Kịch bản đối đầu giữa khu trục hạm Nhật Bản và Trung Quốc

VOV.VN- Trong trường hợp xảy ra đối đầu, tàu khu trục Atago Plus của Nhật Bản sẽ giành ưu thế trước Luyang III (Type 052D) của Trung Quốc.

Theo National Interest, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang trong giai đoạn trỗi dậy mạnh mẽ về lực lượng tàu chiến và các năng lực đi kèm. Trung Quốc đang đóng gần như cùng lúc mọi loại tàu chiến, từ tàu sân bay cho tới các loại tàu hộ tống nhỏ.

Radar trên Atago Plus “nhạy” hơn Type 052D

Đáng chú ý nhất là tàu khu trục Luyang III (hay còn gọi là lớp Type 052D). 052D được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ khu vực phòng không đối với một đội tác chiến tàu sân bay hay đội đổ bộ nhanh, là nhân tố phòng vệ cốt yếu của các lực lượng hải quân Trung Quốc, đặc biệt là các lực lượng hoạt động vượt quá tầm kiểm soát của các hệ thống đặt trên đất liền. Hiện có hai khu trục loại này đã được biên chế cho PLAN và 7 chiếc khác đang trong quá trình chế tạo.

Tàu khu trục Atago Plus của Nhật Bản. Ảnh Hải quân Mỹ

Cùng thời điểm, Nhật Bản đang tìm cách gia tăng từng bước năng lực tác chiến trên biển cho lực lượng Phòng vệ bờ biển. Nhật Bản đang có kế hoạch đóng 2 tàu khu trục Aegis mới, nâng tổng số tàu loại này lên 8 chiếc. Các tàu khu trục lớp Atago mới được nâng cấp của Nhật Bản, dựa trên công nghệ của Mỹ, sẽ là “câu trả lời” đối với Luyang III/Type 052D của Trung Quốc.

Điểm nổi bật của 052D là sự kết hợp giữa hệ thống radar điện tử quét vòng chủ động Mắt Rồng Type 346 và các radar dải tần- L Type 518.

Theo chuyên gia Nga thì Mắt Rồng có khả năng phát hiện chiến đấu cơ F-35, tuy nhiên chưa có bằng chứng khẳng định điều này. Hiện cũng chưa rõ liệu Mắt Rồng có khả năng giúp bắn hạ được tên lửa đạn đạo hay không.

Trong khi đó, Atago Plus được trang bị radar điện tử quét vòng thụ động AN/SPY-1D(V). Ban đầu Atago Plus không được trang bị phần mềm đánh chặn tên lửa đạn đạo, tuy nhiên vấn đề này đang được khắc phục.

Sức mạnh vũ khí:  Kẻ tám lạng, người nửa cân

Cả 052D và Atago Plus đều có súng pháo lớn cỡ nòng từ 127 mm đến 130 mm.

Để đối phó với tên lửa, các tàu nhỏ và tàu tấn công nhanh thì 052D của Trung Quốc được trang bị hai súng cỡ nòng 30 mm và một hệ thống vũ khí chống tên lửa giấu kín (CIWS) H/PJ-12.

Trong khi đó, khu trục hạm Atago Plus của Nhật Bản có hai hệ thống CIWS Phanlanx/Block 1B và một súng máy nòng xoáy phiên bản cải tiến, được điều khiển bằng radar tầm xa có khả năng đánh chặn tên lửa và tàu chiến nhỏ.

Tàu chiến của Trung Quốc có nhiều súng hơn, tuy nhiên tính hiệu quả chưa được kiểm chứng. Khu trục hạm của Nhật Bản trang bị ít súng hơn nhưng tính năng đã được kiểm nghiệm.

Cả hai loại khu trục này cùng dựa trên hệ thống hỏa lực tên lửa, với nhiều ống phóng tên lửa thẳng đứng được trang bị.

Khu trục 052D có thể được trang bị tên lửa đất đối không (SAM) HQ-9B, ngư lôi chống ngầm CY-5, tên lửa chống tàu YJ-18 như phiên bản tàu Klub của Nga.

Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ đánh giá 052D có thể sẽ được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất phiên bản DF-10.

052D có nhiều hệ thống phòng thủ hơn – bên cạnh tên lửa SAM, khu trục này còn có khả năng được trang bị loạt 4 tên lửa SAM tầm trung DK-10, 4 súng 30 mm, và H/PJ và các hệ thống chống tên lửa “phòng thủ điểm” FL-3000N.

Thậm chí 052D còn có một hệ thống chống ngầm bắn loạt 24 ngụy trang bí mật. Tuy nhiên đây có phải là những yếu tố tạo lợi thế phòng thủ của 052D trước Atago Plus?

Khả năng phòng vệ: 052D không phải là đối thủ

Ngoài khả năng tự bảo vệ, Atago Plus còn có khả năng bao quát phạm vi gây đe dọa rộng hơn để bảo vệ cho lực lượng thực thi nhiệm vụ. Các ống phóng của Atago Plus có thể mang máy bay tiêm kích đánh chặn tên lửa SM-2 Block IIA, tên lửa SAM SM-2MR, tên lửa SAM SM-6, và ASROC – một hệ thống tương tự CY-5. Vì lý do chính trị, Nhật Bản không sở hữu tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

Về khả năng tấn công tên lửa, 052D có lợi thế quyết định, với khả năng mang tổng cộng 64 ống phóng thẳng đứng tên lửa chống tàu. Atago Plus chỉ hạn chế tới 8 tên lửa chống tàu SSM-1B, tương tự như Harpoon của Mỹ.

Tàu khu trục 052D của Trung Quốc. Ảnh PLAN

052D giành chiến thắng về năng lực tấn công. Nó có thể tung ra đòn đánh tiêu diệt tàu địch rất uy lực. Trung Quốc sở hữu tên lửa hành trình và việc không bị hạn chế về chính trị nên 052D sở hữu năng lực tấn công mặt đất.

Về năng lực chia sẻ thông tin và kết nối mạng kỹ thuật số, 052D của Trung Quốc được trang bị hệ thống Kết nối Dữ liệu Tích hợp Tác chiến Hiệp đồng (JSIDS), tương tự như Link 16 mà Atago Plus của Nhật Bản được trang bị.

Như vậy, ngoại trừ vũ khí tấn công, 052D của Trung Quốc “ngang bằng” hoặc “kém hơn” so với Atago Plus của Nhật Bản. Hơn nữa, phiên bản nâng cấp với Năng lực Tác chiến Hiệp đồng (CEC) được ứng dụng từ công nghệ của Mỹ sẽ cho phép các khu trục hạm Atago Plus chia sẻ dữ liệu cảm ứng và cung cấp dữ liệu mục tiêu cho tên lửa.

Chẳng hạn, CEC sẽ cung cấp dữ liệu mục tiêu cho các tên lửa SM-6 của tàu Atago Plus – các mục tiêu này vốn nằm ngoài tầm quét của radar trang bị trên Atago Plus.

Tóm lại, tàu khu trục Atago Plus của Nhật Bản “tốt hơn” so với 052D của Trung Quốc. Atago Plus không chỉ đảm nhiệm tốt vai trò tự phòng vệ mà còn có thể bảo vệ các tàu khác theo yêu cầu nhiệm vụ. Với CEC, khu trục hạm Atago Plus có thể sử dụng cảm biến trên các tàu khác hoặc từ máy bay để gia tăng năng lực của mình.

Rõ ràng Atago Plus được đánh giá rất cao ở khả năng phòng vệ, mặc dù “tương đối yếu” ở năng lực tấn công, tuy nhiên với kế hoạch trang bị thêm hỏa lực tấn công thì khu trục này sẽ cải thiện khả năng tấn công tàu và các mục tiêu mặt đất từ xa.

Luyang III/052D là một khu trục hạm “chất lượng”, tuy nhiên hiện chưa kiểm chứng được tính hiệu quả của hệ thống radar và độ chính xác của tên lửa. Việc thiếu lộ trình nâng cấp sẽ là vấn đề lớn xét về dài hạn đối với 052D, tuy nhiên Trung Quốc hiện đang có kế hoạch đóng tàu khu trục lớp 055.

Trong bối cảnh xảy ra đối đầu trên biển, ít có khả năng Atago Plus và 052D “có thể gây sát thương đối phương” bằng tên lửa chống hạm, bởi vì cả hai đều được trang bị đầy đủ cho nhiệm vụ phòng vệ. Tuy nhiên, khi phải bảo vệ các tàu khác kèm theo thì Atago Plus của Nhật Bản sẽ giành ưu thế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khu trục hạm tối tân đầu tiên của Mỹ đến châu Âu
Khu trục hạm tối tân đầu tiên của Mỹ đến châu Âu

VOV.VN - Tàu USS Donald Cook sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống lá chắn tên lửa của châu Âu.

Khu trục hạm tối tân đầu tiên của Mỹ đến châu Âu

Khu trục hạm tối tân đầu tiên của Mỹ đến châu Âu

VOV.VN - Tàu USS Donald Cook sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống lá chắn tên lửa của châu Âu.

Mỹ điều khu trục hạm USS Donald Cook đến biển Đen
Mỹ điều khu trục hạm USS Donald Cook đến biển Đen

VOV.VN - Nga cho rằng tàu USS Donald Cook đến biển Đen để tham gia vào hạm đội tàu chiến của NATO tại đây.

Mỹ điều khu trục hạm USS Donald Cook đến biển Đen

Mỹ điều khu trục hạm USS Donald Cook đến biển Đen

VOV.VN - Nga cho rằng tàu USS Donald Cook đến biển Đen để tham gia vào hạm đội tàu chiến của NATO tại đây.

Iran có khu trục hạm tự chế đầu tiên ở biển Caspian
Iran có khu trục hạm tự chế đầu tiên ở biển Caspian

(VOV) - Iran hy vọng con tàu này sẽ góp phần giúp đất nước này củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực.

Iran có khu trục hạm tự chế đầu tiên ở biển Caspian

Iran có khu trục hạm tự chế đầu tiên ở biển Caspian

(VOV) - Iran hy vọng con tàu này sẽ góp phần giúp đất nước này củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực.