Giúp trẻ mau bình phục sau viêm phổi

Theo BS Trần Thu Thủy: Vỗ lồng ngực cần thực hiện vỗ khi dạ dày rỗng, tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn.

Theo BS Trần Thu Thủy (Bệnh viện Nhi Trung ương), khi trẻ mắc bệnh viêm phổi, phụ huynh nên dùng liệu pháp vỗ lồng ngực kết hợp với dẫn lưu tư thế giúp các chất xuất tiết ứ đọng trong phổi thoát ra ngoài, phổi thông thoáng và trẻ mau bình phục hơn. 

Có thể vỗ lồng ngực nhiều lần trong ngày. Khi vỗ lồng ngực cần thực hiện lần lượt theo các bước: Phủ một tấm vải mỏng lên người bé (nếu bé cởi trần), tránh vỗ trực tiếp vào da. Gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại.

Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Khi vỗ vào lồng ngực, bạn sẽ nghe thấy âm thanh rỗng bồm bộp do khí bị kẹt giữa lòng bàn tay khum và lồng ngực gây ra. Nếu âm thanh phát ra bèn bẹt, giống như khi vỗ tay, thì cần kiểm tra lại vì có thể bàn tay bạn cong chưa đủ. Vỗ đúng cách không hề gây đau.

Khi vỗ lồng ngực, bạn chỉ cần di chuyển cổ tay chứ không di chuyển cánh tay và vai. Vỗ bên trái rồi sang bên phải. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống. Tiếp tục vỗ dứt khoát và đều đặn, nhưng không quá mạnh, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực.

Ho làm thông thoáng đường thở, đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi. Với trẻ lớn, yêu cầu các cháu ho sau khi được vỗ ở từng khu vực. Khi trẻ chưa ngừng ho thì chưa được vỗ tiếp.

Thực hiện các bước sau: Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước; hít vào; mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng; hít vào lần nữa. Tiếp tục ho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng.

Để giúp đờm dãi thoát ra ngoài dễ dàng, người ta đặt trẻ ở những tư thế có thể tận dụng lực hút trái đất, tạo điều kiện cho chất xuất tiết dịch chuyển từ các nhánh phế quản nhỏ ra khí quản. Sau đó chất tiết được hút từ hầu họng hoặc được trẻ ho bật ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Viêm phổi và cách phòng tránh
Viêm phổi và cách phòng tránh

VOV.VN - Người già và trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh này, cho nên cách phòng tránh tốt nhất là nên đi tiêm phòng cúm 1 lần/năm.

Viêm phổi và cách phòng tránh

Viêm phổi và cách phòng tránh

VOV.VN - Người già và trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh này, cho nên cách phòng tránh tốt nhất là nên đi tiêm phòng cúm 1 lần/năm.

Cứu sống bệnh nhân bị viêm phổi nặng do cúm AH3
Cứu sống bệnh nhân bị viêm phổi nặng do cúm AH3

Bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống một bệnh nhân bị viêm phổi nặng do cúm AH3 bằng kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO).

Cứu sống bệnh nhân bị viêm phổi nặng do cúm AH3

Cứu sống bệnh nhân bị viêm phổi nặng do cúm AH3

Bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống một bệnh nhân bị viêm phổi nặng do cúm AH3 bằng kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO).

Cẩn thận bệnh viêm phổi ở trẻ em
Cẩn thận bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân, khi thời tiết thay đổi, trời lạnh, độ ẩm cao.

Cẩn thận bệnh viêm phổi ở trẻ em

Cẩn thận bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân, khi thời tiết thay đổi, trời lạnh, độ ẩm cao.

Đã có 108 ca tử vong liên quan đến mắc sởi và viêm phổi
Đã có 108 ca tử vong liên quan đến mắc sởi và viêm phổi

VOV.VN - Từ đầu vụ dịch đến nay đã có 108 trường hợp tử vong có liên quan đến mắc sởi và viêm phổi.

Đã có 108 ca tử vong liên quan đến mắc sởi và viêm phổi

Đã có 108 ca tử vong liên quan đến mắc sởi và viêm phổi

VOV.VN - Từ đầu vụ dịch đến nay đã có 108 trường hợp tử vong có liên quan đến mắc sởi và viêm phổi.

Dầu hạt cải, đậu nành có thể gây viêm phổi, suyễn?
Dầu hạt cải, đậu nành có thể gây viêm phổi, suyễn?

Những nước có tỉ lệ người dân bị bệnh hen suyễn thấp là do họ thường sử dụng dầu ôliu và dầu hướng dương.

Dầu hạt cải, đậu nành có thể gây viêm phổi, suyễn?

Dầu hạt cải, đậu nành có thể gây viêm phổi, suyễn?

Những nước có tỉ lệ người dân bị bệnh hen suyễn thấp là do họ thường sử dụng dầu ôliu và dầu hướng dương.

Đầu bút bi rơi vào đường thở, bé 7 tuổi bị viêm phổi
Đầu bút bi rơi vào đường thở, bé 7 tuổi bị viêm phổi

VOV.VN - Các bác sĩ phát hiện một di vật dạng đường ống trong lòng phế quản thùy dưới bên phải của một bé trai 7 tuổi dẫn đến viêm phổi kéo dài.

Đầu bút bi rơi vào đường thở, bé 7 tuổi bị viêm phổi

Đầu bút bi rơi vào đường thở, bé 7 tuổi bị viêm phổi

VOV.VN - Các bác sĩ phát hiện một di vật dạng đường ống trong lòng phế quản thùy dưới bên phải của một bé trai 7 tuổi dẫn đến viêm phổi kéo dài.