Ảnh: Bộ máy của ông Trump đã “rơi rụng” ra sao sau hơn 1 năm?

VOV.VN - Bộ máy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có rất nhiều xáo trộn và chưa có dấu hiệu ổn định kể từ tháng 1/2017 tới nay.

Cái tên đầu tiên bị "trảm" dưới thời Trump là quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Q. Yates. Bà Yates đã yêu cầu các luật sư của Bộ Tư pháp không biện hộ cho lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi và là tâm điểm chú ý sau khi Tổng thống nhậm chức. Sau đó, bà nói với một ủy ban Thượng viện rằng bà coi lệnh cấm này là "trái luật". Nhà Trắng đưa ra tuyên bố nói rằng bà Yates đã "phản bội" Bộ Tư pháp. Ảnh: CNBC.
Trước khi bị cách chức, bà Yates đã đưa ra những cảnh báo chấn động về việc Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đã nói dối Phó Tổng thống Mike Pence và là người "rất dễ bị phía Nga gây ảnh hưởng". Ảnh: Reuters.
Ông Stephen K. Bannon, chiến lược gia trưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người được cho là  cố vấn thân cận được ưu ái hàng đầu của ông Trump mất chức vào tháng 8/2017. Một số nguồn tin thân cận cho rằng, ông Bannon phải ra đi vì gây bất hòa với các quan chức khác và thậm chí là với cả thành viên trong gia đình Tổng thống. Ảnh ông Bannon (trái): AFP/Getty.
Ông Gary D. Cohn, Cố vấn kinh tế trưởng của Tổng thống Trump quyết định từ chức sau nỗ lực phản đối kế hoạch áp đặt thuế quan lớn đối với các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu bất thành. Sự ra đi của vị cố vấn kinh tế, một nghị sĩ Dân chủ với chủ trương thương mại tự do, người đã phản đối nhiều chính sách theo hướng dân tộc chủ nghĩa được cho là có thể gây ra tác động "lan tỏa" đối với các quyết định kinh tế của ông Trump cũng như lĩnh vực tài chính. Ảnh ông Cohn (phải): Getty.
Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Mike Dubke từ chức ngày 30/5/2017 dù mới chỉ được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm 3 tháng. Một số nguồn tin nội bộ của Nhà Trắng tiết lộ rằng ông Dubke được cho là không hòa hợp với đội ngũ nhân sự của chính quyền Trump. Ảnh:
CreditBlack Rock Group.
Cố vấn an ninh quốc gia Michael T. Flynn. Dù thời gian nắm quyền của ông Flynn tại Nhà Trắng với tư cách là Cố vấn An ninh Quốc gia là khá ngắn ngủi (21 ngày). Ông Flynn buộc phải từ chức theo một thỏa thuận riêng với Công tố Viên Đặc biệt Robert Mueller sau khi có thông tin tiết lộ rằng ông đã lừa dối Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence về “các cuộc liên lạc bất thường” của ông với Đại sứ Nga. Ảnh: theintercept.
Ông Flynn cũng đã thừa nhận nói dối FBI và cam kết “hợp tác đầy đủ” với ông Muller trong cuộc điều tra của ông Muller về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ theo hướng có lợi cho ông Trump. Ảnh: AFP/Getty.
Sebastian Gorka rời nhiệm vụ vào tháng 8/2017, ông này từng giữ chức cố vấn chống khủng bố trong bộ máy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông từng là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với ông Trump khi luôn công khai lên tiếng bảo vệ các chính sách của Tổng thống. Ảnh: axar.
Ngày 28/2/2018, chỉ một ngày sau khi  trải qua phiên điều trần kín tại Ủy ban Tình báo Hạ viện kéo dài 9 tiếng về cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ, Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks – người được biết đến như là phụ tá thân cận nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thông báo quyết định từ chức. Ảnh Hope Hicks (trái): AFP.
Một số nguồn tin cho rằng, tại cuộc điều trần ở Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, Giám đốc truyền thông của Nhà Trắng, Hope Hicks, 29 tuổi đã tiết lộ về những “lời nói dối vô hại” mà cô đưa ra theo hướng có lợi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hicks còn vướng vào bê bối mà tâm điểm là tình nhân của cô, viên chức Nhà Trắng Rob Porter, bị cáo buộc hành hung vợ cũ của ông này. Ảnh Hope Hicks (bìa trái): Reuters.
Ông Reince Priebus giữ cương vị Chánh Văn phòng Nhà Trắng chỉ trong 7 tháng. Trong suốt thời gian tại vị, cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa được kỳ vọng sẽ kết nối được những người thân cận với ông Trump và các quan chức khác trong Nhà Trắng. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của ông Priebus chỉ toàn những tranh cãi, bất đồng, rỏ rỉ thông tin và hỗn loạn. Ảnh Priebus (phải): AFP.
Ngay trong ngày đầu làm việc tại Nhà Trắng với tư cách Thư ký Báo chí, ông Sean Spicer đã không tiếc lời mắng mỏ các phóng viên Mỹ vì dám “đưa tin chính xác” về số người tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Trump. Kể từ đó, sự nghiệp của ông Spicer “tụt dốc không phanh”. Ảnh: Getty.
Quyết định từ chức được ông Spicer đưa ra ngày 21/7/2017 sau khi ông bất đồng với Tổng thống Trump về việc thuê ông Anthony Scaramucci làm việc cho mình, qua đó, ông được cho là “đỡ phải giải thích” về những “vấn đề rắc rối” trong Nhà Trắng với các phóng viên báo chí. Ảnh: AFP/Getty.
Nhiệm kỳ chỉ vẻn vẹn 10 ngày với tư cách là Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng của ông Anthony Scaramucci sẽ luôn được nhớ đến với bê bối đáng quên khi ông gọi điện cho một phóng viên tờ New Yorker và tuôn ra một tràng những lời lẽ không hay về các nhân viên khác tại Nhà Trắng. Những lời lẽ không hay này nhanh chóng lan tràn trên mạng và khiến cho Chính phủ Mỹ không còn cách nào khác là phải tìm kiếm một Giám đốc Truyền thông khác. Ảnh: AP.
Bà K. T. McFarland, người được Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm làm Phó cố vấn an ninh quốc gia đã rời vị trí này chỉ sau 3 tháng và được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Singapore. Ảnh: Getty.
Trợ lý Nhà Trắng Omarosa Manigault Newman bị sa thải sau khi chỉ trích thậm tệ Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly hôm 20/1/2018. Trong một tuyên bố, Nhà Trắng xác nhận thông tin này đồng thời cho biết, Omarosa Manigault Newman rời nhiệm vụ để theo đuổi các cơ hội khác. Ảnh bà Newman (bìa trái): AFP/Getty.
Ông Rob Porter, Thư ký Nhà Trắng phải từ chức vào đầu tháng 2 vừa qua sau khi đối mặt với cáo buộc bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần với hai người vợ cũ của mình. Ảnh Porter (người cầm giấy): AP.
Dina H. Powell, nữ phó cố vấn an ninh quốc gia đóng góp cho kế hoạch hòa bình Israel-Palestine của Tổng thống Mỹ Donald Trump rời vị trí vào đầu năm 2018. Bà Powell đóng vai trò chủ chốt trong việc lên kế hoạch cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Donald Trump, được đánh giá là thành công lớn sau khi ông chủ Nhà Trắng nhận được sự chào đón nhiệt tình tại Saudi Arabia và Israel. Ảnh: Getty.
Keith Schiller, cận vệ lâu năm của Tổng thống Trump, thông báo rời Nhà Trắng hồi tháng 9/2017, kết thúc gần hai thập kỷ làm việc bên ông Trump. New York Times và CNN trước đó đưa tin Schiller muốn rời Nhà Trắng, một phần vì lý do tài chính. Ảnh Schiller (khoanh tay): Getty.
Phó chánh văn phòng Nhà Trắng Katie Walsh rời nhiệm sở hồi tháng 3 sau nhiều nỗ lực thất bại trong việc lật ngược đạo luật bảo hiểm y tế Obamacare để gia nhập tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ chính sách của Tổng thống Trump có tên America First Policies. Ảnh: Time.
Ông Ezra Cohen-Watnick, Giám đốc tình báo của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ: Ông Cohen-Watnick được ông Flynn bổ nhiệm, nhưng sau đó bị người kế nhiệm là ông H.R. McMaster cách chức. Ảnh: AFP.
Ông Derek Harvey, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Donald Trump trong vấn đề Trung Đông và Iran bị sa thải ngày 27/7/2017. Tờ Weekly Standard cho hay quyết định sa thải ông Harvey có liên quan đến những mâu thuẫn với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis về cách đối phó với Iran chứ không phải do "xung đột nội bộ”. Ảnh: Getty.
Ông Rich Higgins, Giám đốc Định hướng Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia bị yêu cầu từ chức sau khi viết một báo cáo nói rằng ông Trump đang bị cản trở bởi rất nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Ảnh: Rawstory.
Phó Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Josh Raffel hôm 27/2/2018 thông báo sẽ từ chức. Ông Josh Raffel là trợ thủ đắc lực của Ivanka Trump và chồng là Jared Kushner. Ảnh Raffel (phải): Getty./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cố vấn chống khủng bố của Tổng thống Mỹ Trump rời nhiệm vụ
Cố vấn chống khủng bố của Tổng thống Mỹ Trump rời nhiệm vụ

VOV.VN - CNN ngày 26/8 dẫn lời hai quan chức của chính quyền Mỹ cho biết, ông Sebastian Gorka đã rời khỏi chức vụ cố vấn chống khủng bố của Nhà Trắng.

Cố vấn chống khủng bố của Tổng thống Mỹ Trump rời nhiệm vụ

Cố vấn chống khủng bố của Tổng thống Mỹ Trump rời nhiệm vụ

VOV.VN - CNN ngày 26/8 dẫn lời hai quan chức của chính quyền Mỹ cho biết, ông Sebastian Gorka đã rời khỏi chức vụ cố vấn chống khủng bố của Nhà Trắng.

Những vụ rời Nhà Trắng “đình đám” nhất trước bà Hope Hicks
Những vụ rời Nhà Trắng “đình đám” nhất trước bà Hope Hicks

VOV.VN - Giám đốc Truyền thông Hope Hicks chỉ là một trong nhiều cái tên đình đám khác phải rời Nhà Trắng trong hơn 1 năm qua.

Những vụ rời Nhà Trắng “đình đám” nhất trước bà Hope Hicks

Những vụ rời Nhà Trắng “đình đám” nhất trước bà Hope Hicks

VOV.VN - Giám đốc Truyền thông Hope Hicks chỉ là một trong nhiều cái tên đình đám khác phải rời Nhà Trắng trong hơn 1 năm qua.