Phòng bệnh tay chân miệng trong trường học như thế nào?

VOV.VN -Để phòng chống bệnh, các trường cần vệ sinh lau chùi toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa và đồ chơi phải được ngâm Chloramin B, rửa sạch phơi nắng...

Theo các chuyên gia y tế, tháng 3 là khoảng thời gian đầu trong năm xuất hiện đỉnh dịch bệnh tay chân miệng, thủy đậu, cảm cúm... Nhằm chủ động phòng tránh các dịch bệnh này, các trường học ở Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp như tổ chức phun thuốc diệt muỗi, tăng số lần vệ sinh trường lớp từ hai đến ba lần trong tuần, tẩy rửa vệ sinh đồ dùng đồ chơi cho trẻ bằng nước khử trùng Chloramin B....

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan đối với trẻ em từ độ tuổi tiểu học trở xuống. Hiện, toàn thành phố Hà Nội có hơn 1.000 trường mầm non, gần 20 nghìn số nhóm, lớp mầm non và gần 730 trường tiểu học. Trong đó, tổng số trẻ mầm non ra lớp khoảng 550 nghìn bé và gần 640 nghìn học sinh bậc tiểu học. Thời điểm này, được dự báo là dịch bệnh tay chân miệng có thể bùng phát nên công tác phòng chống được tất cả các trường quan tâm chú trọng.

Trẻ cần rửa tay bằng xà phòng đúng cách để phòng chống bệnh tay chân miệng (Ảnh: KT)

Trường Mầm non B (quận Hoàn Kiếm) có trên 500 trẻ. Ngay từ đầu tháng hai, trường đã tuyên truyền để phụ huynh khi gửi con biết về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, cảm cúm, sốt xuất huyết... đồng thời yêu cầu giáo viên phải rửa tay, rửa mặt cho trẻ trước khi ăn.

Đồ chơi, bàn, ghế thường xuyên được lau sạch sẽ. Hàng ngày, sau khi trả hết trẻ vào cuối buổi, các cô giặt khăn mặt bằng xà phòng, hấp sấy theo đúng quy định, nhằm hạn chế không để trẻ bị lây chéo.

Cô Nguyễn Thị Phượng, giáo viên Trường mầm non B, quận Hoàn Kiếm cho biết: “Cứ thứ 6 hàng tuần tổng vệ sinh toàn trường như lật thảm; quét dọn vệ sinh mạng nhện, dùng nước tẩy rửa để lau sàn và tẩy rửa vệ sinh đồ chơi, sau đó phơi nắng để cho các con sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, nhà trường cũng dán thông báo tuyên truyền ở ngoài bảng để phụ huynh cũng như các cô giáo nắm bắt được những điều cần thiết để phòng chống dịch tay chân miệng, cho các con rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh”.

Cùng với việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ dụng cụ học tập và đồ chơi, các trường tiểu học có học sinh bán trú tăng cường công tác an toàn thực phẩm; đảm bảo vệ sinh khu vực chế biến, bếp ăn; dùng Chloramin B để khử khuẩn sàn nhà, khu vệ sinh; giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân...

Bà Chu Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân cho biết: Trường có trên 1.700 học sinh, trong đó có khoảng 900 em ăn bán trú. Trước và sau khi ăn, học sinh đều rửa tay bằng xà phòng. Vào cuối tuần, Trường huy động giáo viên và học sinh cùng tham gia tổng vệ sinh trường lớp.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây lan.

Thạc sĩ Đặng Thị Kim Hạnh, Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội) khuyến cáo: “Đỉnh dịch bệnh tay chân miệng là vào tháng 3. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và không được vệ sinh tay sạch sẽ. Bệnh tay chân miệng xuất hiện có sốt nhẹ cộng với các nốt phỏng ở tay chân và miệng. Vì thế, trong mùa dịch, các trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ khi tiếp nhận các con đi học phải kiểm tra bàn tay, sờ đầu xem con có ấm không và xem bàn tay có nốt gì không. Để phòng chống bệnh tay chân miệng, các trường tổ chức vệ sinh lau chùi toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa và các đồ chơi phải được ngâm Chloramin B, rửa sạch phơi nắng...

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo 30 quận, huyện, thị xã và các trường học yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, các trường học có trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm tại đơn vị; theo dõi chặt sĩ số học sinh nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại miền Nam
Dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại miền Nam

VOV.VN - Cục Y tế dự phòng cho biết, chỉ trong vòng 1 tháng qua, dịch bệnh tay chân miệng đã xuất hiện tại 57 tỉnh, thành phố.

Dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại miền Nam

Dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại miền Nam

VOV.VN - Cục Y tế dự phòng cho biết, chỉ trong vòng 1 tháng qua, dịch bệnh tay chân miệng đã xuất hiện tại 57 tỉnh, thành phố.

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

VOV.VN -Bộ Y tế khuyến cáo người dân các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng lây lan.

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

VOV.VN -Bộ Y tế khuyến cáo người dân các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng lây lan.

Triệu chứng và cách điều trị khi trẻ bị tay chân miệng
Triệu chứng và cách điều trị khi trẻ bị tay chân miệng

VOV.VN - Những dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng: các bóng nước có kích thước 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục. Bóng nước xuất hiện ở vùng mông, lòng bàn tay,...

Triệu chứng và cách điều trị khi trẻ bị tay chân miệng

Triệu chứng và cách điều trị khi trẻ bị tay chân miệng

VOV.VN - Những dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng: các bóng nước có kích thước 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục. Bóng nước xuất hiện ở vùng mông, lòng bàn tay,...