Mỹ - Ấn hợp tác xoay chuyển cán cân quyền lực tại châu Á

VOV.VN - Quyết định ký kết thỏa thuận hợp tác hậu cần quân sự với Mỹ của Ấn Độ đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong những ngày qua.
 

Ấn Độ sẽ không bị “thiệt thòi” so với Mỹ?

Dù Chính phủ Ấn Độ đã lên tiếng yêu cầu các nhà phân tích quốc phòng và quan sát chính trị không nên coi Thỏa thuận về Hợp tác Hậu cần (LEMOA) không phải là “một thỏa thuận quân sự”, việc Ấn Độ cho phép quân đội Mỹ được quyền tiếp cận các cơ sở hạ tầng quân sự của nước này vẫn khiến nhiều người không khỏi hoài nghi.

Các tàu Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung. Ảnh: Reuters

Một số chuyên gia cho rằng, thỏa thuận này không mang lại nhiều lợi ích cho Ấn Độ như so với Mỹ. Một chuyên gia phân tích quân sự hàng đầu của Ấn Độ nhận định: “Chính phủ Ấn Độ dường như chịu nhiều áp lực từ phía Mỹ mà không tính đến việc liệu LEMOA có đem lại lợi ích gì cho Ấn Độ hay không?”.

Chính vì thế, giới chức quân sự Ấn Độ đang ra sức giải thích vì sao họ tin rằng, một thỏa thuận về hậu cần quân sự với Mỹ sẽ mang lại lợi ích thiết thực nhất cho Ấn Độ.

Lời giải thích chung từ New Delhi đó là LEMOA là thỏa thuận “có điều kiện hết sức chặt chẽ” và lực lượng quân sự của hai bên chỉ được phép tiếp cận cơ sở hạ tầng và dịch vụ của đối tác trong những trường hợp được quy định cụ thể.

Tại cuộc họp báo ở Washington sau khi ký kết thỏa thuận này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã phải hết sức khó khăn khi giải thích rằng, thỏa thuận này không liên quan gì đến việc Mỹ có thể thiết lập các căn cứ quân sự tại Ấn Độ.

“Thỏa thuận này chỉ liên quan đến việc hỗ trợ hậu cần cho hạm đội của hai nước, bao gồm việc cung cấp nhiên liệu hoặc các trang thiết bị cần thiết cho các chiến dịch chung của hai bên”, ông Parrikar nhấn mạnh.

Căn cứ quân sự thường trực đã lỗi thời

Dù vậy, theo các chuyên gia, trong môi trường hàng hải hiện đại, bất kỳ “địa điểm” nào có thể hỗ trợ hậu cần đều có thể đóng vai trò là một căn cứ quân sự trong thời bình dù vẫn còn nhiều hạn chế.

Điều này là bởi công tác hậu cần giờ đã trở thành “mạch máu” chính trong các chiến dịch hải quân đương đại. Bất kỳ lực lượng hải quân nào muốn vươn ra đại dương đều phải có những “điểm dừng” để tiếp nhận hàng hóa và các trang thiết bị cần thiết nằm rải rác trên khắp thế giới.

Trên thực tế, các nước có nền hải quân hàng đầu thế giới như Mỹ, Nga và Trung Quốc đều rất ngại thiết lập các căn cứ thường trực tại những khu vực xa xôi bởi mục tiêu của họ trong việc duy trì sự hiện diện chiến lược tại một nơi nào đó là giảm thiểu được chi phí vận hành và bảo trì các căn cứ này.

Với hơn 800 căn cứ quân sự ở nước ngoài, có thể thấy, mạng lưới căn cứ của Mỹ trải rộng khắp toàn cầu, tuy nhiên, rất ít căn cứ được xây dựng theo kiểu căn cứ quân sự thường trực.

Để có thể hiểu tại sao các căn cứ quân sự thường trực không còn sức hấp dẫn như trước, cần phải lật lại lịch sử hình thành các căn cứ này. Các căn cứ Hải quân thường trực là sản phẩm của nước Anh vào thế kỷ 19 khi nước này đang thống trị trên biển và cần phải thiết lập một mạng lưới căn cứ quân sự thường trực trên khắp thế giới để duy trì ưu thế này.

Đến nửa sau của thế kỷ 20, Mỹ trở thành thế lực thống trị về quân sự trên toàn thế giới với hàng trăm căn cứ thường trực được thiết lập tại rất nhiều quốc gia. Mạng lưới căn cứ quân sự thường trực này được coi là cách để Mỹ duy trì áp lực cũng như ngăn chặn sự trỗi dậy của một cường quốc khác.

Tuy nhiên, dần dà, việc duy trì các căn cứ quân sự thường trực như thế này tỏ ra không còn hiệu quả nữa. Việc chiến tranh không còn xảy ra thường xuyên đã khiến nhu cầu duy trì các căn cứ quân sự thường trực trở nên ít bức thiết hơn. Hơn thế nữa, trong bối cảnh đang vấp phải sự phản đối từ bên trong về việc duy trì các căn cứ này tại châu Á, Chính phủ Mỹ buộc phải tính đến một sự lựa chọn thực tế hơn.

LEMOA sẽ giúp Mỹ đạt mục tiêu chiến lược

Chính việc duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài ở các nước khác không còn là giải pháp hiệu quả cho các vấn đề chiến lược của mình đã khiến Mỹ đặt ưu tiên cho việc ký kết các thỏa thuận hợp tác hậu cần với các nước khác, trong đó tập trung vào việc hiện diện quân sự một cách luân phiên thay vì thường trực như trước đây.

Trên thực tế, Mỹ sử dụng rất nhiều “biến thể” của cái gọi là Thỏa thuận Trao đổi Dịch vụ (ACSA)- hay thỏa thuận về việc hỗ trợ quân sự và dịch vụ, bao gồm thực phẩm, nhiên liệu, vận tải, đạn dược và trang thiết bị quân sự- đối với các thành viên NATO.

Dù các thỏa thuận này luôn được Mỹ và các đồng minh khẳng định là nhằm hỗ trợ các chiến dịch gìn giữ hòa bình và nhân đạo, không khó để nhận ra rằng, sự hiện diện của binh sĩ Mỹ tại các căn cứ ở nước ngoài là nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ.

Có thể thấy, Hải quân Mỹ hiện nay có thể thực hiện được hầu hết các chiến dịch của mình ở Biển Đông giống như Mỹ từng làm trước đây khi còn sử dụng các căn cứ quân sự thường trực- trong đó có 4 căn cứ quan trọng tại Philippines mà giờ Mỹ cũng đang chuyển thành các căn cứ mà binh sĩ Mỹ sẽ chỉ luân phiên hiện diện.

Không chỉ cho phép Mỹ hỗ trợ việc huấn luyện, tuần tra, trinh sát và tiến hành tập trận chung với các đối tác của mình, thỏa thuận hợp tác hậu cần quân sự còn cho phép Hải quân Mỹ gần như ngay lập tức có thể giúp đỡ các đồng minh của mình. Nói cách khác, LEMOA giúp Mỹ và các đồng minh tại châu Á có thể đạt được các mục tiêu chiến lược của mình.

Bàn cờ châu Á: Trung - Ấn ‘so găng’

(VOV) - Đằng sau những lời lẽ hoa mỹ, hai cường quốc vẫn tích cực “đấu ngầm”. Ấn Độ đã có hàng loạt bước đi nhằm giành thế thượng phong.

Trung Quốc không chịu ngồi yên

Tuy nhiên, Mỹ không phải là quốc gia duy nhất phải phụ thuộc vào các thỏa thuận hợp tác hậu cần quân sự để đạt được các mục tiêu chiến lược sâu rộng của mình. Trung Quốc cũng đang thực thi chiến lược tương tự.

Các căn cứ hậu cần của Trung Quốc tại Djibouti không chỉ hỗ trợ cho nước này trong các chiến dịch chống cướp biển tại đây mà còn giúp Hải quân Trung Quốc hiện diện thường xuyên tại Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, các căn cứ thương mại khác của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương cũng được xây dựng theo kiểu “lưỡng dụng” và có thể chuyển thành các cơ sở quân sự trong trường hợp xảy ra khủng hoảng trong khu vực.

Chính vì thế, việc Mỹ và Ấn Độ xích lại gần nhau trong vấn đề hợp tác hậu cần quân sự được cho là nhằm xoay chuyển cán cân quyền lực hiện tại tại châu Á. Điều này cho thấy, Mỹ không hề vì quyền lợi của mình mà đẩy Ấn Độ vào thế bất lợi. Thay vì thế, việc hợp tác với Mỹ sẽ giúp Ấn Độ mở rộng tầm hoạt động của mình tại Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập trận Mỹ-Ấn-Nhật trên Vịnh Bengal
Tập trận Mỹ-Ấn-Nhật trên Vịnh Bengal

VOV.VN - Tàu chiến, máy bay chiến đấu và binh sĩ của Ấn Độ, Nhật Bản cùng với Mỹ đang thực hiện cuộc tập trận hải quân Malabar 2015 tại Chennai, Ấn Độ.

Tập trận Mỹ-Ấn-Nhật trên Vịnh Bengal

Tập trận Mỹ-Ấn-Nhật trên Vịnh Bengal

VOV.VN - Tàu chiến, máy bay chiến đấu và binh sĩ của Ấn Độ, Nhật Bản cùng với Mỹ đang thực hiện cuộc tập trận hải quân Malabar 2015 tại Chennai, Ấn Độ.

Nhật-Mỹ-Ấn tập trận chung kiềm chế Trung Quốc
Nhật-Mỹ-Ấn tập trận chung kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN -Cuộc tập trận nhằm kiềm chế những hành động của Trung Quốc mở rộng ra khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Hoa Đông và quân sự hóa tại khu vực Biển Đông.

Nhật-Mỹ-Ấn tập trận chung kiềm chế Trung Quốc

Nhật-Mỹ-Ấn tập trận chung kiềm chế Trung Quốc

VOV.VN -Cuộc tập trận nhằm kiềm chế những hành động của Trung Quốc mở rộng ra khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Hoa Đông và quân sự hóa tại khu vực Biển Đông.

Căng thẳng Biển Đông đẩy Nhật-Philippines, Mỹ-Ấn xích gần nhau hơn
Căng thẳng Biển Đông đẩy Nhật-Philippines, Mỹ-Ấn xích gần nhau hơn

VOV.VN - Cả Nhật Bản, Mỹ, Philippines và Ấn Độ đều không khỏi quan ngại về những hoạt động cải tạo đảo nhằm thâu tóm Biển Đông gần đây của Trung Quốc.

Căng thẳng Biển Đông đẩy Nhật-Philippines, Mỹ-Ấn xích gần nhau hơn

Căng thẳng Biển Đông đẩy Nhật-Philippines, Mỹ-Ấn xích gần nhau hơn

VOV.VN - Cả Nhật Bản, Mỹ, Philippines và Ấn Độ đều không khỏi quan ngại về những hoạt động cải tạo đảo nhằm thâu tóm Biển Đông gần đây của Trung Quốc.

Mỹ - Ấn Độ tiến dần tới thỏa thuận hậu cần quân sự
Mỹ - Ấn Độ tiến dần tới thỏa thuận hậu cần quân sự

VOV.VN - Nguồn tin quan chức Mỹ cho biết, Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ nhằm hỗ trợ xây dựng tàu sân bay lớn nhất cho Ấn Độ.

Mỹ - Ấn Độ tiến dần tới thỏa thuận hậu cần quân sự

Mỹ - Ấn Độ tiến dần tới thỏa thuận hậu cần quân sự

VOV.VN - Nguồn tin quan chức Mỹ cho biết, Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ nhằm hỗ trợ xây dựng tàu sân bay lớn nhất cho Ấn Độ.