Bế mạc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11

VOV.VN -Trong hai ngày làm việc, các diễn giả đã cùng đánh giá hiện trạng tình hình Biển Đông trong thời gian qua.

Chiều nay, 7/11, tại Hà Nội, Hội thảo Quốc tế lần thứ 11 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì hòa bình và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS), và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) tổ chức tại Đà Nẵng, đã kết thúc tốt đẹp. 

Sau hai ngày làm việc tích cực trong không khí cởi mở, hữu nghị và thẳng thắn, nhiều bài phát biểu được trình bày và nhận được hàng trăm lượt thảo luận, trao đổi, trong đó đề cập trực diện những vấn đề nóng trên Biển Đông hiện nay và đưa ra những khuyến nghị thực chất.

Quang cảnh Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11.

Trong hai ngày làm việc, các diễn giả đã cùng đánh giá hiện trạng tình hình Biển Đông trong thời gian qua, từ đó kiến nghị nhiều giải pháp về xây dựng lòng tin, kiểm soát và giải quyết từng bước tranh chấp để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Nhiều học giả cho rằng, việc các nước gia tăng xây dựng lực lượng và quân sự hóa Biển Đông là nguy cơ bất ổn lớn nhất hiện nay và đang diễn ra nhanh chóng, không chỉ bởi sự gia tăng hiện diện các lực lượng trên mặt biển, mà cả dưới đáy biển và trên không. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại việc mở rộng triển khai các cơ sở lưỡng dụng dưới danh nghĩa các công trình dân sự ở Biển Đông. Bên cạnh đó, cạnh tranh tài nguyên biển, như nguồn cá và khai thác tài nguyên dầu khí là một nhân tố gây bất ổn và ảnh hưởng tới trật tự trong khu vực.

Bàn về giải pháp xây dựng lòng tin, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông thời gian tới, nhiều học giả cho rằng, các bên tranh chấp cần xem lại yêu sách của mình, từ bỏ các yêu sách thái quá, không phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; từ đó thu hẹp tranh chấp, tiến tới từng bước giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Các chuyên gia pháp lý tại Hội thảo nhấn mạnh các quy định của luật pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nghiêm cấm việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế.

Các học giả ghi nhận trong thời gian qua, các bên đã nỗ lực đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), tuy nhiên cảnh báo tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ mất nhiều thời gian. Nhiều đại biểu từ các nước ngoài khu vực mong muốn ASEAN và Trung Quốc tăng cường minh bạch tiến trình đàm phán, tôn trọng lợi ích hợp pháp của các nước ngoài khu vực. Bên cạnh Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, nhiều học giả cho rằng, các nước ASEAN có thể chủ động đề xuất các sáng kiến xây dựng các quy tắc ứng xử khác ở Biển Đông, như quy tắc ứng xử phòng chống va chạm không mong muốn ở trên không, hoặc chuẩn mực xử lý vấn đề rác thải nhựa ra biển.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông năm nay thu hút số lượng đại biểu tham dự lớn nhất từ trước tới nay với hơn 50 diễn giả là các chuyên gia, các học giả hàng đầu thế giới cùng hơn 250 các nhà nghiên cứu, các nhà ngoại giao của trong và ngoài nước.

Sau 10 năm tổ chức, các học giả đã có thể thảo luận với niềm tin lớn hơn về một hệ thống dựa trên luật lệ; nhiều khía cạnh pháp lý đã trở nên rõ ràng hơn, các học giả có nhận thức chung rằng luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng và thực thi đầy đủ. Việc tham dự của đông đảo các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà ngoại giao đến từ các nước trong và ngoài khu vực đã chứng tỏ tầm quan trọng, thể hiện tính lan tỏa trong tăng cường nhận thức vấn đề Biển Đông. Ngoài đa số các điểm đã đạt được đồng thuận, việc còn tồn tại những khác biệt trong đánh giá càng cho thấy yêu cầu tiếp tục chuỗi Hội thảo quốc tế trong những năm tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông
Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông

VOV.VN - ASEAN hay Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đều là những lựa chọn phù hợp để giải quyết các vấn đề hoà bình và an ninh thế giới, gồm Biển Đông.

Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông

Cơ chế đa phương có vai trò quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông

VOV.VN - ASEAN hay Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đều là những lựa chọn phù hợp để giải quyết các vấn đề hoà bình và an ninh thế giới, gồm Biển Đông.

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tìm các giải pháp cải thiện an ninh biển
Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tìm các giải pháp cải thiện an ninh biển

VOV.VN - Hội thảo Biển Đông đã trở thành một trong những diễn đàn an ninh khu vực uy tín để thảo luận các vấn đề có tầm quan trọng với hòa bình và phát triển.

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tìm các giải pháp cải thiện an ninh biển

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tìm các giải pháp cải thiện an ninh biển

VOV.VN - Hội thảo Biển Đông đã trở thành một trong những diễn đàn an ninh khu vực uy tín để thảo luận các vấn đề có tầm quan trọng với hòa bình và phát triển.

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông
Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông

VOV.VN - Theo ông Sebastian, thông qua việc triển khai chiến thuật vùng xám, Trung Quốc muốn giành quyền kiểm soát đối với cái gọi là lãnh thổ trên biển của họ.

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xung đột ở Biển Đông

VOV.VN - Theo ông Sebastian, thông qua việc triển khai chiến thuật vùng xám, Trung Quốc muốn giành quyền kiểm soát đối với cái gọi là lãnh thổ trên biển của họ.