Ai sẽ phải chịu trách nhiệm “lỗi đánh máy“?

VOV.VN - Theo luật sư, luật định cần cụ thể hóa quy trách nhiệm người đứng đầu, để không ai còn có thể "nấp vào lô cốt người đánh máy".

Cần cụ thể hóa trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, theo nghĩa sát sườn nhất thì lỗi đánh máy có nghĩa là câu chữ trong văn bản có vấn đề, không phản ánh đúng chính sách văn bản đó truyền tải. Như vậy, khi hình thức không chuẩn xác sẽ dẫn đến sự sai sót về nội dung, sai sót ở đây là sai sót theo luật định phản ánh.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam. Ảnh VOV1.

Theo điều 134 của nghị định 34, căn cứ để quy định trách nhiệm đối với văn bản được ban hành trái gồm 3 yếu tố: Một là nội dung, hai là tính chất, ba là mức độ lỗi của hành vi người làm nên văn bản đó. Để đánh giá mức độ sai phạm, cơ quan chức năng sẽ đánh giá mức độ tác động tiêu cực đến xã hội của hành vi sai phạm.

Với cơ quan, tổ chức làm việc này, nếu có sai phạm cần phải báo cáo lên cấp trên. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, sai đến đâu, chủ thể vi phạm sẽ bị xử lý đến đấy.

Luật sư cho biết, trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, không nói đến chủ thể là người đánh máy. Do vậy, khi có sai trái, người ta đổ tội lên người đánh máy, vì lỗi đã được đổ vào chủ thể không có trong quy trình nên không ai phải chịu trách nhiệm. Do vậy, dân gian có câu tếu vui nghề đánh máy hiện đang là một trong những nghề nguy hiểm nhất.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định trình tự, thủ tục, công đoạn của mỗi loại văn bản. Theo luật sư, đó là những quy định, trình tự rất cụ thể, chi tiết, đầy đủ.

Ví dụ, về công đoạn làm luật, để làm một luật thì cần có sáng kiến pháp luật, sáng kiến pháp luật có thể đến từ các đại biểu quốc hội, chính phủ, thành viên mặt trận tổ quốc Việt Nam. Sau khi có sáng kiến pháp luật thì đề xuất lên Quốc hội, nếu được chấp thuận, mới đưa vào quy định làm luật. Trước khi làm luật, chúng ta phải thảo luận về chính sách.

Sau khi hoàn thiện chính sách, sẽ được đưa ra dự thảo để lấy ý kiến của những đối tượng chịu sự tác động. Nếu liên quan đến doanh nghiệp phải lấy ý kiến từ phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam cùng các hiệp hội doanh nghiệp liên quan.

Sau đó, sẽ có đơn vị thẩm định là Bộ Tư pháp, rồi trình lên chính phủ, Quốc hội để thẩm tra. Nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý thì mới được Quốc hội thảo luận.

Quá trình thảo luận bao gồm 2 giai đoạn là góp ý kiến sửa chữa và ấn nút thông qua. Như vậy để thấy, trách nhiệm cụ thể của mỗi tổ chức có liên quan được quy định trong các công đoạn trên là rất rõ ràng, cụ thể.

Đừng đưa người đánh máy làm vật thế mạng

Về ý kiến cho rằng cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu, luật sư Huỳnh nêu quan điểm, trong luật định đã quy định cụ thể người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm khi đặt bút ký. Người đánh máy không phải là chủ thể được quy định trong luật để chịu trách nhiệm. Do vậy, nếu đưa người đánh máy ra làm "vật thế mạng" rất dễ trở thành trò cười cho người dân.

Nếu không có chế tài cụ thể sẽ còn nhiều người lảng tránh, không hoàn thành trách nhiệm pháp lý, do vậy các lỗi sẽ xảy ra liên tục.

Đất nước của chúng ta hiện đang được điều hành theo pháp luật. Một doanh nghiệp bán hàng kém chất lượng sẽ bị khách hàng kiện đòi bồi thường, một nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa đúng sẽ tác động xấu đối với kinh tế, xã hội.

Khi một bộ luật bị treo lại, sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu doanh nghiệp, người dân. Một văn bản quy phạm pháp luật nếu ban hành sai trái sẽ ảnh hưởng đến người khác. Tác động của nó làm giảm niềm tin. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói, nhà nước của chúng ta là nhà nước kiến tạo và phát triển, trong quá trình kiến tạo phải đảm bảo sự chính xác, minh bạch.

Bản thân luật sư Huỳnh từng tham gia xét xử một vụ kiện. Chỉ vì trong luật thương mại năm 1997 có in nhầm chữ "vi phạm" thành "hành vi" mà phải mất hai năm chờ Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích chữ "vi phạm" bị in sai thành "hành vi".

Theo luật sư Huỳnh, đổ lỗi cho người đánh máy chỉ là giải pháp tình thế. Cán bộ công chức đứng đầu làm sai về trách nhiệm hành chính, nhẹ thì phải cắt thi đua, nặng thì buộc thôi việc. Còn về trách nhiệm hình sự chúng ta không mong muốn hình sự hóa chuyện này nhưng khi đã làm sai cần xử lý. Căn cứ vào việc cố ý hay vô ý có thể xử lý hình sự.

Điều đáng tiếc là trong luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước không có quy định rằng khi cơ quan nhà nước ban hành văn vản pháp luật sai thì phải chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp.

Nếu chúng ta muốn nhà nước thực sự kiến tạo, phát triển, có trách nhiệm với người dân thì cần nghiên cứu nghị định trên, để khi nhà nước làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.  

Để nâng cao trách nhiệm của nhà nước với người dân, doanh nghiệp, nhà nước cần bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật một cách cụ thể hóa hơn trách nhiệm của cán bộ, công chức liên quan, cần sự tham gia, giám sát, phản biện của xã hội, bộ máy của chúng ta cần chuyên nghiệp hơn, đề cử người tài vào bộ máy.

Người dân từng hoảng loạn vì văn bản cảnh báo việc có 16 vụ bắt cóc trẻ mổ nội trạng ở vùng biên, khi xe biển xanh đi ngược chiều thì lãnh đạo một bộ có văn bản giải thích do cán bộ giao thông hướng dẫn, nhưng tài xế thú nhận tự quay đầu xe, bệnh nhân nam bị chỉ định đi cắt khối u buồng trứng, bị đau chân nhưng bác sỹ chỉ định đi cắt thận, gần đây nhất là giấy phép lái xe, thẻ nhà báo, thẻ đảng viên không được sử dụng làm thủ tục lên các chuyến bay nội địa, rồi phải ghi tên tất cả thành viên trong sổ đỏ. Tất cả cuối cùng đều được giải thích được cho là do lỗi đánh máy.

Một vụ thiên tai, hỏa hoạn người ta có thể xác định được mức độ thiệt hại nhưng những với sai sót trong văn bản, không dễ dàng để xác định hậu quả. Tuy nhiên, có một thứ mà chúng ta có thể xác định đó là mất niềm tin.

Đã đến lúc chúng ta nên xem xét, xử lý trách nhiệm với người đứng đầu các cơ quan đơn vị chủ trì soạn thảo, thẩm định trong trường hợp văn bản không đảm bảo chất lượng, chậm tiến độ, không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thông pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TAND tỉnh Long An tha nhầm phạm nhân do lỗi...đánh máy
TAND tỉnh Long An tha nhầm phạm nhân do lỗi...đánh máy

Do bất cẩn khi đánh máy, một phạm nhân chỉ được giảm 3 tháng thì nay được giảm hết và đã ra tù.

TAND tỉnh Long An tha nhầm phạm nhân do lỗi...đánh máy

TAND tỉnh Long An tha nhầm phạm nhân do lỗi...đánh máy

Do bất cẩn khi đánh máy, một phạm nhân chỉ được giảm 3 tháng thì nay được giảm hết và đã ra tù.

Thông tin “bắt cóc lấy nội tạng'“ở Hà Giang là do lỗi đánh máy?
Thông tin “bắt cóc lấy nội tạng'“ở Hà Giang là do lỗi đánh máy?

Cục Cảnh sát Hình sự (C45) Bộ Công an khẳng định thông tin bắt cóc lấy nội tạng tại Hà Giang là bịa đặt, không có thật.

Thông tin “bắt cóc lấy nội tạng'“ở Hà Giang là do lỗi đánh máy?

Thông tin “bắt cóc lấy nội tạng'“ở Hà Giang là do lỗi đánh máy?

Cục Cảnh sát Hình sự (C45) Bộ Công an khẳng định thông tin bắt cóc lấy nội tạng tại Hà Giang là bịa đặt, không có thật.

Lỗi “đánh máy” hay công chức tắc trách?
Lỗi “đánh máy” hay công chức tắc trách?

VOV.VN -Thông tư được ban hành phải qua bao tầng nấc kiểm soát nhưng vì sao lại mắc một lỗi tày trời do… đánh máy? 

Lỗi “đánh máy” hay công chức tắc trách?

Lỗi “đánh máy” hay công chức tắc trách?

VOV.VN -Thông tư được ban hành phải qua bao tầng nấc kiểm soát nhưng vì sao lại mắc một lỗi tày trời do… đánh máy? 

Không cho dùng thẻ Đảng, thẻ nhà báo làm thủ tục hàng không: Do lỗi đánh máy
Không cho dùng thẻ Đảng, thẻ nhà báo làm thủ tục hàng không: Do lỗi đánh máy

Do sơ suất trong khâu đánh máy nên đã để sót một số giấy tờ như thẻ Đảng viên, thẻ Nhà báo...không được chấp thuận làm thủ tục hàng không.

Không cho dùng thẻ Đảng, thẻ nhà báo làm thủ tục hàng không: Do lỗi đánh máy

Không cho dùng thẻ Đảng, thẻ nhà báo làm thủ tục hàng không: Do lỗi đánh máy

Do sơ suất trong khâu đánh máy nên đã để sót một số giấy tờ như thẻ Đảng viên, thẻ Nhà báo...không được chấp thuận làm thủ tục hàng không.

Ngưng hiệu lực quy định ghi tên cả gia đình trong sổ đỏ
Ngưng hiệu lực quy định ghi tên cả gia đình trong sổ đỏ

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành thông tư quy định ngưng hiệu lực thi hành việc ghi tên các thành viên hộ gia đình trên sổ đỏ. 

Ngưng hiệu lực quy định ghi tên cả gia đình trong sổ đỏ

Ngưng hiệu lực quy định ghi tên cả gia đình trong sổ đỏ

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành thông tư quy định ngưng hiệu lực thi hành việc ghi tên các thành viên hộ gia đình trên sổ đỏ.