Chứng táo bón ở trẻ

Táo bón không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Táo bón là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Một mặt là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, mặt khác là do chăm sóc chưa đúng cách. Với các trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ, có thể do mẹ ăn ít chất xơ hoặc bị táo bón, do chọn sữa không phù hợp với con hoặc pha sữa không đúng tỷ lệ (pha đặc quá). Đối với trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở đi, có khi do bữa ăn của trẻ có quá nhiều chất đạm, nhưng thiếu chất xơ. Đối với trẻ lớn hơn, có thể do bé lười ăn rau quả, do mải chơi hoặc do… sợ bẩn mà nhịn luôn nhu cầu vệ sinh.

Biểu hiện của trẻ khi bị táo bón

Trẻ có thể bị táo bón khi có các biểu hiện sau: trẻ sơ sinh đi đại tiện dưới 2 lần/ngày, trẻ bú mẹ- trên ngày/lần, trẻ dừng bú mẹ- trên 3 ngày/lần; kèm theo phân khô, cứng, trẻ khó đi đại tiện, phải rặn nhiều, đau vùng hậu môn…

Hậu quả của táo bón ở trẻ

Táo bón khiến trẻ chướng bụng, biếng ăn, chậm lớn, khó chịu và quấy khóc. Táo bón lâu ngày còn gây sa trực tràng, trĩ… làm trẻ đau đớn và suy kiệt. Nhiều trẻ bị táo bón, mỗi lần đi vệ sinh rất đau đớn nên nhịn luôn, làm cho tình trạng táo bón ngày càng trầm trọng.

Điều trị

Táo bón không khó điều trị, nhưng đối với trẻ phải hết sức cẩn thận, bởi cơ thể trẻ rất non yếu, không thể sử dụng các biện pháp như người lớn.

Các cơ quan của trẻ, đặc biệt là gan và thận chưa phát triển hoàn thiện, chính vì vậy khả năng chuyển hóa và đào thải thuốc ra ngoài cơ thể còn kém. Mẹ phải cẩn thận khi dùng thuốc để tránh gây dộc cho con; không lạm dụng các thuốc nhuận tràng (vì có tính tẩy mạnh, làm mất nước, gây suy kiệt, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi) hoặc một số thuốc có tính nhuận (tuy dùng với liều thấp, nhưng do trong quá trình bảo quản, thuốc thường chuyển sang dạng khan, có tác dụng mạnh gấp đôi loại ngậm nước nên khó điều chỉnh liều, dễ gây hại).

Tránh cho trẻ dùng thuốc của người lớn, thuốc có tính dầu, mùi khó chịu, đặc, khiến trẻ khó uống, hoặc làm cho trẻ bị lệ thuộc vào thuốc, không chủ động phát huy chức năng tiêu hóa. Cũng không nên lạm dụng biện pháp thụt vì sẽ làm mất phản xạ đại tiện của con.

Để phòng bệnh, cần tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Cho uống đủ nước, tăng cường cho ăn chất xơ: rau xanh, hoa quả. Nếu mẹ cho con bú mà bị táo bon thì cần điều trị cho mẹ trước. Chú ý pha sữa đúng tỷ lệ. Tăng cường vận động: cho bé chạy nhảy, nô đùa (đối với trẻ lớn) và xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (đối với trẻ dưới 1 tuổi).

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có sản phẩm Nhuận tràng Baby đặc trị táo bón cho trẻ, có nguồn gốc thảo dược, an toàn và hiệu quả cao. Sản phẩm là sự kết hợp của các dược liệu: Đại hoàng, Phan tả diệp, có công dụng thông tiện, nhuận táo; Bạch thược, Mạch môn, Đương quy… có tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch, từ đó giúp nhuận tràng, thông đại tiện cho trẻ. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp kiện tỳ, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu tốt, hay ăn chóng lớn.

Các bà mẹ cần tư vấn thêm xin liên hệ số điện thoại: 04.3564.2503 hoặc website: thiennampharma.com./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên