Dốc 640 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng, Mỹ có thực sự hùng mạnh hơn?

VOV.VN - Việc Tổng thống Trump định dành tới 640 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng được cho là sẽ khiến nước Mỹ hùng mạnh hơn, nhưng liệu có đúng như vậy?

Tăng là cần thiết, nhưng chưa đủ

Theo Sputnik News, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề xuất đổ thêm 54 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng, nâng tổng ngân sách dành cho quân đội Mỹ lên con số kỷ lục là gần 640 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng chi tiêu quốc phòng mới chỉ là một phần trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.

Việc tăng mạnh ngân sách cho chi tiêu quốc phòng không đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ lớn mạnh hơn. Ảnh: Reuters

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 16/3 từng tuyên bố, để có thể đối phó với những mối đe dọa từ IS và al-Qaeda thì “cần nhiều hơn là tăng chi tiêu quân sự”. Theo ông Guterres, một điều quan trọng nữa là "phải giải quyết triệt để căn nguyên gây ra chủ nghĩa khủng bố toàn cầu”.

Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric nhấn mạnh, thay vì mua sắm thêm tên lửa, vũ khí hạt nhân, máy bay chiến đấu, trực thăng và tàu sân bay, các nước “cần đầu tư vào việc ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột, tìm giải pháp cho các cuộc xung đột, chống bạo lực cực đoan, tham gia gìn giữ và kiến tạo hòa bình, thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững, tôn trọng nhân quyền và giải quyết kịp thời các cuộc khủng hoảng nhân đạo”.

Hơn thế nữa, ông Howard Rubel, một chuyên gia phân tích quốc phòng, làm việc cho Ngân hàng Đầu tư Jefferies chia sẻ với hãng tin CNBC rằng, nhiều khả năng đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng của ông Trump sẽ “chết yểu”. Theo chuyên gia này, đề xuất của ông Trump “thiếu những chi tiết cần thiết” để có thể thuyết phục được các nghị sĩ Mỹ chấp thuận thông qua”.

Giật gấu vá vai

Ngoài ra, các nghị sĩ Mỹ có lý do để lo lắng bởi để có thêm 54 tỷ USD chi tiêu cho quốc phòng, ông Trump dự định sẽ cắt giảm tới 28% ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao, giảm chi tiêu cho nghiên cứu chống ung thư của Viện Y tế Quốc gia cũng như ngân sách dành cho Quỹ Bảo trợ Tài năng Nghệ thuật Quốc gia và nhiều khoản chi khác.

Nhà bình luận nổi tiếng của hãng tin CNBC Jake Novak cho rằng, thay vì cắt giảm những khoản nói trên, ông Trump có thể cân nhắc giảm số tiền chi tiêu dành cho khoảng 800 căn cứ quân sự đã lỗi thời của Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.

Theo nhà bình luận Jake Novak, 800 căn cứ quân sự này “ngốn” của Mỹ tới 156 tỷ USD/năm và nhiều căn cứ thực sự là không cần thiết. Ông Jake Novak cho biết, Mỹ thậm chí còn có một căn cứ quân sự ở Aruba- một hòn đảo tí hon ở Caribbean- hiện đang là một điểm du lịch rất hấp dẫn đối với người Mỹ.

“Chúng ta có cần thiết phải lãng phí tiền để duy trì số căn cứ đó? Hầu như không ai cho rằng việc này là cần thiết”, nhà bình luận Jake Novak chia sẻ.

Cũng theo ông Jake Novak: “Điều tệ hơn là nhiều chuyên gia cho rằng, việc sở hữu quá nhiều căn cứ quân sự như vậy còn làm tổn hại nghiêm trọng đến những lợi ích của Mỹ bởi điều này làm nhen lên thái độ bài Mỹ của người dân địa phương và khiến các nước hoài nghi về chính sách ngoại giao của Mỹ”.

Tăng chi tiêu cho quốc phòng: Vừa tốn kém, vừa lãng phí

Không chỉ phải “lấy chỗ này, đắp chỗ kia” để đạt được số tiền cần thiết để tăng chi tiêu quốc phòng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump còn phải đối mặt với những hoài nghi về việc, liệu khoản chi tiêu này có thực sự hiệu quả và không bị coi là “ném qua cửa sổ”?

Một “bài học đắt giá” mà chính quyền của ông Trump nên tham khảo là cách các chính quyền tiền nhiệm của ông chi tiêu và hiệu quả mà họ nhận được từ chính các khoản chi tiêu đó.

Sau Thế chiến thứ 2, khoản tiền mà Mỹ đã chi cho 16 quốc gia châu Âu để tái thiết khu vực này theo Kế hoạch Marshall tính theo thời giá hiện nay (có tính cả yếu tố lạm phát) chỉ là 103 tỷ USD.

Hiệu quả của khoản chi “nhỏ bé” này là rất đáng kinh ngạc, nước Đức từ đống đổ nát vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới trong khi các nước khác ở châu Âu cũng nhanh chóng hồi phục sau khi bị tàn phá dữ dội trong suốt 2 cuộc Thế chiến.

Ngược lại, một báo cáo năm 2014 từ Nhóm Điều tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan cho thấy “tính đến cuối năm 2014, Mỹ đã phải chi cho việc tái thiết Afghanistan số tiền nhiều hơn cả nước này chi cho 16 quốc gia châu Âu theo Kế hoạch Marshall”.

Ngoài ra, việc Mỹ tăng thêm chi tiêu cho chiến dịch can thiệp quân sự vào Trung Đông chỉ càng tạo cớ cho IS và al-Qaeda dễ dàng tuyển mộ binh sĩ cho các lực lượng của chúng hơn và khiến cuộc chiến chống khủng bố tại đây phức tạp và kéo dài hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc tăng chi tiêu của ông Trump dưới danh nghĩa “mở rộng và tăng cường sức mạnh của quân đội Mỹ nhằm thực thi Chiến lược Quốc phòng mới- trong đó nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì sự vượt trội của Mỹ trên bộ, trên biển, trên không và ngoài vũ trụ”- chỉ để phục vụ cho một mục đích duy nhất là “thỏa mãn những chính khách diều hâu của Mỹ” dù Mỹ vẫn đang “gánh” số nợ công lên đến 20.000 tỷ USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ có thể dùng “chiêu bài” tạo cớ để tấn công Syria
Mỹ có thể dùng “chiêu bài” tạo cớ để tấn công Syria

VOV.VN - Quân Mỹ có thể sẽ đóng giả quân Syria hoặc Iran tấn công tàu chiến Mỹ, từ đó tạo cớ cho Mỹ trực tiếp can thiệp.

Mỹ có thể dùng “chiêu bài” tạo cớ để tấn công Syria

Mỹ có thể dùng “chiêu bài” tạo cớ để tấn công Syria

VOV.VN - Quân Mỹ có thể sẽ đóng giả quân Syria hoặc Iran tấn công tàu chiến Mỹ, từ đó tạo cớ cho Mỹ trực tiếp can thiệp.

Đặc nhiệm Mỹ bị sát hại: Nguy cơ của lính Mỹ tham chiến ở Iraq, Syria
Đặc nhiệm Mỹ bị sát hại: Nguy cơ của lính Mỹ tham chiến ở Iraq, Syria

VOV.VN - Vụ đặc nhiệm Mỹ (SEAL) bị lực lượng IS sát hại hôm 3/5, cảnh báo về nguy cơ mà lính Mỹ phải đối mặt trong cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq và Syria.

Đặc nhiệm Mỹ bị sát hại: Nguy cơ của lính Mỹ tham chiến ở Iraq, Syria

Đặc nhiệm Mỹ bị sát hại: Nguy cơ của lính Mỹ tham chiến ở Iraq, Syria

VOV.VN - Vụ đặc nhiệm Mỹ (SEAL) bị lực lượng IS sát hại hôm 3/5, cảnh báo về nguy cơ mà lính Mỹ phải đối mặt trong cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq và Syria.

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và quan hệ CIA-quân đội Mỹ
Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và quan hệ CIA-quân đội Mỹ

VOV.VN - Trong cộng đồng tình báo Mỹ, khét tiếng nhất là CIA, tuy là dân sự nhưng tham gia nhiều hoạt động quân sự riêng hoặc chung.

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và quan hệ CIA-quân đội Mỹ

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và quan hệ CIA-quân đội Mỹ

VOV.VN - Trong cộng đồng tình báo Mỹ, khét tiếng nhất là CIA, tuy là dân sự nhưng tham gia nhiều hoạt động quân sự riêng hoặc chung.

Tướng Mỹ khẳng định Mỹ cần Nga để đánh IS hiệu quả hơn
Tướng Mỹ khẳng định Mỹ cần Nga để đánh IS hiệu quả hơn

VOV.VN - Chính tướng lục quân Mỹ ở châu Âu đã thừa nhận việc Mỹ cần đến vai trò của Nga trong cuộc chiến chống IS.

Tướng Mỹ khẳng định Mỹ cần Nga để đánh IS hiệu quả hơn

Tướng Mỹ khẳng định Mỹ cần Nga để đánh IS hiệu quả hơn

VOV.VN - Chính tướng lục quân Mỹ ở châu Âu đã thừa nhận việc Mỹ cần đến vai trò của Nga trong cuộc chiến chống IS.