Bệnh máu khó đông không được phát hiện, sẽ nguy hiểm như thế nào?

VOV.VN -Tại Việt Nam, ước tính có trên 6.200 người mắc hemophilia (máu khó đông). Trong đó, chỉ có khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị.

Theo thống kê, trên thế giới cứ 1.000 người lại có 1 người mắc các rối loạn chảy máu. Rối loạn chảy máu là một nhóm bệnh có biểu hiện chảy máu kéo dài, lâu cầm mà nguyên nhân do cơ thể người bệnh có khó khăn trong việc tạo ra cục máu đông.

Việc chẩn đoán và điều trị rối loạn chảy máu có những khoảng cách khác biệt rất lớn giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới. Một số ít người bệnh được chẩn đoán từ khi còn rất trẻ và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế suốt cuộc đời, trong khi đó, phần lớn người bệnh vẫn chưa được phát hiện, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Điều này dẫn tới những hệ quả không mong muốn đối với người bệnh như suy nhược, đau đớn, những biến chứng và tổn thương khớp vĩnh viễn, hoặc nặng hơn là tử vong do chảy máu ở những vị trí nghiêm trọng.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam.

Tại Việt Nam, ước tính có trên 6.200 người mắc hemophilia (máu khó đông) trong đó mới chỉ có khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Hiện cả nước có 7 cơ sở chính điều trị và quản lý bệnh hemophilia, trong đó Trung tâm Hemophilia viện Huyết học – Truyền máu Trung ương có thể cung cấp được dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người bệnh một cách thường xuyên.

Thông qua lễ kỷ niệm Ngày Hemophilia Thế giới năm nay 17/4, Liên đoàn Hemophilia Thế giới mong muốn làm nổi bật tầm quan trọng của việc chủ động phát hiện và chẩn đoán cho người bệnh rối loạn chảy máu trên thế giới.

Các chuyên gia y tế cho rằng, nếu được phát hiện sớm và quản lí tốt người bệnh hoàn toàn có thể sống như người bình thường.

Được triển khai thực hiện từ năm 2003 tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, chương trình “Lần theo dấu vết” đã trở thành công cụ tích cực trong phát hiện, chẩn đoán bệnh nhân mới và người mang gen hemophilia trong cộng đồng. Từ việc phân tích phả hệ của người bệnh đã được chẩn đoán, dựa trên cơ chế di truyền bệnh, các cán bộ y tế có thể xác định được thành viên nào trong gia đình có khả năng bị bệnh và có khả năng mang gen để chủ động làm các xét nghiệm chẩn đoán. Đến nay, đã có gần 300 người bệnh hemophilia và hàng trăm phụ nữ mang gen đã được phát hiện thông qua chương trình này.

Theo TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho biết, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh rối loạn chảy máu có sức khỏe tốt, góp phần hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có cho người bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam có 30.000 người mang gen bệnh máu khó đông
Việt Nam có 30.000 người mang gen bệnh máu khó đông

VOV.VN - Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Việt Nam hiện có hơn 30.000 phụ nữ mang gene bệnh này và chỉ truyền bệnh cho con trai.

Việt Nam có 30.000 người mang gen bệnh máu khó đông

Việt Nam có 30.000 người mang gen bệnh máu khó đông

VOV.VN - Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Việt Nam hiện có hơn 30.000 phụ nữ mang gene bệnh này và chỉ truyền bệnh cho con trai.

Người bị bệnh rối loạn đông máu Hemophilia sẽ được hỗ trợ nhiều hơn
Người bị bệnh rối loạn đông máu Hemophilia sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

VOV.VN - TP HCM số bệnh nhân Hemophilia phát hiện mới khoảng trên 80 người mỗi năm. Chi phí thuốc điều trị khoảng từ 50 đến 70 triệu đồng/tháng

Người bị bệnh rối loạn đông máu Hemophilia sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

Người bị bệnh rối loạn đông máu Hemophilia sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

VOV.VN - TP HCM số bệnh nhân Hemophilia phát hiện mới khoảng trên 80 người mỗi năm. Chi phí thuốc điều trị khoảng từ 50 đến 70 triệu đồng/tháng