Sức mạnh đáng gờm của trực thăng “hổ biết bay” Eurocopter Tiger

VOV.VN - “Niềm tự hào của châu Âu” Eurocopter Tiger (hổ biết bay) là sản phẩm của sự hợp tác giữa 3 nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Trực thăng Eurocopter Tiger là sản phẩm hợp tác giữa ba công ty Daimler Chrysler (Đức), Matra (Pháp) và CASA (Tây Ban Nha). Ảnh: realitymod.
EC-665 (hay còn được gọi là Tiger) là mẫu trực thăng tấn công đa năng động cơ kép do liên doanh Eurocopter thiết kế từ cuối những năm 1990. Ảnh: Airplane-Pictures.
Eurocopter Tiger bay thử lần đầu tháng 4/1991 và chính thức biên chế cho không quân các nước Tây Âu từ năm 2003. Ảnh: lilik.
Eurocopter Tiger là mẫu trực thăng đầu tiên của châu Âu được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu composite (80% vật liệu là sợi carbon được gia cường bằng polymer và Kevlar, với tỷ lệ thành phần là 11% nhôm và 6% titan). Ảnh: Helicopters - Airbus.
Eurocopter Tiger được tích hợp nhiều đặc điểm tiên tiến như dùng buồng lái kính, công nghệ tàng hình, linh hoạt cao cho phép tăng khả năng sống sót trên chiến trường. Ảnh: defencetalk.
Nó được xếp vào hàng trực thăng hạng trung, Tiger mang được lượng vũ khí tối đa 1.860 kg lắp trên 4 điểm treo cứng hay dưới cánh. Ảnh: Airliners.net.
Trên đỉnh cánh quạt 4 lá máy bay được lắp đặt hệ thống radar sóng mm để sục sạo mục tiêu mặt đất như trên các loại trực thăng AH-64D và Mi-28N. Ảnh: Pinterest.
Cánh quạt của Tiger cũng được làm bằng sợi thủy tinh, nhờ đó, có thể chống chịu tốt với các va đập và ảnh hưởng của vũ khí điện từ. Ảnh: Bundeswehr.
EC-665 Tiger được trang bị hệ thống tác chiến điện tử và biện pháp phòng vệ toàn diện, cảm biến cảnh báo radar, cảm biến cảnh báo laser, hệ thống phóng mồi bẫy, hệ thống định vị toàn cầu và các hệ thống phụ trợ khác... Ảnh: Defense Industry Daily.
Trực thăng được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục MTU Turbomeca Rolls-Royce MTR390 công suất 1.303 mã lực/chiếc. Ảnh: helicoptersphoto.
Tốc độ tối đa đạt 290km/h, trần bay 4.000 m, vận tốc leo cao 10,7m/s. Ảnh: Jetphotos.
Tầm hoạt động của  Eurocopter Tiger lên tới 800km, phạm vi hoạt động tối đa với các thùng nhiên liệu gắn ngoài là 1.300km. Ảnh: Jetphotos.
EC-665 Tiger có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian kéo dài 3 giờ 25 phút. Ảnh: Jetphotos.
Các điểm treo 2 bên cánh trực thăng có khả năng mang 8 tên lửa chống tăng HOT-2/3, AGM-114 Hellfire,TRIGAT LR, hệ thống vũ khí có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở cự ly 5-8km, 4 tên lửa không đối không tầm thấp Stinger hoặc 2 tên lửa Mistral, rocket không điều khiển 70mm. Ảnh: realitymod.
Ngoài ra, ở mũi máy bay có một tháp pháo 30mm GIAT 30 (với 450 viên đạn). Ảnh: Jetphotos.
Tính linh hoạt của Eurocopter Tiger được đánh giá cao và trực thăng này có khả năng chống chịu tốt các loại đạn súng máy phòng không 12,7mm, 14,5mm và đạn pháo phòng không 23mm. Ảnh: Jetphotos./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siêu trực thăng CH-53K King Stallion: “Vua ngựa thồ” đáng gờm của Mỹ
Siêu trực thăng CH-53K King Stallion: “Vua ngựa thồ” đáng gờm của Mỹ

VOV.VN - CH-53K King Stallion là trực thăng vận tải quân sự lớn nhất và nặng nhất mà quân đội Mỹ đang thử nghiệm và sắp được đưa vào biên chế.

Siêu trực thăng CH-53K King Stallion: “Vua ngựa thồ” đáng gờm của Mỹ

Siêu trực thăng CH-53K King Stallion: “Vua ngựa thồ” đáng gờm của Mỹ

VOV.VN - CH-53K King Stallion là trực thăng vận tải quân sự lớn nhất và nặng nhất mà quân đội Mỹ đang thử nghiệm và sắp được đưa vào biên chế.

Trực thăng AH-1Z Viper: “Rắn siêu độc” của Quân đội Mỹ
Trực thăng AH-1Z Viper: “Rắn siêu độc” của Quân đội Mỹ

VOV.VN - Không hổ danh là “rắn siêu độc”, trực thăng tấn công AH-1Z Viper đủ khả năng reo rắc nỗi khiếp đảm cho các mục tiêu của đối phương.

Trực thăng AH-1Z Viper: “Rắn siêu độc” của Quân đội Mỹ

Trực thăng AH-1Z Viper: “Rắn siêu độc” của Quân đội Mỹ

VOV.VN - Không hổ danh là “rắn siêu độc”, trực thăng tấn công AH-1Z Viper đủ khả năng reo rắc nỗi khiếp đảm cho các mục tiêu của đối phương.