Phụ nữ sinh con mà không kết hôn có vi phạm Điều 182 BLHS?

VOV.VN - Người phụ nữ cảm mến 1 người đàn ông đã có gia đình hoặc đang ly thân nhưng chưa ly dị và muốn có con với người này, có bị coi là vi phạm Điều 182 BLHS?

Từ 1/7/2016, Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực, trong đó có Điều 182 quy định "Tội vi phạm về chế độ một vợ, một chồng" có thể bị phạt tới 3 năm tù. Tuy nhiên, theo Luật Hôn nhân gia đình, người phụ nữ không kết hôn vẫn có thể được sinh con (mẹ đơn thân). Vậy 2 quy định này có sự mâu thuẫn nào không?

Chia sẻ về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng thực tế 2 quy định ở 2 bộ luật này không hề mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên trong cuộc sống có nhiều vấn đề phát sinh, từ thực tiễn luật pháp mới đặt ra những vấn đề cần điều chỉnh.

Từ 2 quy định ở 2 bộ luật này, một vấn đề đặt ra luật hình sự cấm sống chung như vợ chồng, vậy người phụ nữ không kết hôn muốn có con thì phải làm thế nào. Trong quy định tại Điều 182 có đề cập khái niệm “sống chung như vợ chồng”, vậy khái niệm này cần được hiểu thế nào cho đúng? Trong trường hợp vì cảm mến một người đàn ông mà người phụ nữ muốn có con với người này trong khi người đàn ông là người đã có gia đình hoặc người đã ly thân nhưng chưa ly dị thì người phụ nữ có bị coi là phạm luật hay không?

Trao đổi về tình huống này, Luật sư Tạ Quốc Long (Công ty luật Đức Bảo) cho rằng trong trường hợp người phụ nữ xin con từ bất kỳ nguồn nào cũng không bị coi là phạm tội bởi họ không có yếu tố cố ý hay vô ý vi phạm pháp luật. Chỉ khi họ kết hôn hoặc sống như vợ chồng với người đã có vợ (hoặc họ đã có chồng) mới coi là phạm luật. Khái niệm sống chung như vợ chồng cần được hiểu là cùng chung sống, được họ hàng hai bên thừa nhận, có tài sản chung....). Vì vậy, xét cả về tình và lý đều không thể kết tội người phụ nữ có con trong trường hợp này.

Làm rõ hơn tình huống cụ thể này, Luật sư Vũ Ngọc Chi (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết thêm, việc hiến tặng tinh trùng được tuân theo một số quy định bắt buộc: thông tin người hiến tặng được giữ kín bằng thỏa thuận giữa người hiến tặng và tổ chức chức năng, do đó, người nhận tinh trùng không thể biết được là ai hiến tặng cho mình và trong điều kiện hoàn cảnh như thế nào. Việc họ được cấp tinh trùng thông qua một tổ chức hợp pháp vì vậy việc vi phạm pháp luật hay không trong trường hợp hiến tặng này sẽ không được đặt ra, vì tất cả các bệnh viện và các cơ quan hoạt động liên quan đều phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, thậm chí được tập huấn và phổ biến kiến thức chuyên môn khi thực hiện.

Cũng theo luật sư Vũ Ngọc Chi, quy định trong Luật Hôn nhân gia đình và Điều 182 BLHS không có mâu thuẫn nhiều. Luật Hôn nhân gia đình yêu cầu việc sinh con trong trường hợp bà mẹ đơn thân và các tình huống khác để có con cần theo một quy trình nhất định không làm tổn hại đến người thứ ba - người hiến tặng hoặc người cho tinh trùng cũng như để ổn định các mối quan hệ khác trong xã hội có liên quan hoặc không liên quan.

Còn Điều 182 BLHS đưa vào điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình nhằm răn đe những người thách thức pháp luật và chà đạp lên đạo đức cũng như luân thường đạo lý, bất chấp dư luận để đạt mục đích. Việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân bằng luật hình sự là điều cần thiết bởi lẽ cuộc sống ngày càng đa dạng hình thức quan hệ xã hội, tuy nhiên, luật pháp vẫn phải bảo vệ nền tảng của văn hóa cũng như sự ổn định các quan hệ xã hội chính đáng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phạt tù người ngoại tình: Quy định máy móc?
Phạt tù người ngoại tình: Quy định máy móc?

VOV.VN - Luật sư cho rằng việc trừng phạt tội ngoại tình dường như là một sự điều chỉnh máy móc mang tính áp đặt của nhà làm luật vào một quan hệ xã hội.

Phạt tù người ngoại tình: Quy định máy móc?

Phạt tù người ngoại tình: Quy định máy móc?

VOV.VN - Luật sư cho rằng việc trừng phạt tội ngoại tình dường như là một sự điều chỉnh máy móc mang tính áp đặt của nhà làm luật vào một quan hệ xã hội.

Hành vi ngoại tình bị “ném đá” và tiếng nói từ những người quan tâm
Hành vi ngoại tình bị “ném đá” và tiếng nói từ những người quan tâm

VOV.VN - Khi việc xử lý hành vi “ngoại tình” bằng pháp luật Hình sự chưa phổ biến thì ở Việt Nam có tình trạng "ném đá" qua mạng với những người “ham của lạ”

Hành vi ngoại tình bị “ném đá” và tiếng nói từ những người quan tâm

Hành vi ngoại tình bị “ném đá” và tiếng nói từ những người quan tâm

VOV.VN - Khi việc xử lý hành vi “ngoại tình” bằng pháp luật Hình sự chưa phổ biến thì ở Việt Nam có tình trạng "ném đá" qua mạng với những người “ham của lạ”