Hồi sinh kì diệu bằng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo

VOV.VN - Bệnh nhân Đỗ Thị Lượng, 57 tuổi, Hà Nội đã thoát chết nhờ được cứu chữa bằng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO).

Ngày 24/3, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức lễ tiễn ra viện cho bệnh nhân Đỗ Thị Lượng, 57 tuổi, Hà Nội, bị suy hấp cấp tiến triển, nguy cơ tử vong cao, song đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu chữa bằng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO).

Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, giảm tiểu cầu vô căn, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

Trước đó, ngày 10/2, bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, suy hô hấp được gia đình cho nhập viện. Chẩn đoán ban đầu cho thấy bệnh nhân mắc viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển, không thể đáp ứng với các phương pháp điều trị tích cực thông thường, có nguy cơ tử vong cao. Trước thể trạng của bệnh nhân, các bác sỹ đã tiến hành hội chẩn toàn viện. Hội đồng chuyên môn quyết phải sử dụng “vũ khí cuối cùng”, đó là ECMO để cứu sống người bệnh.

Niềm vui ngày ra viện của bệnh nhân Đỗ Thị Lượng
ECMO là tên viết tắt của phương pháp “oxy hóa qua màng ngoài cơ thể”. Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi ôxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.

Phương pháp ECMO được áp dụng trong hai tình huống: Trong các bệnh lý của phổi mà khi đã được tiến hành các biện pháp hồi sức hô hấp tích cực như thở ôxy, thở máy mà lượng ôxy máu vẫn thiếu (ví dụ như trong hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, suy hô hấp nặng do viêm phổi...).

Thứ hai, trong các bệnh lý của tim khiến tim bị suy giảm sức co bóp, huyết áp tụt không nâng lên được bằng truyền dịch và dùng thuốc co mạch cũng như thuốc làm tăng co bóp cơ tim (như trong viêm cơ tim cấp, sau cấp cứu ngừng tim, suy tim sau phẫu thuật tim...).

ECMO là kỹ thuật phức tạp, cần 1 ekip bác sĩ hết sức chuyên nghiệp để vận hành. Trước đây khi không có ECMO, bệnh nhân viêm phổi nặng, suy tim thường tử vong. Từ năm 2012, khi ứng dụng ECMO tại Khoa Hồi sức tích cực, tỷ lệ tử vong đã giảm 70%...

Đối với những gia đình có người thân không may bị viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp như bác Đỗ Thị Lượng, ECMO chính là biện pháp cuối cùng, là tia hi vọng, là chiếc đũa thần mang họ trở về từ bàn tay tử thần. Sau 1 tháng điều trị, sức khỏe bệnh nhân tiến triển thuận lợi, bệnh nhân đã cai dần được và ngừng ECMO, chuyển về thở máy như bình thường. Cuối cùng cai thở máy.

Bệnh nhân Đỗ Thị Lượng
Hình ảnh bệnh nhân Đỗ Thị Lượng ăn được thìa cháo đầu tiên không chỉ là niềm vui mừng khôn xiết của gia đình mà còn là sự động viên tinh thần lớn lao đối với đội ngũ bác sĩ bệnh viện Bạch Mai – những người đang ngày đêm từng giờ, từng phút không ngừng nghỉ mang nụ cười trở lại cho gia đình các bệnh nhân./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yoga – dễ nhưng không đơn giản
Yoga – dễ nhưng không đơn giản

VOV.VN - Tập yoga không chỉ giúp bạn khỏe và dẻo dai hơn, mà còn phát triển các cơ của bạn. Các động tác yoga thoạt nhìn thì dễ, nhưng thực tế không.

Yoga – dễ nhưng không đơn giản

Yoga – dễ nhưng không đơn giản

VOV.VN - Tập yoga không chỉ giúp bạn khỏe và dẻo dai hơn, mà còn phát triển các cơ của bạn. Các động tác yoga thoạt nhìn thì dễ, nhưng thực tế không.

Mỗi năm Việt Nam có 75.000 ca tử vong do ung thư
Mỗi năm Việt Nam có 75.000 ca tử vong do ung thư

VOV.VN -Theo ngành y tế, ung thư gây tử vong rất lớn nhưng có tới 40% trường hợp mắc ung thư có thể phòng ngừa được.

Mỗi năm Việt Nam có 75.000 ca tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có 75.000 ca tử vong do ung thư

VOV.VN -Theo ngành y tế, ung thư gây tử vong rất lớn nhưng có tới 40% trường hợp mắc ung thư có thể phòng ngừa được.