Sốt mò - bệnh nguy hiểm và khó chẩn đoán

VOV.VN - Bệnh sốt mò có dấu hiệu giống với bệnh sốt cấp tính khác nên khó chẩn đoán. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dễ dẫn tới tử vong.

Bệnh sốt mò (scrub typhus) là một bệnh truyền nhiễm do ấu trùng mò truyền vi khuẩn gây bệnh sang người. Bệnh có dấu hiệu giống với bệnh sốt cấp tính khác nên khó chẩn đoán. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dễ dẫn tới tử vong.

Rất dễ nhầm với bệnh khác

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/3 vừa tiếp nhận trường hợp Nguyễn Thế Q (13 tuổi, ở TP Hà Giang) bị sốt cao, kéo dài. Chị Lê Hồng T, mẹ cháu Q cho biết, trước đó thấy cháu sốt, hạch nổi quanh cổ, chị đưa con đến bệnh viện thành phố khám và được chẩn đoán bị viêm hạch. Sau khi uống thuốc kháng sinh 2 tuần không thấy đỡ, gia đình đã đưa cháu Q xuống BV Đại học Y Hà Nội khám.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu Q bị viêm xoang và A nhẹ và khẳng định đây không phải nguyên nhân gây nên viêm hạch, do đó cho bệnh nhân điều trị nội trú để theo dõi. Trong 1 tuần nằm điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thấy cháu Q sốt cao liên tục không hạ, gia đình lo lắng và xin chuyển sang BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Nhìn vết loét trên vành tai và những triệu chứng ban đầu, các bác sĩ cho làm các xét nghiệm, kết quả có dương tính với sốt mò. Sau 3 ngày điều trị sốt mò, cháu Q đã cắt sốt. Tuy nhiên thể trạng bệnh nhân vẫn yếu và còn một số bệnh khác cần điều trị lâu hơn.

Trước đó, ông Nguyễn Văn B (55 tuổi, ở Minh Khai, Hà Nội) khi sốt liên tục 2 tuần, kèm ho có đờm, ông B đến Bệnh viện Vinmec khám và được chẩn đoán viêm phổi. Sau 1 ngày dùng kháng sinh, trên người ông B xuất hiện ban đỏ rải rác tứ chi, khó thở, phải điều trị tích cực và thở máy.

Sau khi thay kháng sinh khác, bệnh nhân không thấy đỡ đã xin chuyển sang BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tại đây, ông B được chẩn đoán bị sốt mò có dương tính với Rickettsiatsutsugamushi. Do phát hiện muộn, dẫn đến suy đa phủ tạng, suy gan, suy thận nặng, ông B phải điều trị tích cực suốt 16 ngày mới được xuất viện.

PGS.TS Bùi Vũ Huy cùng cộng sự đang thăm khám cho bệnh nhân sốt mò

Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sốt mò là bệnh do nhiễm vi khuẩn gram (-), tên khoa học là Rickettsia tsutsugamushi gây sốt cấp tính, kéo dài, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ khác nhau, trường hợp nhẹ có thể tự khỏi, trường hợp nặng gây biến chứng dẫn đến suy đa phủ tạng, thậm chí tử vong. Ở Việt Nam, bệnh sốt mò xảy ra ở cả vùng thành thị lẫn nông thôn, miền núi…

Bệnh này truyền sang người qua nước bọt, vết đốt của mò đỏ Trombicula. “Khi bị côn trùng này đốt người bệnh không thấy biểu hiện ngứa ngáy, nhưng bệnh tiến triển sau khi bị nhiễm Rickettsia khoảng 1 tuần mới có biểu hiện sốt, ho, đau đầu dữ dội, buồn nôn, đau mỏi cơ, phát ban, nghe kém...

Nếu không phát hiện, chẩn đoán đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, rất dễ dẫn tới viêm phổi, viêm gan, viêm não, thậm chí suy đa phủ tạng dẫn tới nguy cơ tử vong”, PGS.TS Bùi Vũ Huy cho hay.

Việc chẩn đoán phải có kinh nghiệm

Hiện nước ta chưa có con số thống kê cụ thể về tỷ lệ bệnh, nhưng theo thống kê của Phòng Kế hoạch, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ tháng 3/2015 đến nay, BV này ghi nhận 310 trường hợp, trong đó 2 trường hợp tử vong và 5 trường hợp bệnh nặng xin về.

Ths. Vũ Minh Điền, bác sĩ khoa Cấp cứu, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết: Trong số các trường hợp sốt cấp tính vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được chẩn đoán nghi ngờ do Rickettsia khi làm xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán thì ngoài bệnh sốt mò còn gặp bệnh sốt do bọ chét chuột truyền và sốt phát ban. Tổn thương đặc hiệu tại vị trí mò đốt là vết loét (Eschar) ở những vị trí nếp gấp và vùng da mềm kín đáo như vùng bẹn, vùng sinh dục, ngực, nách… Ban đầu người bệnh tưởng muỗi đốt, sau đó sưng phỏng, tiết dịch loét, đóng vảy.

“Các vết đốt sau 5-7 ngày tạo vảy đen khô, kích thước từ 5-10mm. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, chỉ khoảng 60-70% số người bị bệnh sốt mò là có vết loét. Việc chẩn đoán đòi hỏi thầy thuốc phải có kinh nghiệm và những trung tâm y tế lớn mới có khả năng xét nghiệm đặc hiệu như: nuôi cấy, miễn dịch và sinh học phân tử để chẩn đoán khẳng định bệnh do Rickettsia gây ra.

Do vậy, khi người bệnh có biểu hiện sốt cao, phát ban, nổi hạch, có nốt phỏng hay vết loét trên da cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời”- Ths Minh Điền lưu ý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh sốt xuất huyết gia tăng ở Ninh Thuận
Bệnh sốt xuất huyết gia tăng ở Ninh Thuận

VOV.VN - Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã phát hiện 287 ca mắc sốt xuất huyết so với cùng kỳ năm 2015 chỉ có 10 ca mắc.

Bệnh sốt xuất huyết gia tăng ở Ninh Thuận

Bệnh sốt xuất huyết gia tăng ở Ninh Thuận

VOV.VN - Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã phát hiện 287 ca mắc sốt xuất huyết so với cùng kỳ năm 2015 chỉ có 10 ca mắc.

TPHCM: Sốt xuất huyết không giảm, 600 ca mắc mỗi tuần
TPHCM: Sốt xuất huyết không giảm, 600 ca mắc mỗi tuần

VOV.VN - Hiện nay, bình quân mỗi tuần, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 600 ca mắc sốt xuất huyết.

TPHCM: Sốt xuất huyết không giảm, 600 ca mắc mỗi tuần

TPHCM: Sốt xuất huyết không giảm, 600 ca mắc mỗi tuần

VOV.VN - Hiện nay, bình quân mỗi tuần, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 600 ca mắc sốt xuất huyết.

Những thực phẩm rất tốt cho người bị cảm sốt
Những thực phẩm rất tốt cho người bị cảm sốt

VOV.VN -Khi bị sốt, những đồ ăn thức uống sau sẽ nhanh chóng giúp bạn "hạ hỏa" và khỏe mạnh trở lại.

Những thực phẩm rất tốt cho người bị cảm sốt

Những thực phẩm rất tốt cho người bị cảm sốt

VOV.VN -Khi bị sốt, những đồ ăn thức uống sau sẽ nhanh chóng giúp bạn "hạ hỏa" và khỏe mạnh trở lại.

Nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát thành dịch tại Cần Thơ
Nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát thành dịch tại Cần Thơ

VOV.VN - Theo dự báo của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, trong thời gian tới, bệnh sốt xuất huyết có khả năng bùng phát thành dịch.

Nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát thành dịch tại Cần Thơ

Nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát thành dịch tại Cần Thơ

VOV.VN - Theo dự báo của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, trong thời gian tới, bệnh sốt xuất huyết có khả năng bùng phát thành dịch.

Bé sốt, tiêu chảy kéo dài sau khi uống vitamin A có phải do ngộ độc?
Bé sốt, tiêu chảy kéo dài sau khi uống vitamin A có phải do ngộ độc?

Nếu bé bị sốt và nôn ói, tiêu chảy kéo dài 3 ngày chưa chắc là ngộ độc vitamin A vì ngộ độc vitamin A.

Bé sốt, tiêu chảy kéo dài sau khi uống vitamin A có phải do ngộ độc?

Bé sốt, tiêu chảy kéo dài sau khi uống vitamin A có phải do ngộ độc?

Nếu bé bị sốt và nôn ói, tiêu chảy kéo dài 3 ngày chưa chắc là ngộ độc vitamin A vì ngộ độc vitamin A.