Australia phản ứng trước việc Trung Quốc xây mới trái phép ở Biển Đông

VOV.VN - Australia cho rằng, ASEAN và Trung Quốc cần phải đạt được COC để hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông càng sớm càng tốt.

AP ngày 16/3 đưa tin, Australia đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc hoàn thành bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý ở Biển Đông càng sớm càng tốt, đồng thời bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc tiếp tục xây công trình trái phép mới ở Biển Đông.

Những bức ảnh vệ tinh tố cáo Trung Quốc tiếp tục xây công trình trái phép mới ở Biển Đông. (Ảnh: Planet Labs / Reuters)

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phát biểu tại diễn đàn của Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ADR ở thủ đô Manila, Philippines: “Chúng tôi tin rằng ASEAN cần thúc đẩy để bộ quy tắc ứng xử có hiệu lực. Trên cương vị của mình, tôi sẽ thúc giục ASEAN tiến xa hơn và hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử càng sớm càng tốt”.

Trong một cuộc họp báo khác, quyền Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo nói rằng, các nhà ngoại giao của ASEAN và Trung Quốc đang đạt được tiến bộ trong việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.

Đàm phán về COC ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông kéo dài nhiều năm qua và Trung Quốc đã “âm thầm hô biến” 7 rạn san hô tranh chấp ở vùng biển này thành những hòn đảo nhân tạo và vẫn đang tiếp tục thực hiện công việc này.

Các nhà phân tích cho rằng, thời gian tới, Trung Quốc có thể có “nhượng bộ nhỏ” trong đàm phán COC bởi Bắc Kinh đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng trái phép trên những hòn đảo nhân tạo bất chấp dư luận quốc tế ở Biển Đông.

Theo bà Bishop, việc xây dựng một bộ quy tắc có tính khả thi hoàn toàn có thể dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 được đưa ra hồi năm ngoái.

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. (Ảnh: AP)

Dù thời gian sau phán quyết, với việc quan hệ Trung Quốc – Philippines được cải thiện dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Trung Quốc đã cho phép ngư dân Philippines quay lại khai thác gần khu vực bãi cạn Scarborough nhưng Bắc Kinh vẫn không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, tiếp tục khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.

“Chắc chắn chúng tôi không ủng hộ hoạt động quân sự hóa của bất kỳ bên nào trên các đảo nhân tạo và kết cấu khác ở Biển Đông vì điều này sẽ gây căng thẳng và làm gia tăng khả năng xung đột”, Bà Bishop nhấn mạnh khi đề cập thông tin Trung Quốc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa trên đảo nhân tạo nước này bồi lấp trái phép ở Biển Đông.

Theo bà Bishop, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ sẽ là nền tảng cho sự thịnh vượng và ổn định của các quốc gia trong khu vực và “tất cả nên ủng hộ, bảo vệ luật pháp quốc tế, thậm chí đấu tranh vì nó nếu cần thiết”.

Ngoại trưởng Australia đánh giá cao vai trò của Mỹ trong việc duy trì trật tự khu vực và bảo vệ hòa bình quốc tế nhưng cũng cho biết, Australia sẽ tự nâng cao năng lực để bảo vệ lợi ích an ninh của chính mình.

Cụ thể, Australia sẽ chi 195 tỷ USD trong thập kỷ tới để nâng cao năng lực quân sự và tình báo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Đô đốc Mỹ: Chúng tôi sẽ luôn hiện diện ở Biển Đông
Phó Đô đốc Mỹ: Chúng tôi sẽ luôn hiện diện ở Biển Đông

VOV.VN - Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông nhằm đảm bảo quyền tự do đi lại trong khu vực.

Phó Đô đốc Mỹ: Chúng tôi sẽ luôn hiện diện ở Biển Đông

Phó Đô đốc Mỹ: Chúng tôi sẽ luôn hiện diện ở Biển Đông

VOV.VN - Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông nhằm đảm bảo quyền tự do đi lại trong khu vực.

Cận cảnh tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật sắp đưa vào Biển Đông
Cận cảnh tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật sắp đưa vào Biển Đông

VOV.VN - Tàu Izumo được coi là siêu hạm của hải quân Nhật. Đây là tàu sân bay lớn nhất của họ kể từ Thế chiến 2.

Cận cảnh tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật sắp đưa vào Biển Đông

Cận cảnh tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật sắp đưa vào Biển Đông

VOV.VN - Tàu Izumo được coi là siêu hạm của hải quân Nhật. Đây là tàu sân bay lớn nhất của họ kể từ Thế chiến 2.

NÓNG: “Nhật Bản chuẩn bị đưa tàu chiến lớn nhất vào Biển Đông”
NÓNG: “Nhật Bản chuẩn bị đưa tàu chiến lớn nhất vào Biển Đông”

VOV.VN - Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản được cho là sẽ đi qua Biển Đông trong thời gian dài rồi tham gia tập trận hải quân với Mỹ và Ấn Độ.

NÓNG: “Nhật Bản chuẩn bị đưa tàu chiến lớn nhất vào Biển Đông”

NÓNG: “Nhật Bản chuẩn bị đưa tàu chiến lớn nhất vào Biển Đông”

VOV.VN - Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản được cho là sẽ đi qua Biển Đông trong thời gian dài rồi tham gia tập trận hải quân với Mỹ và Ấn Độ.

Cận cảnh boong tàu sân bay Mỹ Carl Vinson tuần tra ở Biển Đông
Cận cảnh boong tàu sân bay Mỹ Carl Vinson tuần tra ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ điều tàu sân bay Carl Vinson đến Biển Đông để tiến hành tuần tra bảo đảm tự do hàng hải tại khu vực này.

Cận cảnh boong tàu sân bay Mỹ Carl Vinson tuần tra ở Biển Đông

Cận cảnh boong tàu sân bay Mỹ Carl Vinson tuần tra ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ điều tàu sân bay Carl Vinson đến Biển Đông để tiến hành tuần tra bảo đảm tự do hàng hải tại khu vực này.

Trung Quốc lại xây công trình trái phép mới ở Biển Đông
Trung Quốc lại xây công trình trái phép mới ở Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành một số hoạt động nạo vét, bồi lấp tại khu vực Đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.

Trung Quốc lại xây công trình trái phép mới ở Biển Đông

Trung Quốc lại xây công trình trái phép mới ở Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành một số hoạt động nạo vét, bồi lấp tại khu vực Đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.