Sinh bệnh vì uống nước chanh theo những cách này

VOV.VN - Nước chanh là đồ uống phổ biến với nhiều công dụng tốt, tuy nhiên, nếu lạm dụng và dùng không đúng thời gian sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hội chứng trào ngược: Uống quá nhiều nước chanh có thể "đốt cháy" lồng ngực vì chanh có nhiều acid. Nếu thường bị trào ngược, ợ chua không nên uống quá nhiều.
Phá hủy men răng: Acid trong chanh có thể làm mòn đi lớp men bảo vệ răng, dẫn tới sâu răng hay chứng răng nhạy cảm.
Ợ nóng: Uống quá nhiều nước chanh có thể kích thích chứng ợ nóng hoặc làm cho tình trạng này tồi tệ bởi các axit từ dạ dày đẩy ngược lên thực quản và gây ra chứng ợ nóng.
Bệnh dạ dày: Thường xuyên uống nước chanh khi đói (dù là pha với đường hay với mật ong) sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Đặc biệt, vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu dạ dày bạn đã có bệnh sẵn.
Lợi tiểu và mất nước: Nước chanh cũng có tác dụng lợi tiểu nhưng việc đi tiểu nhiều sẽ khiến bạn mất nước nhiều hơn. Hàm lượng cao vitamin C và axit ascorbic trong chanh sẽ giúp kích thích bàng quang và thận, gia tăng lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài cơ thể.
Chán uống nước: Dù bạn có thích nước chanh hay không, việc luôn dùng một loại nước uống sẽ đem đến tình trạng chán thức uống quá quen này.
Uống nước chanh đúng cách:
Không uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc: Vì chanh có hàm lượng axit rất cao nên khi uống phải pha với nước, nếu uống trực tiếp có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa.
Không pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng: Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống, chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ.
Nên uống nước chanh sau khi ăn khoảng 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.
Những người âm hàn (thiếu dương khí), bị lạnh trong người, người bị đau dạ dày... không nên uống nước chanh vì có thể khiến cho cơ thể thêm lạnh và dễ bị cảm hàn, hoặc có thể sẽ làm đau dây thần kinh, làm cứng các khớp ngón tay, nhiễu loạn đường tiêu hóa, gây đau bụng...
Uống nước chanh ấm vào sáng sớm: 1 ly nước chanh ấm vào buổi sáng mang đến cho cơ thể bạn có thể kể đến như cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải độc tố từ gan tuy nhiên sẽ làm mòn men răng. Cách khắc phục: có thể uống chanh lạnh thay vì chanh ấm để làm giảm lượng axit có thể chạm vào răng.
Hạn chế để nước chanh tiếp xúc với răng bằng cách dùng ống hút khi uống.
Không nên chải răng ngay sau khi uống nước chanh mà hãy súc miệng với nước trước.
Dùng tinh dầu chanh thay thế. Tuy được làm từ vỏ chanh nhưng tất cả những lợi ích vẫn không hề thay đổi, mà lại an toàn cho răng. Cho từ 1 đến 2 giọt vào ly nước, khuấy đều rồi uống.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những thói quen ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe đẹp hơn
Những thói quen ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe đẹp hơn

VOV.VN - Các chuyên gia nhấn mạnh, ăn gì không quan trọng bằng ăn thế nào. Thực phẩm tốt nhưng ăn không đúng cách cũng khó mang đến hiệu quả trọn vẹn.

Những thói quen ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe đẹp hơn

Những thói quen ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe đẹp hơn

VOV.VN - Các chuyên gia nhấn mạnh, ăn gì không quan trọng bằng ăn thế nào. Thực phẩm tốt nhưng ăn không đúng cách cũng khó mang đến hiệu quả trọn vẹn.

Củ gừng không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khoẻ con người
Củ gừng không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khoẻ con người

VOV.VN - Gừng được biết đến như một loại gia vị, một vị thuốc nhưng nếu không dùng đúng cách, đúng liều lượng, gừng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu.

Củ gừng không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khoẻ con người

Củ gừng không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khoẻ con người

VOV.VN - Gừng được biết đến như một loại gia vị, một vị thuốc nhưng nếu không dùng đúng cách, đúng liều lượng, gừng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu.