Tăng trưởng kinh tế vẫn cơ bản dựa trên... nợ

VOV.VN - Việt Nam vẫn tăng trưởng cơ bản dựa trên nợ. Theo thống kê, quy mô tín dụng ngân hàng hiện bằng 130% GDP, quy mô trái phiếu DN bằng 6,19% GDP.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, thời gian gần đây, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) đã phát triển khá mạnh. Khối lượng phát hành bình quân giai đoạn 2011 – 2017 là khoảng 49.000 tỷ đồng/năm. Khối lượng phát hành năm 2017 gấp hơn 10 lần so với năm 2011. Quy mô thị trường cũng tăng khá nhanh, năm 2011 chỉ bằng 3,21% GDP đến cuối năm 2017, dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) tương đương 6,19% GDP. Tuy nhiên, quy mô này còn quá nhỏ bé so với quy mô dư nợ tín dụng ngân hàng lên tới 130% GDP. Dư nợ thị trường trái phiếu DN Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 20%-50% GDP của các nước trong khu vực và chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế.

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, quy mô thị trường trái phiếu đã nhỏ nhưng trong đó vẫn một nửa là có sự tham gia của hệ thống ngân hàng.

Dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tương đương 6,19% GDP (Ảnh minh họa: KT)

“Vốn cho nền kinh tế vẫn chủ yếu là từ kênh tín dụng ngân hàng, dù NHNN đã có những giải pháp điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2016, nhưng đến nay, với tốc độ tăng trưởng GDP cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng tuy đã giảm nhưng vẫn là cao nên luôn tiềm ẩn rủi”, bà Mùi cho biết.

Bên cạnh đó, tính liên thông giữa thị trường tín dụng với thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường trái phiếu DN còn bất cập. Trái phiếu Chính phủ phát hành ra dù tỷ lệ huy động vốn đã từng bước hơp lý hơn, nhưng 51% vẫn là do các tổ chức tín dụng.

“Ở một chừng mực nhất định là chèn ép đầu tư tư nhân. Như vậy, khó có điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững”, PGS Nguyễn Thị Mùi nhận định.

Sự bất cân xứng và bất cân đối trên thị trường tài chính bà Mùi nói đến thể hiện rất rõ trong số liệu của Bộ Tài chính: 85% vốn cung ứng cho nền kinh tế là từ kênh tín dụng ngân hàng, tài sản của hệ thống ngân hàng chiếm hơn 90% tổng tài sản của cả khu vực tài chính. Trong tổng dư nợ phát hành 6,19% GDP của trái phiếu DN, nếu trừ đi phần vay ngân hàng để mua trái phiếu thì dư nợ phát hành thực sự của trái phiếu DN chỉ khoảng 1,7% GDP. Với tỷ lệ này có thể nói thị trường trái phiếu DN hầu như chưa có gì. 

Do đó, bà Mùi cho rằng, phải tiếp tục tái cơ cấu đồng bộ tất cả các bộ phận của thị trường tài chính theo nguyên tắc thị trường để giảm gánh nặng cho thị trường tín dụng ngân hàng.

“Phát triển kinh tế nhanh, toàn diện và bền vững không thể không có thị trường tài chính phát triển toàn diện và bền vững, có nghĩa là hệ thống thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển toàn diện, thiếu bền vững và còn bất ổn thì nền kinh tế Việt Nam chưa thể phát triển bền vững”, bà Mùi nhấn mạnh.

TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
Còn theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam là nước đến nay tăng trưởng phát triển cơ bản dựa trên nợ. Chính phủ nợ và DN cũng nợ.

“DN Việt Nam nói thì rất dữ nhưng cuối cùng vẫn là lấy tiền ngân hàng để làm”, ông Lịch nói.

TS Trần Du Lịch cho rằng, để tái cấu trúc thị trường tài chính hướng tới phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, quan trọng nhất là phải có giải pháp đồng bộ hóa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, đồng bộ giữa cấu trúc cơ cấu của thị trường vốn với thị trường cung tín dụng của ngân hàng.

“Trước hết là phải phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu DN. Phải tái cấu trúc là để làm sao DN tìm vốn trên thị trường vốn, để làm sao tới đây người dân đưa tiền vào DN qua thị trường vốn, người dân thấy mua trái phiếu hơn gửi ngân hàng. Như thế sẽ bớt đi định chế trung gian, giảm chi phí cho DN, và hệ thống ngân hàng không phải “làm tất” như hiện nay. Ngân hàng Việt Nam đang vừa hoạt động trên thị trường tiền tệ lại vừa tham gia nhiều vào thị trường trái phiếu, như thế rủi ro là bình thường, không rủi ro mới là lạ”, ông Lịch nêu ý kiến.

TS. Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, văn hóa Việt Nam có tiền thì thiên về gửi tiết kiệm, cần tiền thì đi vay ngân hàng nhiều hơn là đầu tư cổ phiếu hay huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

“Phải mở rộng thị trường vốn đề giảm gánh nặng cho ngân hàng. Nếu không phát triển thị trường trái phiếu DN để khơi thông nguồn vốn phát triển cho DN cho kinh tế tư nhân phát triển thì ta sẽ chậm chân và rơi vào chu kỳ đi xuống của thế giới, lại rơi vào đói nghèo”, TS. Vũ Bằng cảnh báo.

Giải thích cho “văn hóa đi vay”, bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho biết, đó là xuất phát từ yếu tố lịch sử. Thị trường trái phiếu DN mới hình thành từ năm 2000 đến nay chưa được 20 năm nên còn khá mới. Còn hệ thống ngân hàng hiện diện, đã hoạt động được 70 năm. Hơn nữa, thủ tục để DN vay tín dụng ngân hàng không phức tạp như khi DN phát hành trái phiếu, không đòi hỏi phải công bố công khai tình hình tài chính như khi phát hành trái phiếu.  

Bà Phan Thị Thu Hiền khẳng định, chủ trương của Đảng và Chính phủ, định hướng phát triển thị trường trái phiếu để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, từng bước giảm phụ thuộc vào ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu. Bộ Tài chính đang phối hợp với các Bộ ngành triển khai đồng bộ một số giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu DN. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường còn đang gặp nhiều khó khăn, khi khung pháp lý chưa đầy đủ, hạ tầng còn thiếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà nước chi hơn 152.000 tỷ đồng trả nợ trong 8 tháng
Nhà nước chi hơn 152.000 tỷ đồng trả nợ trong 8 tháng

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, giá trị chi trả nợ của Chính phủ trong tháng 8/2018 là 4.277 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng là 152.719 tỷ đồng.

Nhà nước chi hơn 152.000 tỷ đồng trả nợ trong 8 tháng

Nhà nước chi hơn 152.000 tỷ đồng trả nợ trong 8 tháng

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, giá trị chi trả nợ của Chính phủ trong tháng 8/2018 là 4.277 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng là 152.719 tỷ đồng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị đẩy nhanh xử lý nợ xấu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị đẩy nhanh xử lý nợ xấu

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới ban hành Chỉ thị số 05 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị đẩy nhanh xử lý nợ xấu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị đẩy nhanh xử lý nợ xấu

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới ban hành Chỉ thị số 05 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.

VAMC đấu giá hai khoản nợ xấu gần 300 tỷ đồng
VAMC đấu giá hai khoản nợ xấu gần 300 tỷ đồng

VOV.VN - Hai khoản nợ xấu trị giá gần 300 tỷ đồng được Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam mua lại từ ngân hàng thương mại và đem đấu giá.

VAMC đấu giá hai khoản nợ xấu gần 300 tỷ đồng

VAMC đấu giá hai khoản nợ xấu gần 300 tỷ đồng

VOV.VN - Hai khoản nợ xấu trị giá gần 300 tỷ đồng được Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam mua lại từ ngân hàng thương mại và đem đấu giá.

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ
Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

VOV.VN - Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phải vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần phải hết sức thận trọng, có hiệu quả và phải có cơ chế trả nợ rõ ràng.

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

VOV.VN - Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phải vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần phải hết sức thận trọng, có hiệu quả và phải có cơ chế trả nợ rõ ràng.