Chống dị ứng nổi mề đay: Ăn, mặc, ở thế nào?

VOV.VN - Để phòng tránh dị ứng nổi mề đay, chúng ta cần mặc ấm về mùa lạnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên kiểm tra chức năng gan, thận…

Anh Nguyễn Văn B. (ở Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, 2 năm nay hễ thời tiết giao mùa, anh lại bị mẩm ngứa ở cánh tay, chân và lưng. Các nốt sẩn cỡ vài mm nhưng rất ngứa và khó chịu, đặc biệt về chiều và đêm. Anh B. càng gãi thì các chấm đỏ càng lan rộng.

Mỗi lần như vậy, anh B. đều phải sử dụng thuốc chống dị ứng nhưng có các tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung. Gần đây, anh B. đi khám sức khỏe và được các bác sỹ chẩn đoán bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết.   

Bác sỹ chuyên khoa II Phạm Quốc Toán

Theo bác sỹ chuyên khoa II Phạm Quốc Toán, nguyên giảng viên chính trường Đại học Y Hà Nội một số người bị dị ứng nổi mề đay khi thời tiết giao mùa, đặc biệt từ mùa nóng sang mùa lạnh, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, cần điều trị kịp thời tránh trở thành mạn tính.

Cũng theo bác sỹ Toán, người bệnh bị dị ứng nổi mề đay do nhiều nguyên nhân khác như: Dị ứng với một số loại hải sản ghẹ, tôm, sứa, nhộng tằm…; dị ứng với các chất phụ gia, các chất hóa học bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm, sơn, khói lò than…; dị ứng các loại thuốc, bụi phấn hoa, lông động vật.

Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân dị ứng nổi mề đay do yếu tố tinh thần. Bên cạnh đó, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính cũng dễ gây dị ứng nổi mề đay mạn tính.

Bác sỹ Toán khẳng định, dị ứng nổi mề đay là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đặc biệt, bệnh hay xuất hiện ở những người mẫn cảm với một số loại thức ăn, hoặc mùi lạ.

Các triệu chứng chính của dị ứng nổi mề đay gồm ngứa trên da, gây khó chịu cho người bệnh, kèm theo nóng rát, nếu gãi gây tổn thương xước da bội nhiễm thành mụn mủ. Các nốt sẩn, phù trên mặt da có hình tròn đường kính từ vài mm đến vài cm, màu hồng nhạt, sờ thấy da vùng đó căng. Các nốt sẩn, phù có thể ở một vài nơi trên cơ thể, có thể ở rải rác khắp cơ thể. Nốt sẩn, phù sẽ tự lặn, không để lại tổn thương trên da nếu người bệnh không gãi xước da. Vết sẩn, phù có thể nổi ở chỗ này, lặn ở chỗ khác.

Đáng chú ý, nếu các nốt dị ứng nổi mề đay xuất hiện ở đường hô hấp gây khó thở chảy nước mũi, ho. Nếu nốt sẩn xuất hiện ở niêm mạc dạ dày gây đau quặn bụng từng cơn, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt có trường hợp bệnh nhân bị phù nề thanh quản, khí phế quản, gây khó thở nặng dẫn đến suy hô hấp cần được cấp cứu kịp thời.

Một số người bị dị ứng nổi mề đay kèm theo sốt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau nhiều khớp, thay đổi huyết áp, nhịp tim cần được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Cánh tay của bệnh nhân bị dị ứng nổi mề đay (Ảnh: Internet)

Ăn, mặc, ở thế nào?

Bác sỹ chuyên khoa II Phạm Quốc Toán khẳng định, để phòng chống dị ứng nổi mề đay, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Mặc ấm về mùa lạnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với lạnh đột ngột.

- Nếu bệnh nhân từng bị dị ứng nổi mề đay do ăn hải sản thì nên hạn chế ăn các loại thức ăn như tôm, cua, ốc, ghẹ….

- Phụ nữ dùng mỹ phẩm phải lựa chọn loại phù hợp với mình.

- Khi tiếp xúc với hóa chất, mỗi người cần đeo khẩu trang, đeo kính, mặc quần áo bảo hộ đầy đủ.

- Giữ gìn chỗ ở và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh để côn trùng cắn.

- Khi bệnh nhân sử dụng bất kỳ loại thuốc nào phải theo sự hướng dẫn của bác sỹ, không dùng tùy tiện, nếu có dấu hiệu dị ứng thuốc phải dừng ngay và xin tư vấn của bác sỹ.

- Hàng năm, chúng ta nên kiểm tra chức năng gan, thận, nếu có dấu hiệu suy giảm cần điều trị kịp thời vì gan thận có chức năng thải các độc tố ra ngoài cơ thể giúp phòng chống bệnh, trong đó có dị ứng nổi mề đay.

- Hạn chế dùng bia, rượu, nước có ga, tích cực luyện tập nâng cao sức khỏe để phòng chống bệnh tật.

- Nếu bị dị ứng nổi mề đay phải dùng thuốc Tây y nên theo sự hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng, thời gian uống vì các thuốc chống dị ứng thường gây buồn ngủ, giảm sự tập trung nên người bệnh dùng tùy tiện sẽ không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và làm việc trên cao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những sai lầm làm cho cơm nguội trở thành thuốc độc
Những sai lầm làm cho cơm nguội trở thành thuốc độc

VOV.VN - Bảo quản cơm nguội không đúng cách nếu ăn vào có khi gây ngộ độc hoặc ung thư dạ dày.

Những sai lầm làm cho cơm nguội trở thành thuốc độc

Những sai lầm làm cho cơm nguội trở thành thuốc độc

VOV.VN - Bảo quản cơm nguội không đúng cách nếu ăn vào có khi gây ngộ độc hoặc ung thư dạ dày.

Quả thanh long có những công dụng chữa bệnh ít người biết
Quả thanh long có những công dụng chữa bệnh ít người biết

VOV.VN -Quả thanh long có tính mát, rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.

Quả thanh long có những công dụng chữa bệnh ít người biết

Quả thanh long có những công dụng chữa bệnh ít người biết

VOV.VN -Quả thanh long có tính mát, rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.

Khi ăn quả sấu cần nhớ những điều này
Khi ăn quả sấu cần nhớ những điều này

VOV.VN - Quả sấu không chỉ là nguyên liệu chính của món nước thanh mát giải nhiệt mùa hè mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chữa được nhiều bệnh…

Khi ăn quả sấu cần nhớ những điều này

Khi ăn quả sấu cần nhớ những điều này

VOV.VN - Quả sấu không chỉ là nguyên liệu chính của món nước thanh mát giải nhiệt mùa hè mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chữa được nhiều bệnh…

Những sai lầm phổ biến khi nấu nướng có thể làm hỏng món ăn
Những sai lầm phổ biến khi nấu nướng có thể làm hỏng món ăn

VOV.VN -Bạn đã làm món ăn theo các hướng dẫn một cách chặt chẽ, với tỷ lệ đúng theo công thức... nhưng kết quả khác xa mong đợi. Vậy lý do là gì?

Những sai lầm phổ biến khi nấu nướng có thể làm hỏng món ăn

Những sai lầm phổ biến khi nấu nướng có thể làm hỏng món ăn

VOV.VN -Bạn đã làm món ăn theo các hướng dẫn một cách chặt chẽ, với tỷ lệ đúng theo công thức... nhưng kết quả khác xa mong đợi. Vậy lý do là gì?