Sợ bị căng mỏng, hải quân Mỹ chờ đợi sự chủ động của đồng minh NATO

VOV.VN - Để có thể hiện diện cùng lúc tại khắp các điểm nóng trên toàn cầu, Hải quân Mỹ sẽ phải đối diện với nguy cơ căng mỏng lực lượng.

Theo National Interest, các chuyên gia cho rằng, do khó có thể chuyển các trang thiết bị và binh sĩ từ nơi này đến nơi khác gần như cùng một lúc, Mỹ hoặc phải chấp nhận tăng chi phí về quốc phòng và an ninh để có thể hiện diện ở những khu vực mà các đồng minh của Mỹ cần nhất hoặc chấp nhận rủi ro tại một số khu vực nhất định.

Hải quân Mỹ. Ảnh: internet.

Một kịch bản được cho là nhiều khả năng xảy ra nhất là Mỹ sẽ vẫn tiếp tục thực thi các cách tiếp cận như vài năm gần đây, đó là tìm cách dàn mỏng lực lượng Hải quân trên diện rộng với tính toán rằng điều này là đủ để “răn đe” bất kỳ đối thủ nào tìm cách thách thức Mỹ.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, số lượng binh sĩ và trang thiết bị của Mỹ có thể đủ để “giương cờ lên” nhưng khó có thể đủ để tạo ra sự thay đổi mang tính quyết định trong cán cân quyền lực ở khu vực.

Theo đó, các tàu chiến của Mỹ không thể cùng lúc tham gia các hoạt động phòng thủ tên lửa, răn đe Nga rồi lại tiếp tục tìm cách ngăn chặn các mối đe dọa về an ninh có thể lan rộng ra.

Thách thức ở khắp nơi

Trên thực tế, Mỹ sẽ phải tìm ra cách để “tái cân bằng” hoặc “xoay trục” tại châu Âu, châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông. Tuy nhiên, điều này khiến Mỹ phải đau đầu giải quyết câu hỏi, làm thế nào để Mỹ có thể thực thi đầy đủ cam kết của mình đối với tất cả các khu vực nói trên. Khó khăn không chỉ đến từ việc đưa quân đến những khu vực đó mà còn ở việc các binh sĩ Mỹ sẽ được đồn trú ở đâu?

Tại châu Á, Mỹ sẽ phải tính đến việc cần tập trung quân đội ở đâu - Biển Đông, biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Nam Á hay ở Ấn Độ?

Trong khi đó, ở Trung Đông, thách thức đối với Mỹ đến từ tổ chức khủng bố IS ở Iraq và Syria, Vịnh Ba Tư, Bán đảo Arab, tình hình Ai Cập cũng như việc giải quyết tranh chấp lâu đời giữa Palestine và Israel.

Tại châu Âu, Mỹ sẽ phải chung tay giải quyết một vài cuộc khủng hoảng có thể gây ảnh hưởng đến khu vực như vấn đề người di cư, tình trạng bất đồng trong nội bộ của EU trong bối cảnh khó khăn về kinh tế. Ngoài ra, Mỹ còn phải đối mặt với Nga, một quốc gia có lợi thế về địa lý để có thể dàn quân ra nhiều khu vực cùng một lúc.

Vấn đề là, Mỹ không thể ưu tiên giải quyết thách thức nào trước cũng như rất khó để có thể xác định xem, vấn đề nào có thể bùng lên vào thời điểm cụ thể nào.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen được Mỹ điều đến tham gia tuần tra ở Biển Đông. Ảnh Hải quân Mỹ

Xoay mục tiêu liên tục

Trong vòng 2 năm qua, Mỹ chủ yếu tập trung vào “mối đe dọa” từ Nga đối với các quốc gia Baltic với nhận định rằng, Nga hoàn toàn có thể “đánh chớp nhoáng” các nước nói trên trước khi đối mặt với phản ứng từ các nước phương Tây là đồng minh của Mỹ.

Điều này dẫn đến việc Mỹ đã tăng dần đầu tư vào châu Âu cũng như tăng cường đối thoại với châu Âu về việc thay đổi cơ sở hạ tầng quân sự trong khu vực nhằm thể hiện được sức mạnh của Mỹ và đồng minh tại Trung và Đông Âu.

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không thể chú tâm vào Bắc Cực hay Biển Đen, nơi Nga đã tạo dựng được vị thế của mình hay tại Địa Trung Hải, nơi Trung Quốc cũng đã bắt đầu hiện diện.

Chiến đấu cơ Nga bay ngay phía trước tàu chiến Mỹ. Ảnh Reuters

Nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại rằng, mối đe dọa từ phía Nam- được cho là có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến EU và NATO- đang bị lờ đi bởi truyền thông nhắc quá nhiều đến khu vực Baltic.

Các chuyên gia cảnh báo: “NATO đang không chú ý đến một trong những vấn đề thiết thân đối với châu Âu. Nếu không thể vạch ra được các biện pháp hiệu quả để giải quyết những thách thức từ phía Nam, NATO có thể mắc phải sai lầm về mặt chiến lược”.

Chiến lược mà Mỹ theo đuổi trong những năm gần đây đã không mấy hiệu quả. Châu Âu đã trở nên rất bất ổn trong khi Mỹ không thể rút lui khỏi “vũng lầy” Trung Đông để dồn sức “tái cân bằng” tại châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Mỹ còn phải đối mặt với những thách thức đa dạng và chồng lấn tại các khu vực nói trên. Do không có một chiến lược chủ động và hiệu quả, Mỹ đang phải “vội vã” chạy từ cuộc khủng hoảng này đến một cuộc khủng hoảng khác.

Cần một chiến lược rõ ràng

Cách duy nhất giúp Mỹ thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay là vạch ra những ưu tiên cụ thể, trong đó nêu rõ những khu vực nào sẽ đóng vai trò quan trọng nhất đối với an ninh và lợi ích của Mỹ và chia sẻ với các đồng minh và đối tác của Mỹ về năng lực thực sự của nước này trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong khu vực.

Hội nghị Thượng đỉnh NATO diễn ra ở Warsaw vào thời điểm, rất nhiều đồng minh của Mỹ dù lên tiếng bày tỏ quan ngại về những mối đe dọa trong khối nhưng lại không muốn tăng chi tiêu quốc phòng và an ninh với suy nghĩ đơn giản là vào phút chót Mỹ sẽ lại “bỏ tiền túi ra chi”.

Suy nghĩ dựa dẫm này cần bị Mỹ xóa bỏ và Mỹ cần nêu rõ rằng, các đồng minh NATO cần phải chủ động hơn trong việc tự giải quyết các thách thức của bản thân.

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ thường tập trung toàn lực cho các cuộc khủng hoảng trong khu vực và sẵn sàng điều động một số lượng lớn binh sĩ nếu cần.

Giờ là lúc, Mỹ cần phải giúp thế giới hiểu rõ hơn về những suy tính chiến lược của mình để có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn những vấn đề cần phải được ưu tiên giải quyết ngay lập tức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ cân nhắc chuyển đổi cơ sở tên lửa Hawaii nhằm đối phó Triều Tiên
Mỹ cân nhắc chuyển đổi cơ sở tên lửa Hawaii nhằm đối phó Triều Tiên

VOV.VN - Năng lực “bom H” của Triều Tiên và tên lửa của Trung Quốc khiến Mỹ cân nhắc chuyển đổi nơi thử nghiệm tên lửa ở Hawaii thành cơ sở sẵn sàng chiến đấu.

Mỹ cân nhắc chuyển đổi cơ sở tên lửa Hawaii nhằm đối phó Triều Tiên

Mỹ cân nhắc chuyển đổi cơ sở tên lửa Hawaii nhằm đối phó Triều Tiên

VOV.VN - Năng lực “bom H” của Triều Tiên và tên lửa của Trung Quốc khiến Mỹ cân nhắc chuyển đổi nơi thử nghiệm tên lửa ở Hawaii thành cơ sở sẵn sàng chiến đấu.

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất hành tinh thời hiện đại
5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất hành tinh thời hiện đại

VOV.VN - Hiện nay có 5 hải quân được đánh giá là mạnh nhất hành tinh dựa trên cả các sứ mệnh truyền thống và các thách thức phi truyền thống.

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất hành tinh thời hiện đại

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất hành tinh thời hiện đại

VOV.VN - Hiện nay có 5 hải quân được đánh giá là mạnh nhất hành tinh dựa trên cả các sứ mệnh truyền thống và các thách thức phi truyền thống.

Xe tăng T-90 Nga trước đòn đánh của tên lửa chống tăng TOW Mỹ ở Syria
Xe tăng T-90 Nga trước đòn đánh của tên lửa chống tăng TOW Mỹ ở Syria

VOV.VN - Các xe tăng T-90 của Nga mới được gửi tới Syria có khả năng “sống sót” sau khi trúng phải tên lửa TOW do Mỹ sản xuất.

Xe tăng T-90 Nga trước đòn đánh của tên lửa chống tăng TOW Mỹ ở Syria

Xe tăng T-90 Nga trước đòn đánh của tên lửa chống tăng TOW Mỹ ở Syria

VOV.VN - Các xe tăng T-90 của Nga mới được gửi tới Syria có khả năng “sống sót” sau khi trúng phải tên lửa TOW do Mỹ sản xuất.

Nỗi ám ảnh giết người của lính Mỹ phụ trách phi cơ không người lái
Nỗi ám ảnh giết người của lính Mỹ phụ trách phi cơ không người lái

VOV.VN - Việc ngồi trước màn hình và điều khiển cỗ máy giết người - những chiếc phi cơ không lái đã ám ảnh tâm trí người lính Mỹ này đến tận khi đã giải ngũ.

Nỗi ám ảnh giết người của lính Mỹ phụ trách phi cơ không người lái

Nỗi ám ảnh giết người của lính Mỹ phụ trách phi cơ không người lái

VOV.VN - Việc ngồi trước màn hình và điều khiển cỗ máy giết người - những chiếc phi cơ không lái đã ám ảnh tâm trí người lính Mỹ này đến tận khi đã giải ngũ.

Mỹ có đủ khả năng phòng thủ nếu tên lửa Triều Tiên tấn công?
Mỹ có đủ khả năng phòng thủ nếu tên lửa Triều Tiên tấn công?

VOV.VN - Lầu Năm Góc thừa nhận, sẽ đến lúc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có thể bị tên lửa Triều Tiên “khoan thủng”.

Mỹ có đủ khả năng phòng thủ nếu tên lửa Triều Tiên tấn công?

Mỹ có đủ khả năng phòng thủ nếu tên lửa Triều Tiên tấn công?

VOV.VN - Lầu Năm Góc thừa nhận, sẽ đến lúc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có thể bị tên lửa Triều Tiên “khoan thủng”.