Chuyên gia Mỹ nêu lý do vì sao Mỹ đánh khủng bố IS kém hiệu quả

VOV.VN - Các chuyên gia Mỹ mới đây nêu lý do vì sao cuộc chiến chống IS (ở góc độ Mỹ) lại kém hiệu quả.

Cựu Phó Giám đốc CIA Michael Morell, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách tình báo Michael Vickers và cựu Đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford đã cùng vạch ra 2 vấn đề lớn tồn tại trong chiến lược của Mỹ nhằm đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Cựu Phó Giám đốc CIA Morell. Ảnh: AP.

Theo các chuyên gia này, vấn đề đầu tiên là riêng hỏa lực từ phi cơ thì không đủ để đánh bại IS mà người Arab gọi là Daesh.

Vấn đề thứ 2 có liên quan là việc không có lực lượng lục quân bản địa ở Iraq và Syria đủ sức giải phóng và chiếm giữ lãnh thổ.

Trong khi đó, mặc dù Mỹ đã trực tiếp chiến đấu chống khủng bố ở Trung Đông trong hơn một thập kỷ, tổ chức IS lại là một phiên bản biến dị phức tạp hơn nhiều so với kẻ thù cũ của nước Mỹ là al-Qaeda.

“Tôi tin rằng IS tạo ra một một mối đe dọa chiến lược và nguy hiểm chết người đối với nước Mỹ”, ông Morell nói.

Ông này cho biết thêm: “Bản chất và mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa do IS tạo ra xuất phát từ thực tế IS vừa là một tổ chức khủng bố, vừa giống một “nhà nước”, vừa là một phong trào chính trị nổi dậy. Trước đây chúng ta chưa từng đối diện với những điều tương tự như thế này”.

Mỹ đã và đang phát động một cuộc chiến cả trên thực địa lẫn trên trận tuyến tư tưởng với IS. Trong nước, chính phủ Mỹ đã nỗ lực chống lại các tuyên truyền trực tuyến rất hiệu quả của IS. Ở nước ngoài, quân đội Mỹ mở các cuộc không kích và thực hiện huấn luyện các lực lượng lục quân ở Iraq và Syria.

Thế nhưng các quan chức Mỹ thừa nhận cuộc chiến tuyên truyền của họ không hiệu quả lắm. Chiến dịch không kích cũng vậy.

Morell nói: “Hỏa lực không quân – tự nó không thể mang lại chiến thắng. Chúng ta cần có một lực lượng trên bộ”.

Dù vậy, cựu Phó Giám đốc CIA Morell vẫn lạc quan về tình hình Iraq hơn Syria. Ông Ford cũng chia sẻ suy nghĩ này.

Ông Morell nói tiếp: “Ở Iraq, chiến thắng ở Ramadi cho thấy chiến lược chống IS có triển vọng.” Các lực lượng bộ binh được Mỹ yểm trợ bằng không quân gần đây đã đánh bật IS ra khỏi thành phố chiến lược Ramadi.

Bản đồ oanh kích IS ở Syria và Iraq. Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Mỹ). Đồ họa: Reuters.

Tuy nhiên lục quân Iraq vẫn còn nhiều việc phải làm, theo ông Ford.

Ông Ford cho hay: “Tôi thành thực lo ngại rằng chúng ta vẫn chưa có đủ người, đủ chiến binh bản địa thân thiện, giống như ở Ramadi, tỉnh Anbar, tỉnh Diyala” để có thể giữ được các lãnh thổ tái chiếm được từ tay IS. “Tôi không chắc liệu 30.000 lính có là đủ để giữ chặt biên giới với Syria và kiểm soát các thành phố nói trên hay không”.

Trong khi đó, ở Syria, Mỹ phải vắt óc tìm cách giành lại lãnh thổ từ tay IS.

Morell nói: “Bên phía Syria không có lực lượng lục quân nào sở hữu tiềm năng giống như quân đội Iraq”.

Ông này nói thêm: “Chúng ta có thể làm thêm một số việc, nhờ vào phe đối lập ôn hòa ở Syria, nhưng tôi nghĩ, kiểu gì Tổng thống Assad cũng phải ra đi, và chúng ta phải trao các nguồn lực của quân đội Syria cho một lực lượng được cộng đồng quốc tế ủng hộ để đánh lại IS”.

Cả ông Morell và Ford chia sẻ quan điểm rằng ông Assad sẽ phải ra đi vào một thời điểm nào đó.

Họ ủng hộ việc hỗ trợ nhiều hơn nữa cho phe đối lập Syria.

Tuy nhiên việc Nga can thiệp quân sự vào Syria từ tháng 9/2015 đã làm cho các mong muốn này của các chuyên gia Mỹ khó đạt được.

Tình hình Syria hiện nay phức tạp hơn Iraq rất nhiều do ở đây đang tồn tại một cuộc nội chiến tổng lực.

Đã vậy, “thủ đô” trên thực tế của IS lại nằm ở Raqqa bên trong lãnh thổ Syria. Lực lượng IS cố thủ rất mạnh ở đây. Đến như thành phố Mosul (ở Iraq) mà các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn còn chưa chiếm lại được thì chưa thể nói đến chuyện giành lại thành phố Raqqa ở Syria.

Mỹ có những thành công nhất định trong việc huấn luyện các lực lượng Iraq, nhưng ở Syria câu chuyện lại hoàn toàn khác. Hồi tháng 10/2015, Mỹ đã phải “vứt bỏ” chương trình huấn luyện của họ dành cho các phiến quân chống IS ở Syria./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liệu quốc tế có đưa lục quân vào Syria-Iraq để chặn bước tiến của IS?
Liệu quốc tế có đưa lục quân vào Syria-Iraq để chặn bước tiến của IS?

VOV.VN - Trước những thắng lợi “vang dội” vừa qua của tổ chức Hồi giáo IS, người ta đặt câu hỏi về khả năng Mỹ sẽ “nhúng” mạnh tay vào chiến trường này.

Liệu quốc tế có đưa lục quân vào Syria-Iraq để chặn bước tiến của IS?

Liệu quốc tế có đưa lục quân vào Syria-Iraq để chặn bước tiến của IS?

VOV.VN - Trước những thắng lợi “vang dội” vừa qua của tổ chức Hồi giáo IS, người ta đặt câu hỏi về khả năng Mỹ sẽ “nhúng” mạnh tay vào chiến trường này.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria
Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Chính quyền Iraq có “quá lạc quan” về việc xóa bỏ IS sau trận Ramadi?
Chính quyền Iraq có “quá lạc quan” về việc xóa bỏ IS sau trận Ramadi?

VOV.VN - Sau khi quân đội Iraq cơ bản đánh bật IS khỏi thành phố Ramadi, chính quyền nước này tuyên bố sẽ xóa bỏ IS trong năm 2016. Liệu họ có quá lạc quan?

Chính quyền Iraq có “quá lạc quan” về việc xóa bỏ IS sau trận Ramadi?

Chính quyền Iraq có “quá lạc quan” về việc xóa bỏ IS sau trận Ramadi?

VOV.VN - Sau khi quân đội Iraq cơ bản đánh bật IS khỏi thành phố Ramadi, chính quyền nước này tuyên bố sẽ xóa bỏ IS trong năm 2016. Liệu họ có quá lạc quan?