Tập trận dồn dập trên toàn cầu – đã đến lúc cần hành xử có trách nhiệm

VOV.VN - Thế giới chứng kiến hàng loạt cuộc tập trận diễn ra ở nhiều điểm nóng của thế giới như bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ Dương hay biển Baltic.

Điều đáng lo ngại là tần suất của các cuộc tập trận đang tỷ lệ thuận với những căng thẳng gia tăng trên thế giới. Khi các cuộc tập trận trở thành nguồn cơn của những bất ổn có thể vượt tầm kiểm soát, đã đến lúc các bên cần hành xử có trách nhiệm, để không dẫn tới những đổ vỡ mang tính hệ thống trên toàn cầu.


Mỹ cử thêm máy bay Đại bàng F-15C đến căn cứ của NATO ở Baltic ngày 30/8/2017. (ảnh: Reuters)

Không mấy khi các cuộc tập trận ở khắp nơi trên thế giới lại diễn ra dồn dập vào một thời điểm như hiện nay. Dĩ nhiên, các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn và có sức nóng nhất toàn cầu thì phải kể đến tập trận ở bán đảo Triều Tiên. 

Mỹ và Hàn Quốc vừa tiến hành cuộc tập trận kéo dài 10 ngày, huy động các vũ khí tối tân và gần 70.000 binh sỹ hai nước. Còn Triều Tiên ngày 2/9 vừa tiến hành tập trận giả định với mục tiêu là các đảo của Hàn Quốc.

Khu vực Ấn Độ Dương cũng đang dậy sóng, sau khi các tàu chiến Trung Quốc mới đây đã rầm rộ tập trận bắn đạn  thật ở vùng biển này, nhằm phô trương sức mạnh quân sự cũng như gửi thông điệp răn đe Ấn Độ, trong bối cảnh Trung- Ấn đang căng thẳng về vấn đề biên giới.

Cũng không thể không kể đến cuộc tập trận hải quân giữa Nga và Trung Quốc trên biển Baltic, với sự góp mặt của nhiều chủng loại tàu chiến và máy bay hiện đại, khiến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải dè chừng. Chưa hết, Nga và Belarus còn đang chuẩn bị cho một cuộc diễn tập quân sự rầm rộ vào tháng 9 tới ở khu vực Biển Đen.

Bất kỳ quốc gia nào khi tiến hành các động thái quân sự này đều tuyên bố mục đích của tập trận chỉ là phòng vệ, không nhằm châm ngòi cho xung đột, song thực tế thì không đơn giản như vậy.

Các cuộc tập trận từ trước tới nay luôn được hiểu như là thông điệp cứng rắn mà bên tiến hành tập trận gửi tới bên đối trọng. Chính vì thế, có tập trận là có trả đũa. Từ đó, đẩy căng thẳng giữa các bên liên quan leo thang, thậm chí có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Bán đảo Triều Tiên là ví dụ điển hình cho thực trạng này.

Năm nào cũng vậy, cứ đến hẹn lại lên, Mỹ- Hàn tiến hành tập trận chung bất chấp sự phản đối của Triều Tiên. Mỹ- Hàn cho rằng đã là hoạt động thường niên thì không có lý do gì để từ bỏ, trong khi Triều Tiên thì coi tập trận chẳng khác nào bước chuẩn bị cho chiến tranh. Các cuộc khẩu chiến kiểu này không khác gì câu chuyện “con gà-quả trứng”.

Vì tình hình căng thẳng nên phải tập trận phòng ngừa hay tập trận dẫn đến căng thẳng gia tăng?

Bên nào cũng có cái lý của mình. Bên nào cũng vì lợi ích quốc gia mình mà hành động chứ không để mắt tới ý nguyện của bên đối trọng. Đó là lý do các bên không thể tìm được sự nhượng bộ và xây dựng lòng tin lẫn nhau.

Có thể nói, các cuộc tập trận đang bị lạm dụng như một phương thức để phô trương sức mạnh và răn đe đối phương, mà không ai đếm xỉa đến hệ lụy khôn lường của nó là thúc đẩy chạy đua vũ trang tại các khu vực xung đột. Nguy hiểm hơn, nó có thể khơi mào cho một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp mà chỉ có thiệt hại chứ không bên nào thắng.

Phải thừa nhận một thực tế là đa phần các cuộc tập trận hiện nay đều do các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc hay liên minh quân sự hàng đầu thế giới như NATO… cầm trịch.

Một khi các “ông lớn” còn khúc mắc trong việc phân chia miếng bánh “quyền lực” tại các điểm nóng xung đột thì tình hình chưa thể lắng dịu. Nghĩa là tập trận giờ đây đang mở rộng về quy mô, cũng như tính chất phức tạp của nó.

Chẳng hạn như cuộc tập trận thường niên mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi” không chỉ dừng ở hợp tác Mỹ- Hàn mà Anh và Australia cũng đang muốn sát cánh với Mỹ, tham gia tập trận để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Trong bối cảnh an ninh thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng do động thái quân sự của các bên, đã đến lúc các nước ở thế đối trọng phải hành xử có trách nhiệm, tránh để các cuộc diễn tập bị mượn cớ cho việc khơi mào chiến tranh, phá vỡ cục diện ổn định chung của toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ vẫn tập trận, Triều Tiên nói “không” với đàm phán hạt nhân
Mỹ vẫn tập trận, Triều Tiên nói “không” với đàm phán hạt nhân

VOV.VN - Các tướng lính cấp cao của Mỹ đã bác bỏ lời kêu gọi tạm dừng hoặc giảm quy mô các cuộc tập trận chung giữa nước này và Hàn Quốc.

Mỹ vẫn tập trận, Triều Tiên nói “không” với đàm phán hạt nhân

Mỹ vẫn tập trận, Triều Tiên nói “không” với đàm phán hạt nhân

VOV.VN - Các tướng lính cấp cao của Mỹ đã bác bỏ lời kêu gọi tạm dừng hoặc giảm quy mô các cuộc tập trận chung giữa nước này và Hàn Quốc.

 Nga-Trung tập trận ở Baltic, Mỹ tuyên bố muốn bảo vệ khu vực
Nga-Trung tập trận ở Baltic, Mỹ tuyên bố muốn bảo vệ khu vực

VOV.VN - Mỹ muốn bảo vệ các đồng minh ở Baltic trong bối cảnh cuộc tập trận Hải quân của Nga với Trung Quốc đang diễn ra ở khu vực này.

 Nga-Trung tập trận ở Baltic, Mỹ tuyên bố muốn bảo vệ khu vực

Nga-Trung tập trận ở Baltic, Mỹ tuyên bố muốn bảo vệ khu vực

VOV.VN - Mỹ muốn bảo vệ các đồng minh ở Baltic trong bối cảnh cuộc tập trận Hải quân của Nga với Trung Quốc đang diễn ra ở khu vực này.

Không quân Hàn Quốc tập trận ném bom đáp trả Triều Tiên phóng tên lửa
Không quân Hàn Quốc tập trận ném bom đáp trả Triều Tiên phóng tên lửa

VOV.VN - Ngay sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản, Hàn Quốc đã cho không quân tập trận, sử dụng các trái bom nặng 1 tấn.

Không quân Hàn Quốc tập trận ném bom đáp trả Triều Tiên phóng tên lửa

Không quân Hàn Quốc tập trận ném bom đáp trả Triều Tiên phóng tên lửa

VOV.VN - Ngay sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản, Hàn Quốc đã cho không quân tập trận, sử dụng các trái bom nặng 1 tấn.

NATO sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận của Nga
NATO sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận của Nga

VOV.VN - Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố khối quân sự này sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận quân sự của Nga trong tháng tới.

NATO sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận của Nga

NATO sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận của Nga

VOV.VN - Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố khối quân sự này sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận quân sự của Nga trong tháng tới.

NATO theo dõi cuộc tập trận Zapad 2017 vì nghi bất thường
NATO theo dõi cuộc tập trận Zapad 2017 vì nghi bất thường

VOV.VN - Ngày 29/8, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc tập trận của nước này với Belarus có tên Zapad 2017 hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.

NATO theo dõi cuộc tập trận Zapad 2017 vì nghi bất thường

NATO theo dõi cuộc tập trận Zapad 2017 vì nghi bất thường

VOV.VN - Ngày 29/8, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc tập trận của nước này với Belarus có tên Zapad 2017 hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.