm Thị Lang (người đứng) và ông Hoàng Văn Tuấn (người ngồi, mặc áo trắng) trong phiên sơ thẩm  

Năm 2002, bà Phạm Thị Lang và ông Đặng Minh Dũng (nguyên Tỉnh đội phó Tỉnh đội Kiên Giang) hợp tác sang nhượng lại 130 ha đất rừng phòng hộ của 10 hộ dân ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang với số tiền 500 triệu đồng, tương đương 100 lượng vàng để đầu tư trồng rừng; trong đó, bà Lang quản lý, sử dụng 69,2 ha.

Sau khi được chính quyền địa phương cùng các cấp có thẩm quyền chấp thuận việc nhận khoán rừng với thời hạn 50 năm, bà Lang và ông Dũng đầu tư cải tạo, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng rất tốt. Tuy nhiên, ngày 17/2/2009, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh này ban hành Quyết định 65/QĐ-NN và 66/QĐ-NN thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng trên để giao khoán cho 15 hộ khác.   

Bà Lang cho biết, bà được Ban quản lý rừng xác nhận và cấp sổ giao khoán với thời hạn 50 năm nhưng mới chỉ được 5 năm, Sở này đã thu hồi lại. Bao nhiêu tiền của, công sức của bà và gia đình dồn cả vào trên 69 ha đất rừng này nhưng sắp đến ngày thu hoạch, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang lại đến thu hồi, không đền bù thoả đáng, thậm chí ép buộc, đe doạ nếu bà không giao trả.

Trong khi Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đang xem xét giải quyết, ông Hoàng Văn Tuấn – khi đó là Giám đốc Ban quản lý rừng và hiện là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh này lại “hăng hái” lấy bằng được số đất rừng này để giao cho người khác.

Ngang ngược hơn, khi giao phần đất rừng của bà Lang cho 15 hộ dân khác, Sở này đã cho chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng phòng hộ sang rừng sản xuất; từ đó, các hộ dân đã bán cây rừng mà bà Lang trồng, chăm sóc suốt 5 năm, mỗi ha bán được từ 80 – 150 triệu đồng. Số tiền này một phần nộp ngân sách Nhà nước, phần lớn còn lại thì ăn chia với Ban quản lý rừng theo tỷ lệ 6-4.

Tuy nhiên, trước đó, bà Lang đề nghị được khai thác số cây này nhưng ông Tuấn cương quyết không đồng ý. Bà Lang và bà Nguyễn Thị Huỳnh Nga (vợ ông Dũng) làm đơn kiện các quyết định trên. Thế nhưng, TAND tỉnh Kiên Giang chỉ đưa ra xét xử vụ việc liên quan đến bà Lang.

Sơ thẩm xử thua, phúc thẩm huỷ án

Tại bản án sơ thẩm số 03, ngày 6/3/2013, TAND tỉnh Kiên Giang không chấp nhận đơn của bà Lang khởi kiện Quyết định 65/QĐ-NN; đồng thời, bác yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 5,2 tỉ đồng. Ngày 12-9-2013, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy án sơ thẩm vì vi phạm tố tụng và đề nghị cấp sơ thẩm xét xử lại.

Tại bản án sơ thẩm số 04 (lần 2), ngày 29/5/2014, TAND tỉnh Kiên Giang một lần nữa tuyên bác yêu cầu khởi kiện của bà Lang. Sau khi nguyên đơn kháng cáo, ngày 11/3/2015, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh lại tuyên hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật. Dù vậy, TAND tỉnh Kiên Giang đến nay mới đưa ra xét xử.

Viện VKSND Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã ra “thông báo rút kinh nghiệm” đối với VKSND địa phương này. Trong thông báo nêu rõ: “Đáng lẽ (Tòa sơ thẩm Kiên Giang) phải xác định rằng, việc ban hành các quyết định và thực hiện các quyết định tùy tiện của Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang mới phát sinh tranh chấp; do đó, Giám đốc sở này phải chịu trách nhiệm về những hậu quả, thiệt hại phát sinh từ những quyết định trên theo quy định của pháp luật...”.

VKSND Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, việc bà Lang yêu cầu buộc người bị kiện bồi thường số tiền thiệt hại do việc thu hồi 69,2 ha đất rừng phòng hộ trái pháp luật là yêu cầu chính đáng.

Tại hồ sơ cũng như tại phiên toà, bà Lang có liệt kê từng khoản tiền đã chi phí đầu tư, chăm sóc… để yêu cầu bồi thường nhưng kiểm sát viên cũng không có những thao tác nghiệp vụ làm rõ những vấn đề trên để có những đề xuất, báo cáo kịp thời trong quá trình giải quyết vụ án, dẫn tới vụ án kéo dài.

Sở thua kiện, đền bù tiền tỷ 

Tại phiên xử sáng 19/9, HĐXX nhận định, việc Ban Quản lý rừng huyện An Minh - An Biên đơn phương chấp dứt hợp đồng trước thời gian (bà Lang được giao đất đến năm 2050) và Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang ra quyết định thu hồi đất rừng mà chưa thanh lý hợp đồng là không đúng với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho bà Lang.

Bởi lẽ, khi Nhà nước muốn thu hồi rừng, phải bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản bị thu hồi. Còn UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đứng ra giải quyết khiếu nại cho bà Lang chứ không trực tiếp gây hại cho bà Lang nên cũng không phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường.

Do đó, HĐXX xét thấy yêu cầu bồi thường của bà Lang là có cơ sở vì thực tế bà Lang có sang nhượng lại hơn 69 ha đất rừng của các hộ dân được giao khoán trước đó với số tiền 500 triệu đồng, tương đương 100 lượng vàng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, việc bà Lang buộc quy đổi số vàng với mệnh giá tương đương như hiện nay là hơn 3 tỉ đồng là không phù hợp.

Kết thúc phiên toà, HĐXX chỉ buộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cùng Ban Quản lý rừng có trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường cho bà Lang với tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng, thay vì 5,2 tỉ đồng như yêu cầu của bà Lang.

Bà Lang cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo lên cấp phúc thẩm đòi bồi thường phần thiệt hại còn lại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ phá rừng pơ mu ở Quảng Nam: Tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ
Vụ phá rừng pơ mu ở Quảng Nam: Tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ

VOV.VN - Về phía Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, đến thời điểm này đã có 3 cán bộ tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.

Vụ phá rừng pơ mu ở Quảng Nam: Tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ

Vụ phá rừng pơ mu ở Quảng Nam: Tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ

VOV.VN - Về phía Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, đến thời điểm này đã có 3 cán bộ tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.

Khởi tố vụ án phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Quảng Trị
Khởi tố vụ án phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Quảng Trị

VOV.VN - Thời gian qua, rừng phòng hộ đầu nguồn ở huyện Vĩnh Linh bị chặt phá nghiêm trọng. 

Khởi tố vụ án phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Quảng Trị

Khởi tố vụ án phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở Quảng Trị

VOV.VN - Thời gian qua, rừng phòng hộ đầu nguồn ở huyện Vĩnh Linh bị chặt phá nghiêm trọng. 

Đắc Nông: Khởi tố trùm giang hồ phá rừng
Đắc Nông: Khởi tố trùm giang hồ phá rừng

VOV.VN - Đinh Hồng Phong cầm đầu một băng nhóm chuyên đòi nợ thuê, bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, tàng trữ trái phép chất ma túy...

Đắc Nông: Khởi tố trùm giang hồ phá rừng

Đắc Nông: Khởi tố trùm giang hồ phá rừng

VOV.VN - Đinh Hồng Phong cầm đầu một băng nhóm chuyên đòi nợ thuê, bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, tàng trữ trái phép chất ma túy...

Thảm án giữa rừng sâu, 2 người mất mạng
Thảm án giữa rừng sâu, 2 người mất mạng

2 cha con ông Tráng A Kỷ bị phát hiện tử vong ở khu đồi trong nương rẫy giữa rừng...

Thảm án giữa rừng sâu, 2 người mất mạng

Thảm án giữa rừng sâu, 2 người mất mạng

2 cha con ông Tráng A Kỷ bị phát hiện tử vong ở khu đồi trong nương rẫy giữa rừng...

Khởi tố vụ phá rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Đà Nẵng
Khởi tố vụ phá rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Đà Nẵng

VOV.VN - Hơn 63m3 gỗ thuộc nhóm V, VI và VII ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã bị khai thác trái phép.

Khởi tố vụ phá rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Đà Nẵng

Khởi tố vụ phá rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Đà Nẵng

VOV.VN - Hơn 63m3 gỗ thuộc nhóm V, VI và VII ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã bị khai thác trái phép.