Chứng ái kỷ (quá yêu bản thân) là một dạng rối loạn nhân cách

Chứng ái kỷ - hay còn gọi là quá yêu bản thân - khá phổ biến ở giới trẻ. Sau đây là những biểu hiện.

Luôn muốn là trung tâm của sự chú ý

TS- Nhà tâm lý Joseph Burgo viết trong cuốn The Narcissist You Know rằng yêu bản thân thái quá là một trạng thái không bình thường của nhân cách, biểu hiện qua việc ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong lĩnh cực và thiếu sự đồng cảm với người khác.

Đây là một dạng rối loạn nhân cách hay còn được gọi là bệnh ái kỷ. Những người này thường lúc nào cũng muốn nói về mình, và luôn thổi phồng thành tích của họ. Họ có xu hướng thêu dệt những câu chuyện của bản thân để gây ấn tượng với mọi người. Họ phác họa mình là một cố vấn đáng tin cậy của ông chủ, là người linh hoạt nhất trong đám đông, là người nổi bật  nhất ở mỗi cuộc vui. Nhưng thật sự mục đích của việc vực dậy một phiên bản lý tưởng của bản thân chỉ để thoát khỏi sự sợ hãi không thể chấp nhận được, họ không thực sự hoàn hảo như vậy.

Có thói quen đưa ra lời khuyên

Người ái kỷ luôn tự cao, tự đại thường cố gắng chứng minh kiến thức và cái nhìn sâu sắc vượt trội của mình với mọi người. Họ có thể đưa ra lời khuyên bất cứ lúc nào, bất cứ hoàn cảnh bào, từ những điều rất nhỏ nhặt như giới thiệu những nhà hàng tốt nhất ở đâu? nên ăn gì ở đó... hoặc chia sẻ sự khôn ngoan thông qua các lời nói mang tính đầy triết lý.

Ghét chờ đợi

Sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội đang làm lo ngại về sự bùng phát "đại dịch ái kỷ" - yêu bản thân quá mức, mà việc tự chụp ảnh (selfie) và đếm like cho những thông tin của mình trên mạng xã hội chính là một biểu hiện. Khi bạn cảm thấy chán nản, buồn bã nếu ai đó không hồi đáp ngay lập tức thư từ, tin nhắn hay bình luận một điều gì đó bạn vừa đưa lên Facebook? hoặc luôn cảm thấy mình xứng đáng được đối xở đặc biệt, cho dù đang ngồi chơi với bạn bè?... bạn có khả năng trở thành tuýp người yêu bản thân thái quá.

Tham vọng không có giới hạn

Những người bị rối loạn nhan cách theo kiểu yêu mình thái quá có xu hướng tin rằng họ rất đặc biệt, là tinh hoa của xã hôi và xứng đáng có được những gì tốt nhất. Họ muốn được liên kết với "địa vị cao" và thậm chí coi thường bất cứ ai không cùng "đẳng cấp" với họ.

Luôn nghĩ mình quyến rũ

Những người bị bệnh ái kỷ luôn nghĩ mình có sở trường làm cho người khác cảm thấy mình quan trọng. Ai gặp họ cũng có thể bị say nắng bởi họ có khả năng quyến rũ rất mãnh liệt.

Thích chiến thắng

Trong thế giới quan của một người bị bệnh ái kỷ, bảo giờ họ cũng khao khát là kẻ chiến thắng trong hầu hết mọi lĩnh vực: trên sân tennis, trong phòng làm việc, thậm chí trong các hoạt động xã hội. Trong một nhiệm vụ nào đõ, người yên bản thân thái quá không ngừng chứng minh sự thống trị của họ và cảm thấy rất khó khăn để ăn mừng thành công của người khác.

Luôn giữ mối hận thù

Một trong những đặc trưng phổ biến của những người bị bênh ái kỷ là họ quan tâm sâu sắc về việc duy trì hình ảnh lý tưởng của bản thân và khó chịu trước bất kỳ lời phê bình chỉ trích hay xúc phạm người khác. Khi gặp phải sự chỉ trích, họ cảm thấy đó là một cuộc tấn công mang tính chất cá nhân và khó lòng quên được điều đó. Họ sẽ vô cùng tức giận và tìm cách trả thù, ở dạng này hay cách khác.

Không bao giờ nhận lỗi

Hãy tự hỏi có bao giờ bạn tự hỏi mình sai, sau đó tìm cách xin lỗi và khắc phục. Nếu vậy, không có gì để bàn nhưng đối với người yêu bản thân quá mức, họ sẽ có sẵn một kịch bản với những câu đại loại như: Vì anh/chị đối xử với tôi như thế này, thế nọ nên tôi mới thế. Hoặc anh/chị chỉ có mục đích chọc giận tôi, đả kích tôi...

Người bị bệnh ái kỷ luôn từ chối trách nhiệm cho những sai lầm của mình và thường đổ lỗi cho người khác. Ngay cả trong các mối quan hệ cá nhân gần gũi, họ cũng luôn muốn là người chiến thắng và làm mọi cách để giành được phần thắng về mình.

Thiếu đồng cảm, không có khả năng hiểu được cảm xúc của người khác là một đặc điểm điển hình của chứng yêu bản thân quá mức. Những người này luôn mong đợi người khác phải xoay quanh nhu cầu của họ, nhưng lại từ chối làm điều tương tự cho bất cứ ai. Điều đó có nghĩa là, để có được những gì họ muốn, họ không cảm thấy áy náy hay cắn rứt khi bắt nạt hay chèn ép người khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ra mắt phần mềm giúp phát hiện chứng tự kỷ tại Việt Nam
Ra mắt phần mềm giúp phát hiện chứng tự kỷ tại Việt Nam

VOV.VN - Phần mềm này giúp các bậc cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu về chứng tự kỷ ở con mình...

Ra mắt phần mềm giúp phát hiện chứng tự kỷ tại Việt Nam

Ra mắt phần mềm giúp phát hiện chứng tự kỷ tại Việt Nam

VOV.VN - Phần mềm này giúp các bậc cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu về chứng tự kỷ ở con mình...

Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị tự kỷ
Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị tự kỷ

VOV.VN - BS Lê Công Thiện: Trẻ không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi, không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi, chỉ tay, vẫy tay gia đình nên gặp bác sĩ.

Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị tự kỷ

Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị tự kỷ

VOV.VN - BS Lê Công Thiện: Trẻ không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi, không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi, chỉ tay, vẫy tay gia đình nên gặp bác sĩ.