Những điều cần biết khi mang song thai để đảm bảo an toàn

VOV.VN - Nếu bạn đang mang thai đôi, đây sẽ là những gì bạn cần biết để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé. 

Tuổi tác là một yếu tố quan trọng khi mang song thai: Mang thai phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi. Hầu hết các bác sĩ đều nói rằng bạn sẽ khó mang thai hơn khi ở độ tuổi 30-40. Trớ trêu thay, khả năng mang thai đôi cũng tăng lên khi bạn ở độ tuổi này. Điều này là do tuổi tác, sự rụng trứng trở nên không ổn định. Bạn có thể rụng trứng với hai nang trứng trong cùng một chu kỳ. Nếu thụ tinh xảy ra, bạn có thể sẽ mang song thai.
Tăng nhu cầu axit folic: Phụ nữ mang thai được yêu cầu dùng thuốc viên axit folic để giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Khi có thai song thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiêu thụ nhiều axit folic hơn. Người mẹ mang thai một đứa trẻ sẽ được yêu cầu bổ sung 0,4 miligam axit folic trong một ngày, trong khi một phụ nữ mang thai song sinh có thể được yêu cầu phải uống tới 1 miligam folic acid trong một ngày.
Bạn sẽ phải kiểm tra hơn bình thường: Bác sĩ sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc kiểm tra khi bạn đi khám. Siêu âm cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, việc này đi kèm với nguy cơ sảy thai tăng lên khi khi thủ thuật được gọi là chọc ối  được thực hiện.
Bạn bị đau nhiều hơn: Ốm nghén ở phụ nữ có thai là do hormone HCG. Với phụ nữ mang song thai, mức HCG tăng gấp đôi và do đó, triệu chứng ốm nghén sẽ  nặng hơn nhiều. Các vấn đề khác liên quan đến việc mang thai như đầy bụng, đau lưng và ợ nóng cũng sẽ tăng lên.
Chảy máu sau sinh: Người mẹ với cặp song sinh có nhiều khả năng bị chảy máu sau khi sinh nhiều hơn khi so sánh với những người sinh một con. Các biến chứng trong khi sinh cũng tăng lên.
Các chuyển động của bào thai có thể giống như với việc mang thai đơn: Bạn có thể mong đợi cảm nhận em bé của bạn di chuyển sớm hơn. Tuy nhiên, chuyển động của em bé khi mang thai đơn hay song thai không có nhiều khác biệt, các chuyển động của bào thai có thể được cảm nhận từ 18 đến 20 tuần.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Có thể thấy rằng những phụ nữ mang song sinh có nhiều khả năng bị tiểu đường thai nghén hơn phụ nữ mang đơn thai. Nhưng những rủi ro đi kèm với bệnh tiểu đường thai kỳ thì ít hơn trong trường hợp mang thai đôi.
Một người mẹ mang song sinh có nguy cơ mắc tiền sản giật: Mặc dù nguyên nhân của tiền sản giật không rõ ràng, điều này thường thấy ở phụ nữ có thai đôi. Các triệu chứng đặc trưng của tiền sản là các chi bị sưng, huyết áp cao... Nếu không được điều trị hoặc theo dõi cẩn thận, tình trạng này có thể để lại hệ quả nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
Sinh non rất phổ biến ở phụ nữ mang thai đôi: Trong khi các bà mẹ mang thai đơn bình thường có thể chuyển dạ ở tuần thứ 40 thì bà mẹ có cặp song sinh có thể chuyển dạ sớm từ tuần 36. Nếu trẻ sơ sinh ra đời khi được 34 tuần, chúng có thể phải đối phó với các biến chứng của sinh non và đặc biệt là các vấn đề hô hấp.
Phụ nữ có thai đôi nhiều khả năng phải sinh mổ: Sinh tự nhiên thường được ưa thích hơn, tuy nhiên, khi mang thai đôi, nhiều khả năng sản phụ phải sinh mổ, nhất là khi một hoặc cả hai đứa trẻ đều chưa ở đúng vị trí. 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

10 căn bệnh hiếm gặp nhất trên thế giới
10 căn bệnh hiếm gặp nhất trên thế giới

VOV.VN - Hầu hết những hội chứng, căn bệnh dưới đây là do di truyền, hiện nay vẫn không có phương pháp chữa trị hữu hiệu cho những bệnh này.

10 căn bệnh hiếm gặp nhất trên thế giới

10 căn bệnh hiếm gặp nhất trên thế giới

VOV.VN - Hầu hết những hội chứng, căn bệnh dưới đây là do di truyền, hiện nay vẫn không có phương pháp chữa trị hữu hiệu cho những bệnh này.

Lợi ích của việc ăn ớt không phải ai cũng biết
Lợi ích của việc ăn ớt không phải ai cũng biết

VOV.VN - Ăn một quả ớt mỗi ngày có thể giúp giảm cân, ngăn ngừa cơn đau tim và giết chết tế bào ung thư...

Lợi ích của việc ăn ớt không phải ai cũng biết

Lợi ích của việc ăn ớt không phải ai cũng biết

VOV.VN - Ăn một quả ớt mỗi ngày có thể giúp giảm cân, ngăn ngừa cơn đau tim và giết chết tế bào ung thư...