Vì sao PISA của Việt Nam cao nhưng chất lượng nhân lực còn thấp?

VOV.VN-PISA của Việt Nam cao nhưng chất lượng nhân lực còn thấp là vì đã có khoảng cách khá lớn về chất lượng giữa giáo dục phổ thông với đại học.

Tại Hội thảo tham vấn chiến lược giáo dục Đại học (ĐH) Việt Nam do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 29/3 tại Hà Nội, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, nền giáo dục Việt Nam đã được ghi nhận mang tầm quốc tế ở bậc phổ thông.

Đó là chỉ số đánh giá năng lực học sinh quốc tế (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố cho thấy, học sinh Việt Nam ở tuổi 15 có năng lực cao hơn mức trung bình của các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, có một nghịch lý là chất lượng học sinh sau khi lên bậc ĐH và khi bước ra thị trường lao động thì chưa tốt như mong đợi.

Kết quả PISA của Việt Nam so với điểm trung bình của OECD ở 3 lĩnh vực Khoa học, Đọc hiểu và Toán học

Theo ông Ousmane Dione, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là vì Việt Nam đã có khoảng cách giữa giáo dục phổ thông với ĐH. Vì vậy, đến lúc Việt Nam cần cân nhắc một cuộc cải cách lớn để nâng cao chất lượng nhân lực, xây dựng năng lực nghiên cứu sáng tạo đáp ứng nền kinh tế đang đi lên. Bởi lẽ, những chỉ số như mức lương, khả năng có việc làm chính thức, chất lượng lao động đa phần phụ thuộc vào giáo dục bậc ĐH.

Công việc của Việt Nam là phải tranh thủ tận dụng chất lượng của bậc giáo dục phổ thông để  tạo nền tảng cho phát triển giáo dục ĐH.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Việt Nam phải tìm cách đa dạng hóa và phân bố nguồn tài chính hiệu quả, cân bằng hơn và Bộ GD-ĐT cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các Bộ, ngành.

Giáo dục ĐH phải là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phải là đòn bẩy tạo nên lực lượng lao động có kỹ năng tốt so với các nước phát triển trên thế giới.

Các trường ĐH nên tạo hứng thú học tập cho học sinh

Cùng chung quan điểm, Tiến sĩ Ju-Ho Lee, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho hay, Hàn Quốc cũng từng đối mặt với “nghịch lý” như ở Việt Nam khi có chỉ số PISA cao nhưng học sinh Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp ĐH không thực sự trở thành nhân lực lao động giỏi.

Tiến sĩ Ju-Ho Lee, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Trước đây, ở các lớp học Hàn Quốc thường yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi mà không khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. Vì lẽ đó, người Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp ĐH thường giỏi đưa ra những câu trả lời trắc nghiệm đúng nhưng không thực sự thành công trong việc nuôi dưỡng, phát huy khả năng sáng tạo. Do đó, Hàn Quốc đã phải thực hiện một sự thay đổi lớn trong nền giáo dục mà ở đó, các trường ĐH giữ vai trò nòng cốt.

Ông Ju-Ho Lee tiết lộ, nổi tiếng là một quốc gia có hệ thống nghiên cứu tốt nhưng Hàn Quốc từng gặp vấn đề trong sáng tạo sản phẩm mới cho nền công nghiệp. Trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần 2 và 3, nước này đã hợp tác với các nước tiên tiến để đưa nền giáo dục chuyển mình nhờ đầu tư vào con người - tạo nền tảng để “đại nhảy vọt” trong cuộc CMCN lần thứ 3.

Trước những thách thức của cuộc CMCN 4.0, Hàn Quốc thực hiện phương châm: “ĐH phải kiến tạo nền tảng công nghệ, nghiên cứu cơ bản không tách rời nghiên cứu ứng dụng và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu”.

Theo ông Ju-Ho Lee, Việt Nam đã thành công ở hệ thống giáo dục phổ thông, nên cũng cần phải tạo bước đột phá ở bậc giáo dục ĐH và đây là thời điểm phù hợp. Giáo dục ĐH phải là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phải là đòn bẩy tạo nên lực lượng lao động có kỹ năng tốt so với các nước phát triển trên thế giới.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc khẳng định, cách tốt nhất mà các trường ĐH nên làm là tạo hứng thú học tập cho học sinh thay vì để các em phải học máy móc, rập khuôn, ghi nhớ theo kiểu học thuộc lòng. Mặt khác, cần chú trọng học tập suốt đời, tránh tình trạng học chăm chỉ ở bậc phổ thông nhưng vào ĐH thì không học nhiều nữa.

Ngoài ra, các trường ĐH Việt Nam phải sẵn sàng đương đầu thử thách, đi tiên phong thay vì đi theo chân người khác. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục ĐH trang bị cho người trẻ kỹ năng, kiến thức để đi tiên phong, giảm khoảng cách giữa học thuật với môi trường doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi hợp tác chặt chẽ giữa các trường ĐH và doanh nghiệp một cách chặt chẽ hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính thức công bố lịch thi THPT Quốc gia năm 2018
Chính thức công bố lịch thi THPT Quốc gia năm 2018

VOV.VN -Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 diễn ra trong 3 ngày (từ 25 đến 27/6), với mục đích xét tốt nghiệp và đại học.

Chính thức công bố lịch thi THPT Quốc gia năm 2018

Chính thức công bố lịch thi THPT Quốc gia năm 2018

VOV.VN -Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 diễn ra trong 3 ngày (từ 25 đến 27/6), với mục đích xét tốt nghiệp và đại học.

Xét tuyển tổ hợp môn trái ngành học: “Bất chấp” để tuyển đủ thí sinh
Xét tuyển tổ hợp môn trái ngành học: “Bất chấp” để tuyển đủ thí sinh

VOV.VN -Các trường đại học đang cố tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu, bất chấp những hệ quả xảy ra với sinh viên và nhà trường về lâu dài.

Xét tuyển tổ hợp môn trái ngành học: “Bất chấp” để tuyển đủ thí sinh

Xét tuyển tổ hợp môn trái ngành học: “Bất chấp” để tuyển đủ thí sinh

VOV.VN -Các trường đại học đang cố tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu, bất chấp những hệ quả xảy ra với sinh viên và nhà trường về lâu dài.

Điểm nổi bật, đáng lưu ý của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018
Điểm nổi bật, đáng lưu ý của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

VOV.VN -Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có điểm mới là điểm ưu tiên khu vực có sự thay đổi, điểm xét tuyển giảm, bỏ điểm sàn xét tuyển vào ĐH.

Điểm nổi bật, đáng lưu ý của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Điểm nổi bật, đáng lưu ý của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

VOV.VN -Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có điểm mới là điểm ưu tiên khu vực có sự thay đổi, điểm xét tuyển giảm, bỏ điểm sàn xét tuyển vào ĐH.

Bộ trưởng GD-ĐT đưa ra 5 trụ cột chính phát triển giáo dục đại học
Bộ trưởng GD-ĐT đưa ra 5 trụ cột chính phát triển giáo dục đại học

VOV.VN -Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra 5 trụ cột cho phát triển giáo dục ĐH. Trong đó quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH là một nhiệm vụ trọng tâm.

Bộ trưởng GD-ĐT đưa ra 5 trụ cột chính phát triển giáo dục đại học

Bộ trưởng GD-ĐT đưa ra 5 trụ cột chính phát triển giáo dục đại học

VOV.VN -Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra 5 trụ cột cho phát triển giáo dục ĐH. Trong đó quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH là một nhiệm vụ trọng tâm.