Ký ức về thời son trẻ của Tiểu đội 11 cô gái sông Hương anh hùng

VOV.VN - Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Tiểu đội 11 cô gái sông Hương đã trở thành một biểu tượng của sức mạnh quật khởi

Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, Tiểu đội 11 cô gái sông Hương đã trở thành một biểu tượng của sức mạnh quật khởi, kiên cường, 6 chị đã anh dũng hy sinh lúc tuổi mới mười tám, đôi mươi. Nửa thế kỷ trôi qua, những cô gái sông Hương ngày đó nay đã lên chức bà, luôn nặng tình với đồng đội.

Bà Chế Thị Mừng (đội mũ len) và bà Hoàng Thị Nở, đội viên Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương nay đã lên chức bà
Ngôi nhà của bà Chế Thị Mừng nằm trên đường Thanh Tịnh, phường Vĩ Dạ, thành phố Huế. Những đợt rét dài ngày, vết thương cũ tái phát, bà Mừng khổ sở với những cơn đau nhức.

Bà Mừng chậm rãi kể, 14 tuổi bà đã là “o du kích” nhỏ. Trong nhà bà, có đến 2 hầm bí mật, 1 hầm ở dưới đống rơm nuôi giấu cán bộ cách mạng. Khi phát hiện gia đình che chở cho cộng sản, địch bắn chết người chị gái rồi đem xác ra giữa đường. Cha bà cũng bị bắt tù đày, tài sản bị tịch thu toàn bộ. Bà Mừng trốn mẹ, đi theo cách mạng rồi gia nhập Tiểu đội cô gái sông Hương. Bà rất đau xót khi mẹ qua đời mà bà không thể về nhìn mặt lần cuối.

50 năm đã trôi qua, vật duy nhất luôn được bà Mừng cất giữ bên mình là chiếc hộp quân y. Kỷ vật này bà nhặt được của người Mỹ bỏ lại khi đồng đội hy sinh vào ngày 12/2/1968. Lúc đó, bà đã lấy những dụng cụ y tế từ chiếc hộp này để băng bó vết thương cho đồng đội mình là Đỗ Thị Hoa. Chị Hoa bị thương quá nặng, mất nhiều máu đã vĩnh viễn nằm lại khi tuổi còn xuân xanh. Bà Mừng nhớ mãi lời dặn dò của liệt sỹ Đỗ Thị Hoa trước lúc trút hơn thở cuối cùng.

Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương (Ảnh tư liệu)
“Khi chị Hoa hy sinh nói với tôi một câu làm tôi không thể nào quên. Đừng có băng bó cho Hoa nữa, Mừng ơi, đằng nào mình cũng hy sinh rồi, Mừng cố gắng lên. Khi về quê gặp mạ mình nhớ nói Hoa đã đi ra miền Bắc để học, đừng nói Hoa hy sinh mà mạ Hoa đau lòng. Vì Hoa là người thứ tư trong gia đình hy sinh, hai anh và một chị của Hoa cũng hy sinh rồi. Khi đó tôi băng bó vết thương nhưng máu chảy quá nhiểu, chị Hoa nói rồi cứ lịm dần…”, bà Mừng nhớ lại.

Lần giở từng tấm ảnh cũ đã úa màu, kỷ niệm năm xưa lại ùa về trong ký ức của bà Hoàng Thị Nở. Bà Nở tham gia Tiểu đội cô gái sông Hương lúc mới mười tám, đôi mươi. Bây giờ bà sống dưới ngôi nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Bà Triệu, thành phố Huế. Bà Nở vừa mới mổ bướu cổ, giọng nói vẫn còn khàn đục. Bà Nở nhớ các chị trong Tiểu đội cô gái Sông Hương cùng ở làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Do thông thuộc địa bàn, ban đầu các chị được giao làm giao liên, dẫn đường cho bộ đội, tất cả đều “bí mật tuyệt đối”.

Bà Chế Thị Mừng và Hoàng Thị Nở ngày mới vào Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương cách đây 50 năm 
Theo lời kể của bà Nở, đúng vào đêm 30 Tết, Tiểu đội chia làm 3 tổ dẫn ba cánh quân tiến vào thành phố. Cả Tiểu đội vừa làm nhiệm vụ dẫn đường, tải thương; vừa đào hầm quân sự, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Tết Mậu Thân năm 1968 ở Huế, tiết trời se lạnh, mưa phùn. Nơi các chị làm nhiệm vụ cách quê nhà chưa đầy 10 cây số nhưng không ai được về thăm nhà. Ăn Tết chỉ có vài ba đòn bánh Tét, một ít bánh mứt, kẹo được người dân gửi tặng. Mùa Xuân đó, 11 cô gái sông Hương đã anh dũng chiến đấu đẩy lùi một Tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại, có xe tăng, máy bay yểm trợ ngay giữa lòng thành phố Huế.

Bà Hoàng Thị Nở rưng rưng nhớ lại giây phút được đọc lá thư Bác Hồ gửi khen tặng Tiểu đội cô gái Sông Hương với những dòng thơ: "Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường/Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường/Bác khen các cháu dân quân gái/Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương".

“Bác bận trăm công nghìn việc, vậy mà Bác luôn hướng về miền Nam theo dõi trận đấu, được Bác Hồ khen, chị em xúc động lắm. Chị em càng quyết tâm chiến đấu để xứng đáng với lời khen của Bác”, bà Nở xúc động nói.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, em dâu của Liệt sỹ Đỗ Thị Cúc, Tiểu đội phó Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương 
Chiến công của Tiểu đội anh hùng 11 cô gái sông Hương mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc. Cả làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế được nhiều người biết đến qua câu chuyện 11 cô gái Sông Hương. Ở làng quê này, bà Nguyễn Thị Hạnh, em dâu Liệt sỹ Đỗ Thị Cúc luôn đau đáu nỗi đau mất mát của gia đình chồng. Trên bàn thờ, tấm di ảnh đen trắng của o du kích nhỏ Đỗ Thị Cúc ngày nào, nay đã úa màu.

Bà Hạnh kể, chị Cúc hoạt động cách mạng từ lúc 15 tuổi, tham gia du kích địa phương. Chị Cúc gan dạ lắm, sau khi bị lộ, chị ấy thoát ly gia đình làm Đội phó Đội du kích Tiểu đội 11 cô gái sông Hương. Ngày chị Cúc gia nhập Tiểu đội cô gái Sông Hương cũng là ngày bà Hạnh đi lấy chồng. Bà Nguyễn Thị Hạnh nhớ lại, lâu lâu chị Cúc về nhà gói ghém một ít gạo mắm và xin cha, mẹ ít tiền mang đi.

“Tính o dễ thương lắm, mỗi lần chị về nhà là ông nội khóc dữ lắm, bảo ở nhà để chăm sóc mẹ. Mình khuyên chị cứ đi, ở nhà có em rồi, chị khỏi lo. Mỗi lần chị về nhà, mẹ tôi kho xoong thịt để dành cho chị Cúc đem theo”, bà Hạnh kể.

Trong cuộc chiến ác liệt Xuân Mậu Thân 1968 ở thành phố Huế, 6 cô gái trong Tiểu đội Sông Hương lần lượt hy sinh. Tiểu đội 11 cô gái sông Hương và Tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tên của chị được đặt cho một con đường ở phường Kim Long, thành phố Huế, nơi chị đã anh dũng hy sinh. Hài cốt 6 chiến sĩ trong Tiểu đội 11 cô gái sông Hương được quy tập, an táng tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã dựng bia tưởng niệm các cô gái Sông Hương ngay nơi các chị đã hy sinh tại khu vực chợ Cống (nay là ngã tư đường Bà Triệu - Lê Quý Đôn, thành phố Huế. Năm 2016, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xây dựng bia chiến công, vinh danh Tiểu đội các cô gái Sông Hương, đặt tại công viên Phạm Văn Đồng, thành phố Huế./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định

VOV.VN - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo nên bước ngoặt chiến lược, để lại nhiều bài học lịch sử quý giá.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định

VOV.VN - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo nên bước ngoặt chiến lược, để lại nhiều bài học lịch sử quý giá.

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định

VOV.VN - Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định

VOV.VN - Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968
Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968

VOV.VN -Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 là sự đấu trí cao nhất về tư duy chỉ đạo “nghệ thuật quân sự” giữa Mỹ và Đảng ta ở chiến trường miền Nam Việt Nam.

Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968

Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968

VOV.VN -Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 là sự đấu trí cao nhất về tư duy chỉ đạo “nghệ thuật quân sự” giữa Mỹ và Đảng ta ở chiến trường miền Nam Việt Nam.

Lễ Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Lễ Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Sáng 31/1, tại TPHCM đã diễn ra Lễ Kỷ niệm cấp Quốc gia 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (31/1/1968-31/1/2018).

Lễ Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Lễ Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Sáng 31/1, tại TPHCM đã diễn ra Lễ Kỷ niệm cấp Quốc gia 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (31/1/1968-31/1/2018).

Bài viết của Chủ tịch nước nhân 50 năm Tổng tiến công Mậu Thân 1968
Bài viết của Chủ tịch nước nhân 50 năm Tổng tiến công Mậu Thân 1968

VOV.VN - Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thể hiện sức mạnh vô song của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Bài viết của Chủ tịch nước nhân 50 năm Tổng tiến công Mậu Thân 1968

Bài viết của Chủ tịch nước nhân 50 năm Tổng tiến công Mậu Thân 1968

VOV.VN - Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thể hiện sức mạnh vô song của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

 Cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 mở ra điều kiện và thời cơ
Cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 mở ra điều kiện và thời cơ

VOV.VN - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 làm đảo lộn tình thế chiến lược trên chiến trường, làm lung lay ý chí xâm lược của địch.

 Cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 mở ra điều kiện và thời cơ

Cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 mở ra điều kiện và thời cơ

VOV.VN - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 làm đảo lộn tình thế chiến lược trên chiến trường, làm lung lay ý chí xâm lược của địch.

Họp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công Mậu Thân
Họp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công Mậu Thân

VOV.VN - Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ đã họp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Họp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công Mậu Thân

Họp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công Mậu Thân

VOV.VN - Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ đã họp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968: Cú sốc đối với dư luận Mỹ
Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968: Cú sốc đối với dư luận Mỹ

VOV.VN - Đối với nhiều người dân Mỹ, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 có một ý nghĩa chiến lược và là bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968: Cú sốc đối với dư luận Mỹ

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968: Cú sốc đối với dư luận Mỹ

VOV.VN - Đối với nhiều người dân Mỹ, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 có một ý nghĩa chiến lược và là bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.

Chương trình phát thanh đặc biệt 50 năm Tổng tiến công Mậu Thân 1968
Chương trình phát thanh đặc biệt 50 năm Tổng tiến công Mậu Thân 1968

VOV.VN - Chương trình phát thanh đặc biệt kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân Mậu Thân 1968 phát trực tiếp trên VOV1. 

Chương trình phát thanh đặc biệt 50 năm Tổng tiến công Mậu Thân 1968

Chương trình phát thanh đặc biệt 50 năm Tổng tiến công Mậu Thân 1968

VOV.VN - Chương trình phát thanh đặc biệt kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân Mậu Thân 1968 phát trực tiếp trên VOV1. 

Nụ cười của những cựu chiến binh Xuân Mậu Thân 1968
Nụ cười của những cựu chiến binh Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Gặp lại đồng đội ở đây mừng rơi nước mắt. Trong ký ức cũng hiện về khuôn mặt, nụ cười, tiếng nói của biết bao đồng đội đã ngã xuống.

Nụ cười của những cựu chiến binh Xuân Mậu Thân 1968

Nụ cười của những cựu chiến binh Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Gặp lại đồng đội ở đây mừng rơi nước mắt. Trong ký ức cũng hiện về khuôn mặt, nụ cười, tiếng nói của biết bao đồng đội đã ngã xuống.

“Hội chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ sau Tết Mậu Thân 1968
“Hội chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ sau Tết Mậu Thân 1968

VOV.VN - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã tạo ra “hội chứng Việt Nam” trong lòng nhiều thế hệ người Mỹ và cả trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

“Hội chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ sau Tết Mậu Thân 1968

“Hội chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ sau Tết Mậu Thân 1968

VOV.VN - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã tạo ra “hội chứng Việt Nam” trong lòng nhiều thế hệ người Mỹ và cả trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Ký ức hào hùng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Ký ức hào hùng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Thắng lợi hào hùng trong Tết Mậu Thân 1968 là câu chuyện sống mãi trong lòng những người trong cuộc.

Ký ức hào hùng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Ký ức hào hùng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VOV.VN - Thắng lợi hào hùng trong Tết Mậu Thân 1968 là câu chuyện sống mãi trong lòng những người trong cuộc.

Đại tướng Phạm Văn Trà: Không có nhân dân thì không có Mậu Thân 1968
Đại tướng Phạm Văn Trà: Không có nhân dân thì không có Mậu Thân 1968

VOV.VN - Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, vai trò của quân dân miền Nam hết sức vĩ đại. 

Đại tướng Phạm Văn Trà: Không có nhân dân thì không có Mậu Thân 1968

Đại tướng Phạm Văn Trà: Không có nhân dân thì không có Mậu Thân 1968

VOV.VN - Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, vai trò của quân dân miền Nam hết sức vĩ đại. 

Tết Mậu Thân 1968 và ký ức không thể nào quên với người lính trận
Tết Mậu Thân 1968 và ký ức không thể nào quên với người lính trận

VOV.VN - 50 năm đã trôi qua, những ký ức về Tết Mậu Thân 1968 vẫn hằn sâu trong tâm Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu.  

Tết Mậu Thân 1968 và ký ức không thể nào quên với người lính trận

Tết Mậu Thân 1968 và ký ức không thể nào quên với người lính trận

VOV.VN - 50 năm đã trôi qua, những ký ức về Tết Mậu Thân 1968 vẫn hằn sâu trong tâm Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu.  

Lễ kỷ niệm cấp Quốc gia “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968“
Lễ kỷ niệm cấp Quốc gia “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968“

VOV.VN - Hàng nghìn đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm chương trình sân khấu hóa mang chủ đề “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”.

Lễ kỷ niệm cấp Quốc gia “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968“

Lễ kỷ niệm cấp Quốc gia “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968“

VOV.VN - Hàng nghìn đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm chương trình sân khấu hóa mang chủ đề “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”.