Brexit không thể cản bước các nước Balkan gia nhập EU

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) luôn sẵn sàng đẩy nhanh quá trình hội nhập của các nước Tây Balkan bất chấp Brexit.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu vừa lên tiếng trấn an các nước khu vực Tây Balkan rằng, quyết định gây sốc của Anh rời “mái nhà chung” Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là “Brexit” sẽ không ảnh hưởng đến việc các nước này gia nhập Liên minh châu Âu; bởi Liên minh châu Âu luôn sẵn sàng đẩy nhanh quá trình hội nhập của các nước Tây Balkan.

Vùng Balkan. Ảnh: turkeymacedonia.wordpress.

Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini hôm 4/7 tổ chức một cuộc họp với các nhà lãnh đạo các nước Balkan tại thủ đô Paris (Pháp), nhấn mạnh quyết tâm theo đuổi các cuộc đàm phán kết nạp các nước Balkan làm thành viên của Liên minh châu Âu.

Tại cuộc họp, các bên nhất trí cho rằng, việc mở rộng Liên minh châu Âu sẽ không bị ảnh hưởng bởi kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại Anh ngày 23/6 vừa qua. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, "quyết định của Anh không thay đổi bất cứ điều gì” và rằng mỗi quốc gia đang ở một vị trí khác nhau trong tiến trình này, song tất cả đều mong muốn một sự kết nối chặt chẽ hơn với Liên minh châu Âu.

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên  minh châu Âu Federica Mogherini nhấn mạnh: “Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Liên minh châu Âu luôn sẵn sàng đẩy nhanh quá trình hội nhập của các nước Tây Balkan. Chúng tôi đang làm việc với từng quốc gia để đảm bảo thực hiện các bước đi cần thiết. Điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh cho châu Âu”.

Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng có chung quan điểm: “Quyết định của Anh sẽ không ảnh hưởng đến những cam kết đã được đưa ra liên quan đến các nước Balkan. Các cam kết đó sẽ được tôn trọng".

Các quốc gia Balkan gồm Albania, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo muốn gia nhập Liên minh châu Âu. Những cuộc đàm phán về quy chế thành viên đã được khởi động với Serbia và Montenegro, nhưng vẫn chưa tiến hành với Albania và Macedonia, trong khi Bosnia và Hezgovina và Kosovo đã được hứa hẹn về viễn cảnh gia nhập khi họ sẵn sàng.

Trong số các quốc gia thuộc khu vực Balkan, Croatia và Slovenia đã trở thành thành viên của EU, còn Serbia đặt mục tiêu hoàn tất các cuộc đàm phán gia nhập EU trước năm 2019.

Thủ tướng Serbia Alexsandar Vucic mới đây nhấn mạnh: “Serbia sẽ tiếp tục con đường gia nhập Liên minh châu Âu của mình, nhưng trên tất cả, vào thời điểm này, Serbia phải quan tâm đặc biệt tới việc duy trì sự ổn định về kinh tế và tài chính của nước này. Chúng tôi sẽ làm như vậy, đây là nhiệm vụ không dễ dàng gì nhưng chắc chắn sẽ thành công.”

Ngoài việc tìm kiếm quy chế thành viên của một số nước ở khu vực Balkan trong khối Liên minh châu Âu, hội nghị cấp cao giữa lãnh đạo Liên minh Châu Âu và các nước Balkan tại Paris, Pháp ngày hôm qua còn tập trung vào các chủ đề nóng khác như cuộc khủng hoảng người nhập cư, hay cuộc chiến cam go chống lại chủ nghĩa khủng bố./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính trường Anh trước cơn “sóng dữ” vì Brexit
Chính trường Anh trước cơn “sóng dữ” vì Brexit

VOV.VN - Những ngày gần đây, cả hai đảng chính trị lớn ở Anh đã rơi vào tình trạng hoàn toàn hỗn loạn mà nguyên nhân không gì khác chính là vì Brexit.

Chính trường Anh trước cơn “sóng dữ” vì Brexit

Chính trường Anh trước cơn “sóng dữ” vì Brexit

VOV.VN - Những ngày gần đây, cả hai đảng chính trị lớn ở Anh đã rơi vào tình trạng hoàn toàn hỗn loạn mà nguyên nhân không gì khác chính là vì Brexit.

Soros: Tương lai châu Âu ảm đạm sau khi Anh rời EU (Brexit)
Soros: Tương lai châu Âu ảm đạm sau khi Anh rời EU (Brexit)

VOV.VN - Việc Anh rời EU được dự báo sẽ tác động tiêu cực trầm trọng lên cả Anh và Liên minh châu Âu (EU) trong các tuần, các tháng sắp tới.

Soros: Tương lai châu Âu ảm đạm sau khi Anh rời EU (Brexit)

Soros: Tương lai châu Âu ảm đạm sau khi Anh rời EU (Brexit)

VOV.VN - Việc Anh rời EU được dự báo sẽ tác động tiêu cực trầm trọng lên cả Anh và Liên minh châu Âu (EU) trong các tuần, các tháng sắp tới.

Slovakia và "gánh nặng khổng lồ" khi làm Chủ tịch EU
Slovakia và "gánh nặng khổng lồ" khi làm Chủ tịch EU

VOV.VN - Đảm nhận chức vụ Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu EU là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với Slovakia.

Slovakia và "gánh nặng khổng lồ" khi làm Chủ tịch EU

Slovakia và "gánh nặng khổng lồ" khi làm Chủ tịch EU

VOV.VN - Đảm nhận chức vụ Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu EU là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với Slovakia.

Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?
Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?

VOV.VN - Nga và Trung Quốc khá thân nhau nhưng lại khác biệt trong thái độ về việc Anh rời EU. Sự kiện Brexit khiến họ được gì, mất gì?

Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?

Nga và Trung Quốc được gì, mất gì khi Anh rời EU?

VOV.VN - Nga và Trung Quốc khá thân nhau nhưng lại khác biệt trong thái độ về việc Anh rời EU. Sự kiện Brexit khiến họ được gì, mất gì?

6 câu hỏi lớn chưa lời giải đáp sau khi cử tri Anh chọn Brexit
6 câu hỏi lớn chưa lời giải đáp sau khi cử tri Anh chọn Brexit

VOV.VN - Brexit - hay việc cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi EU - đã để lại cú sốc lớn không chỉ cho nước Anh, Liên minh châu Âu (EU) mà còn cả thế giới.

6 câu hỏi lớn chưa lời giải đáp sau khi cử tri Anh chọn Brexit

6 câu hỏi lớn chưa lời giải đáp sau khi cử tri Anh chọn Brexit

VOV.VN - Brexit - hay việc cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi EU - đã để lại cú sốc lớn không chỉ cho nước Anh, Liên minh châu Âu (EU) mà còn cả thế giới.