Mỹ định dùng bom hạt nhân để xoay chuyển cục diện Chiến tranh Việt Nam

Vào tháng 2/1966, các chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam của Mỹ thất bại và có ý kiến cho rằng vũ khí hạt nhân nên được sử dụng.

Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, mặc dù đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn chỉ dừng lại ở lời nói, song nó đã khiến một nhóm các cố vấn quốc phòng thực hiện nghiên cứu khả năng sử dụng bom nguyên tử ở Đông Nam Á. 

Mỹ đã liên tục tổ chức những đợt đánh bom dọc đường mòn Hồ Chí Minh.

Tác giả của nghiên cứu này là thành viên của JASON, hội đồng cố vấn đặc biệt của Lầu Năm Góc, và cuối cùng họ đã kết luận, sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam là điều không nên làm.

Hội đồng JASON là một nhóm rất có uy tín trong Bộ Quốc phòng Mỹ. Là những người giỏi nhất trong giới học thuật, ý kiến của họ được Lầu Năm Góc tôn trọng và họ có quyền tự do chọn đề tài nghiên cứu. 

Đầu năm 1966, bốn thành viên của JASON, bao gồm giáo sư hóa học Robert Gomer, nhà vật lý lượng tử Steven Weinberg, nhà vật lý phân tử Courtenay Wright và nhà toán học Freeman Dyson quyết định chọn đề tài nghiên cứu, đó là những cái được và mất trong việc sử dụng bom nguyên tử ở Việt Nam.

Theo ông Seymour Deitchman, người từng làm việc tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng và có liên hệ mật thiết với JASON, “những quan chức tham gia lên kế hoạch trong cuộc chiến mà tôi biết đã khá nhiều lần đề cập đến việc “thả vài quả bom nguyên tử” xuống những địa điểm chiến lược, ví dụ như đèo Mụ Giạ, tuyên đường đi xuyên qua những vùng núi dọc biên giới Việt Nam – Lào. Làm vậy sẽ phá hủy hoàn toàn những địa điểm trên”.

Ông Freeman Dyson nhớ lại: “Chúng tôi có ý định tiến hành nghiên cứu này khi nghe được những lời nói tại một bữa tiệc diễn ra vào mùa xuân năm 1966. 

Một quan chức quân sự cấp cao khá thân cận với Tổng thống Lyndon Johnson đã nói: “Có lẽ sẽ tốt hơn nếu chúng ta thỉnh thoảng ném vài quả bom nguyên tử xuống để khiến đối phương lung lay”. Chúng tôi không biết người đó đang nói đùa hay nói thật. Chúng tôi quyết định xem xét cái lợi và hại của việc này đề phòng ông ta có ý làm thật”.

Cả bốn người tham gia nghiên cứu với niềm tin rằng vũ khí hạt nhân sẽ chỉ khiến cuộc chiến này trở nên tàn khốc hơn. Nhưng vấn đề là, nếu họ bàn đến những vấn đề đạo đức xung quanh việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, họ sẽ có thể bị coi là “mềm yếu” và không đáng tin cậy. 

Vì vậy, họ bỏ qua những yếu tố đạo đức và tập trung hoàn toàn vào yếu tố quân sự. Ông Steven Weinberg nói rằng, quá trình phân tích “được thực hiện một cách chân thật và kết cục của nó giống với những gì mà chúng tôi đoán”.

Kết quả của cuộc nghiên cứu rất đáng chú ý. Mặc dù một nghiên cứu của viện RAND Corporation ước tính rằng một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược tương đương với 12 cuộc đánh bom thông thường, các cố vấn JASON kết luận rằng một chiến dịch rải thảm lớn bằng các máy bay được trang bị bom nguyên tử sẽ cần phải thực hiện 3.000 lần đánh bom trong một năm. Cho dù Mỹ có thể sản xuất nhiều loại vũ khí hạt nhân, họ cũng không thể sử dụng nhiều đến vậy.

Mặc dù sức công phá của các loại vũ khí này là không phải bàn cãi, kết quả đạt được vẫn không đủ. Trong một trân chiến lớn, các chuyên gia nhận định rằng mỗi quả bom nguyên tử sẽ chỉ giết chết được 100 binh sĩ. Với một lực lượng phân tán và luôn di chuyển trong rừng rậm, dùng vũ khí hạt nhân sẽ còn ít hiệu quả hơn.

Mặc dù Mỹ có thể sử dụng bom nguyên tử để phá hủy những con đường thuộc tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh hoặc đốt cháy nhiều cánh rừng, quân đội Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục làm đường mới. Mỹ sẽ phải liên tục ném bom hạt nhân để phá hoại và đảm bảo mức độ phóng xạ cần thiết.

Bom nguyên tử tỏ ra không hiệu quả đối với những đội quân du kích.

Các loại vũ khí hạt nhân có thể tiêu diệt các hệ thống địa đạo, nhưng việc này cần có độ chính xác cao. Cựu chuyên gia phân tích của CIA Daniel Ellsberg từng nói: “Nếu anh không tìm được mục tiêu cho B-52, anh cũng sẽ không có mục tiêu để tấn công hạt nhân”.

Cuối cùng, các cố vấn JASON kết luận rằng việc Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không thay đổi cục diện của cuộc chiến. Hơn nữa, nó sẽ để lại những hậu quả to lớn. Sử gia Alex Wellerstein nói rằng: “Kể từ sau Thế chiến II, Mỹ không muốn phạm vào điều cấm kỵ là dùng vũ khí hạt nhân, bởi một khi đã triển khai, Mỹ sẽ là nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất”.

Cuộc tấn công bằng bom nguyên tử ở Việt Nam có thể sẽ buộc Liên Xô hoặc Trung Quốc đáp trả. Liên Xô có thể sẽ cung cấp cho Việt Nam vũ khí hạt nhân để chống Mỹ. Loại vũ khí này, theo JASON, lại rất hiệu quả khi quân đội Mỹ thường đóng tại những căn cứ và cảng lớn, với quân số tập trung đông đảo.

Nếu một loại vũ khí có thể sánh với tên lửa MGR-1 Honest John hay súng phóng đầu đạn hạt nhân Davy Crockett nằm trong tay của Việt Nam, hậu quả sẽ rất lớn đối với Mỹ. “Nếu khoảng 100 loại đầu đạn có sức công phá 10 kiloton được bắn đến 70 mục tiêu trọng điểm của Mỹ cùng lúc, quân đội Mỹ tại Việt Nam sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn”, báo cáo viết.

Ngay cả khi Việt Nam quyết định chỉ phóng một số ít tên lửa cũng sẽ phá hoại khả năng chiến đấu của Mỹ tại Việt Nam. Hơn nữa, danh dự của Mỹ sẽ phải chịu tổn hại lớn. “Việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước nhìn chung sẽ khiến cộng đồng quốc tế và các nước đồng minh không hài lòng”, nghiên cứu kết luận.

Không những thế, một hậu quả khôn lường khác cũng xuất hiện. Việc Mỹ dùng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam để chống lại quân kháng chiến sẽ khiến nhiều nước trên thế giới chạy đua vũ trang, khi họ nhận thấy chỉ một nước có vũ khí hạt nhân của riêng mình mới có thể đương đầu với Mỹ. Điều đó sẽ khiến loại vũ khí này sẽ xuất hiện nhiều hơn. Viễn cảnh mà các đội quân du kích có trong tay vũ khí hạt nhân vẫn khiến nhiều người rùng mình.

Khi nhận được báo cáo này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thời đó là Robert McNamara đã phân phát nó cho từng người. Kể từ đó, gần như không ai còn tính đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam nữa. Những hi vọng rằng vũ khí hạt nhân sẽ không được dùng đến trong cuộc chiến của các cố vấn JASON đã thành công.

Cuộc Tổng tấn công Xuân Mậu thân 1968 đã cho thấy Việt Nam đã làm được gì với một đội quân thông thường đầy quyết tâm và tấn công với số lượng lớn. Nếu cả hai bên cùng sử dụng vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ đối diện với tình huống xấu nhất mà JASON đã nói đến.

Đã có người đề xuất sử dụng bom nguyên tử trong trận Khe Sanh, nhưng tất cả vẫn chỉ dừng lại ở lời nói. Mặc dù cuộc chiến ngày càng mang lại những kết quả không tốt, vũ khí hạt nhân không bao giờ được dùng đến.

Chiến tranh leo thang cũng khiến nhiều người dân Mỹ biểu tình phản đối.

Ngày nay vũ khí hạt nhân, vũ khí mạnh nhất trong lịch sử loài người lại không có mục đích nào khác ngoài việc ngăn chặn các nước khác sử dụng đến nó. 

Một vài người ở Washington, Moscow và Islamabad có thể coi chúng là loại vũ khí có sức công phá đáng nể và mong muốn sử dụng đến nó, nhưng báo cáo của JASON năm 1966 đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Việc “ném vài quả bom nguyên tử” luôn luôn là một ý tưởng tệ hại./.

>> Xem thêm: Mỹ định ném bom hạt nhân để giải cứu Điện Biên Phủ

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cây bonsai 390 tuổi sống sót thần kỳ sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật
Cây bonsai 390 tuổi sống sót thần kỳ sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật

Sức sống mãnh liệt ẩn trong cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật.

Cây bonsai 390 tuổi sống sót thần kỳ sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật

Cây bonsai 390 tuổi sống sót thần kỳ sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật

Sức sống mãnh liệt ẩn trong cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật.

Thiên thạch Nga mạnh gấp 30 lần bom nguyên tử Hiroshima
Thiên thạch Nga mạnh gấp 30 lần bom nguyên tử Hiroshima

(VOV) - Trước khi bốc cháy, thiên thạch này có đường kính lên đến 17 m và có thể nặng tới 10.000 tấn. 

Thiên thạch Nga mạnh gấp 30 lần bom nguyên tử Hiroshima

Thiên thạch Nga mạnh gấp 30 lần bom nguyên tử Hiroshima

(VOV) - Trước khi bốc cháy, thiên thạch này có đường kính lên đến 17 m và có thể nặng tới 10.000 tấn. 

Mỹ từng thoát khỏi thảm họa bom nguyên tử?
Mỹ từng thoát khỏi thảm họa bom nguyên tử?

VOV.VN - Nếu xảy ra thảm họa này, hàng triệu người dân Mỹ đã phải đương đầu với chết chóc.

Mỹ từng thoát khỏi thảm họa bom nguyên tử?

Mỹ từng thoát khỏi thảm họa bom nguyên tử?

VOV.VN - Nếu xảy ra thảm họa này, hàng triệu người dân Mỹ đã phải đương đầu với chết chóc.

Hình ảnh khoảnh khắc kinh hoàng khi bom nguyên tử dội xuống Hiroshima
Hình ảnh khoảnh khắc kinh hoàng khi bom nguyên tử dội xuống Hiroshima

VOV.VN - Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã được Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima. Chỉ trong tích tắc, thành phố này đã bị xóa sổ gần như hoàn toàn.

Hình ảnh khoảnh khắc kinh hoàng khi bom nguyên tử dội xuống Hiroshima

Hình ảnh khoảnh khắc kinh hoàng khi bom nguyên tử dội xuống Hiroshima

VOV.VN - Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã được Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima. Chỉ trong tích tắc, thành phố này đã bị xóa sổ gần như hoàn toàn.

Lốc xoáy ở Mỹ mạnh gấp nhiều lần bom nguyên tử Hiroshima
Lốc xoáy ở Mỹ mạnh gấp nhiều lần bom nguyên tử Hiroshima

Sức gió được ước lượng từ 320 km/giờ đến 337 km/giờ.

Lốc xoáy ở Mỹ mạnh gấp nhiều lần bom nguyên tử Hiroshima

Lốc xoáy ở Mỹ mạnh gấp nhiều lần bom nguyên tử Hiroshima

Sức gió được ước lượng từ 320 km/giờ đến 337 km/giờ.