Hà Nội cấm bếp than tổ ong: Cần có giải pháp thay thế

VOV.VN - Chủ trương loại bỏ bếp than tổ ong nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân Thủ đô nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến băn khoăn.

Hà Nội đang đứng trước hiểm họa về ô nhiễm không khí, đó là một thực tế đáng buồn khi nhiều tuần liền thành phố này đứng trong top những thành phố có chất lượng không khí kém nhất.

Một trong những nguồn phát tán ô nhiễm nguy hại là khói từ bếp than tổ ong. Trước thực trạng đó, UBND thành phố Hà Nội đã có chủ trương loại bỏ bếp than tổ ong, trên địa bàn thành phố trước ngày 31/12/2020.

Ảnh minh họa

Vào giờ cao điểm mỗi buổi sáng, không khó để bắt gặp cảnh khói than mù mịt ở những khu tập thể cũ, khu lao động nghèo hay ngay tại trung tâm phố cổ.

Từ những quán ăn bình dân cho đến  những quán cà phê sang trọng cũng sử dụng bếp than tổ ong như một nguồn nhiên liệu để tiết giảm những chi phí sản xuất. Những bếp than đỏ lửa được để trần trụi hoặc quây sơ sài bằng những tấm bìa có thể dễ dàng bắt gặp trên khắp các vỉa hè, gốc cây hoặc chân cột điện.

Đa phần người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe mà bếp than tổ ong mang lại. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế “siêu rẻ” nhiều hộ kinh doanh biết độc hại nhưng vẫn sử dụng.

Bà Lê Thị Hồng người bán hàng ăn trên phố Lý Thường Kiệt cho biết: "Nhà tôi thì vẫn dùng bếp than vì nhà tôi là cửa hàng. Lý do dùng bếp than rất tiết kiệm. Tôi có biết chính sách của nhà nước đề ra là không dùng bếp than. Nhưng tôi nghĩ là dùng bếp ga sẽ tốn hơn, vì tiền ga đắt hơn tiền than rất nhiều. Khi sử dụng thì chúng tôi cũng biết là rất độc hại, độc hại với sức khỏe con người nhưng mà vì điều kiện do vậy chúng tôi vẫn phải dùng bếp than".

Theo sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, trung bình Thủ đô tiêu thụ hơn 500 tấn than mỗi ngày, đồng thời sẽ phát thải 1.870 tấn khí CO2 vào bầu không khí. Điều đó có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính.

Nhằm cải thiện chất lượng không khí và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, TP Hà Nội đã triển khai chương trình thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp cải tiến, thân thiện với môi trường. Mục tiêu đến hết năm 2020 là loại bỏ bếp than tổ ong trên toàn thành phố. Mục tiêu chung của thành phố được người dân hết sức ủng hộ.

GS.TS Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng việc Hà Nội thí điểm xóa sổ bếp than tổ ong từ 2020 là tất yếu, cần thiết.

"Tôi cho rằng đây là chủ trương hoàn toàn đúng. Là bởi vì chúng ta cũng biết là than tổ ong thì sẽ thải ra CO2 rất nhiều. Và đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm khiến bầu không khí Hà Nội thời gian qua ô nhiễm thuộc vào nhóm đầu của thế giới. Người dân thì chưa chuyển kịp sang những giải pháp khác trong việc nấu nướng của mình, do vậy lộ trình chuyển đổi trong khoảng hơn 1 năm là vừa phải. Hiện nay chúng ta cũng có thể thay thế bằng ga chẳng hạn, tôi nghĩ là chi phí cũng sẽ tăng hơn than tổ ong một chút. Tất nhiên thành phố cũng cần đưa ra những giải pháp để không tăng chi phí chất đốt khi không dùng than tổ ong mà dùng các loại chất đốt khác mà không ảnh hưởng tới môi trường", GS.TS Đặng Hùng Võ nói.

Thống kê của Sở tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, một trong 9 nguồn khí độc gây bụi mịn PM2.5 và PM10 chính là khí từ bếp than tổ ong. Vì sự cấp thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân, Hà Nội đã ra chủ trương vào năm 2021 sẽ cấm toàn bộ bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ trương đưa ra đã nhận được rất nhiều luồng phản hồi từ những hộ gia đình khó khăn và cả những hộ gia đình không khó khăn nhưng vẫn sử dụng bếp than để tiết giảm chi phí thường ngày. Có thể nói, nhận thức của người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường còn chưa được rõ ràng.

Theo các chuyên gia, sử dụng bếp than tổ ong tiết kiệm được vài nghìn mỗi ngày, nhưng chi phí bỏ ra để bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người xung quanh có thể lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc cấm bếp than tổ ong trở thành chủ trương cấp thiết cần triển khai và thực hiện sớm để môi trường không khí cho người dân được trở nên trong sạch.

Chị Nguyễn Thị Minh ở Hoàn Kiếm chia sẻ: "Bản thân tôi rất ủng hộ việc cấm bếp than tổ ong. Hà Nội hiện nay thì đã rất ô nhiễm rồi. Ô nhiễm từ bụi mịn cho đến tắc đường, mà giờ lại thêm cả khói bếp than nữa. Nhà tôi thì bỏ bếp than từ lâu rồi tại vì độc hại lắm. Đun than khói bao nhiêu là chất độc. Thành phố mà làm thế này tôi thấy là rất hợp lý".

Mới đây, chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành chỉ thị về thực hiện các giải pháp quản lý và kiểm soát, chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố trước 31/12/2020.

Dư luận cho rằng, dù chủ trương đưa ra là đúng đắn nhưng để thực hiện hiệu quả cần có lộ trình phù hợp. Theo đó các quận, huyện phải tổ chức thông báo đến mọi tầng lớp dân cư, các tổ dân phố, thôn, xóm về chủ trương của thành phố.

Để hoàn thành được lộ trình đó, trước hết , thành phố cần hướng cho người dân đến các giải pháp thay thế bếp than tổ ong bằng các nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường; cũng như tác hại của loại hình chất đốt độc hại - than tổ ong./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đôi nam nữ kẻ chết, người hôn mê vì để bếp than tổ ong trong phòng
Đôi nam nữ kẻ chết, người hôn mê vì để bếp than tổ ong trong phòng

Sáng 2/4, người dân khu phố Đổng Quốc Bình, thành phố Hải Phòng đã phải phá cửa số nhà 12D56 để cứu đôi nam nữ chết ngạt vì bếp than tổ ong.

Đôi nam nữ kẻ chết, người hôn mê vì để bếp than tổ ong trong phòng

Đôi nam nữ kẻ chết, người hôn mê vì để bếp than tổ ong trong phòng

Sáng 2/4, người dân khu phố Đổng Quốc Bình, thành phố Hải Phòng đã phải phá cửa số nhà 12D56 để cứu đôi nam nữ chết ngạt vì bếp than tổ ong.

Hà Nội sẽ xóa sổ bếp than tổ ong vào năm 2020
Hà Nội sẽ xóa sổ bếp than tổ ong vào năm 2020

VOV.VN - Theo những con số mới được công bố, Hà Nội có khoảng 55.000 bếp than tổ ong, một ngày tiêu thụ 528,2 tấn than, phát thải 1.870 tấn khí CO2.

Hà Nội sẽ xóa sổ bếp than tổ ong vào năm 2020

Hà Nội sẽ xóa sổ bếp than tổ ong vào năm 2020

VOV.VN - Theo những con số mới được công bố, Hà Nội có khoảng 55.000 bếp than tổ ong, một ngày tiêu thụ 528,2 tấn than, phát thải 1.870 tấn khí CO2.

TPHCM: 2 vợ chồng tử vong do ngạt khói bếp than
TPHCM: 2 vợ chồng tử vong do ngạt khói bếp than

VOV.VN - Danh tính hai nạn nhân tử vong là ông Phan Hoàng Lộc (sinh năm 1963) cùng vợ của mình là bà Phạm Thị Lan (sinh năm 1962).

TPHCM: 2 vợ chồng tử vong do ngạt khói bếp than

TPHCM: 2 vợ chồng tử vong do ngạt khói bếp than

VOV.VN - Danh tính hai nạn nhân tử vong là ông Phan Hoàng Lộc (sinh năm 1963) cùng vợ của mình là bà Phạm Thị Lan (sinh năm 1962).