Cùng nắm tay vì một nền văn học hiện đại, nhân văn

VOV.VN - “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” là cuộc gặp mặt của những người viết văn trên tinh thần cùng nắm tay nhau vì 1 Việt Nam hòa bình, nhân văn.

Với chủ đề “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc”, lần đầu tiên sau hơn 40 năm đất nước thống nhất, một cuộc gặp mặt giữa các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại 12 quốc gia trên thế giới với hơn 100 nhà văn tiêu biểu trong nước đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là cuộc gặp của những người viết văn trên tinh thần cùng nắm tay nhau vì một Việt Nam hòa bình, văn hóa, văn minh và hạnh phúc con người. 

Bốn mươi năm cho một cuộc gặp giữa những nhà văn Việt Nam ở hải ngoại với các nhà văn trong nước là một quãng thời gian chờ đợi khá dài. Vì vậy, khó có thể diễn tả hết tâm trạng xúc động của những người con xa xứ, nay có dịp trở về trong vòng tay bè bạn nơi quê nhà. Nói như nhà văn Võ Công Liêm, đang sinh sống tại Canađa, các nhà văn Việt Nam dù trong nước hay ngoài nước đều có chung một trách nhiệm là bằng ngòi bút của mình, giúp thế giới hiểu hơn về người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Cuộc gặp mặt này là cuộc gặp của tình đoàn kết: "Những nhà văn dù ở nước ngoài, hay những nhà văn trong nước đều là anh em. Buổi gặp mặt này là một tiếng nói cần thiết đối với người nước ngoài, họ đang nhìn tới Việt Nam mình từ một khía cạnh khác."

Quang cảnh buổi gặp gỡ nhà văn hải ngoại

Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với biết bao hy sinh mất mát khi dải đất hình chữ S bị chia cắt đôi miền Nam – Bắc, vô hình trung đã tạo nên những hố sâu ngăn cách về tư tưởng, nhận thức, tình cảm của người cầm bút khi viết về một giai đoạn lịch sử đầy đau thương nhưng anh hùng ấy. Những vết thương cần thời gian để liền sẹo. Cuộc gặp mặt lần này là dịp để đề cao trách nhiệm xã hội, gắn kết cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, bảo tồn và phát huy truyền thống yêu nước, nhân văn, hướng thiện trong tinh thần đoàn kết dân tộc; tạo cơ chế phối hợp gắn bó các nhà văn nước ngoài với Hội Nhà văn Việt Nam về sáng tác, công bố tác phẩm; đồng thời giúp các nhà văn hải ngoại hiểu hơn thành tựu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều tác phẩm phục vụ độc giả Việt Nam. 

Tuy vắng mặt nhiều người thuộc thế hệ nhà văn trước năm 1975 vì điều kiện tuổi cao sức yếu, nhưng đổi lại, sự có mặt của các nhà văn trẻ lại là sự khỏa lấp cần thiết về cảm quan cuộc sống, tư duy nghệ thuật, tư tưởng nhân đạo, nhân văn của thế giới hiện đại khi nhìn về chiến tranh, về những hy sinh mất mát của thế hệ cha anh mình cho độc lập dân tộc. Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai – đang định cư tại Indonesia cho rằng: đây là dịp để những người viết văn trẻ như chị gặp gỡ nhiều hơn những nhà văn Việt Nam từng có tác phẩm được xuất bản trước năm 1975 và bây giờ họ vẫn viết và xuất bản tác phẩm ở nước ngoài. Nhà văn đến với nhau không chỉ bằng lời nói, mà là qua tác phẩm: "Khi chưa thể gặp mặt nhau, chúng ta có thể đối thoại bằng tác phẩm, giao lưu bằng tác phẩm. Tôi muốn chúng ta hãy mở một con đường để đón những tác phẩm Việt mang về với Việt Nam. Bởi đây là những tác phẩm thấm đẫm chất Việt, viết về đất mẹ Việt Nam và nó xứng đáng được tôn vinh."

Là chủ nhà của cuộc gặp gỡ, nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam khẳng định rằng, dẫu muộn nhưng còn hơn không làm. Cuộc gặp mặt này cho thấy các nhà văn Việt Nam ở hải ngoại luôn có nguyện vọng trở về với Tổ quốc, với nhân dân. Đây là lúc cùng nhau bàn cách để đưa văn chương của người Việt Nam ở hải ngoại về với dân tộc cũng như đưa văn chương trong nước ra với bạn bè thế giới, để mọi người hiểu Việt Nam hơn, yêu Việt Nam hơn; hố sâu ngăn cách trong quá khứ cũng nhờ đó mà sẽ bị xóa bỏ, nhà văn trong nước, nhà văn ngoài nước cùng nắm tay nhau xây dựng nền văn học nước nhà ngày càng phong phú hơn. Nhà thơ chia sẻ: "Hiện nay chúng ta nên tìm cách quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài. Việc hố sâu ngăn cách, ở chính các nhà văn phải làm sao xoá đi rào cản đó. Không thể có sự ngăn mặt, cách lòng khi mà giang sơn đã về một mối. Thực sự, các nhà văn họ luôn gắn bó với Tổ quốc".

Các nhà văn hải ngoại phát biểu tại cuộc gặp mặt.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ông Vũ Hồng Nam – người chắp nối cho cuộc gặp này không thể giấu được sự phấn khởi khi sự kiện được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Đứng trên mảnh đất nghìn năm văn hiến, mỗi nhà văn dù trong nước hay hải ngoại đều thấy mình tự hào hơn, trách nhiệm hơn với nơi mình sinh ra, nơi nuôi dưỡng tâm hồn văn chương, bồi đắp mạch nguồn sáng tạo cho mỗi người cầm bút.  Ông cho rằng cuộc gặp này sẽ mở ra một trang mới để văn học Việt Nam ở hải ngoại  được trở về với đất nước, đồng thời là dịp đưa văn chương Việt Nam ra với thế giới.

Ông Vũ Hồng Nam nói:  "Trong phát biểu của các nhà văn ở nước ngoài, tôi thấu hiểu được ý nguyện đau đáu, và một tâm hồn dân tộc của họ. Chúng ta nên khép lại những quá khứ đau thương và hướngvề tương lai, để cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam trong tương lai.

Tôi cũng được biết có rất nhiều ý tưởng sau cuộc gặp này, ví dụ như việc đưa tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn của chúng ta ở nước ngoài lưu hành ở trong nước, hoặc là các tác phẩm của chúng ta đưa ra nước ngoài, tới cộng đồng bà con người Việt Nam ở nước ngoài".

Quá khứ đau thương hơn 40 năm trước đã khép lại, một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, văn hóa, văn minh đang hòa mình cùng thế giới. Phấn đấu cho sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc sẽ không làm ai bé đi mà ngược lại làm cho mỗi nhà văn tự vượt lên chính mình, vươn kịp với chiều kích mới của dân tộc. 

Việc Hội Nhà văn Việt Nam thời gian qua đã chủ động giới thiệu trên báo chí, xuất bản nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam ở hải ngoại cũng như tổ chức nhiều hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, trao giải thưởng hàng năm, kết nạp nhiều nhà văn hải ngoại cùng nhiều nhà văn ở miền Nam trước năm 1975 vào tổ chức cho thấy, Hội Nhà văn Việt Nam luôn coi đời sống văn học của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận khăng khít của văn học nước nhà.

Hội luôn trân trọng đón nhận những đứa con tinh thần của các đồng nghiệp ở hải ngoại như sự bổ sung và làm giàu cho văn học đất nước, đồng thời hy vọng cuộc gặp lần này sẽ mở ra cơ hội đoàn kết tất cả tài năng văn học Việt Nam từ mọi chân trời, rũ bỏ mọi ngăn cách trong quá khứ, chung sức xây dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại, nhân văn, xứng đáng với niềm tin yêu của độc giả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro giành Nobel Văn học 2017
Nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro giành Nobel Văn học 2017

Tiểu thuyết gia 62 tuổi được xướng tên trong buổi lễ công bố tại Thụy Điển, chiều 5/10. 

Nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro giành Nobel Văn học 2017

Nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro giành Nobel Văn học 2017

Tiểu thuyết gia 62 tuổi được xướng tên trong buổi lễ công bố tại Thụy Điển, chiều 5/10. 

Chủ nhân Nobel Văn học 2017: Sự lựa chọn 'sẽ làm cả thế giới hạnh phúc'
Chủ nhân Nobel Văn học 2017: Sự lựa chọn 'sẽ làm cả thế giới hạnh phúc'

Giải Nobel Văn học 2017 vừa được trao cho tác giả người Anh gốc Nhật Bản Kazuo Ishiguro.

Chủ nhân Nobel Văn học 2017: Sự lựa chọn 'sẽ làm cả thế giới hạnh phúc'

Chủ nhân Nobel Văn học 2017: Sự lựa chọn 'sẽ làm cả thế giới hạnh phúc'

Giải Nobel Văn học 2017 vừa được trao cho tác giả người Anh gốc Nhật Bản Kazuo Ishiguro.

Đặt cược Nobel Văn học 2017: Liệu có gì bất ngờ?
Đặt cược Nobel Văn học 2017: Liệu có gì bất ngờ?

Những người đoạt giải trong quá khứ có Alice Munro, Orhan Pamuk, Winston Churchill và “chú ngựa ô” bất kham năm ngoái - Bob Dylan.

Đặt cược Nobel Văn học 2017: Liệu có gì bất ngờ?

Đặt cược Nobel Văn học 2017: Liệu có gì bất ngờ?

Những người đoạt giải trong quá khứ có Alice Munro, Orhan Pamuk, Winston Churchill và “chú ngựa ô” bất kham năm ngoái - Bob Dylan.

Thủ tướng làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
Thủ tướng làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

VOV.VN - Thủ tướng khẳng định luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của văn nghệ sĩ cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật.

Thủ tướng làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Thủ tướng làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

VOV.VN - Thủ tướng khẳng định luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của văn nghệ sĩ cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật.

Bộ sách Văn học Hàn Quốc lần đầu ra mắt tại Việt Nam
Bộ sách Văn học Hàn Quốc lần đầu ra mắt tại Việt Nam

VOV.VN - Sự kiện ra mắt hai bộ sách về văn học Hàn Quốc đã mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.

Bộ sách Văn học Hàn Quốc lần đầu ra mắt tại Việt Nam

Bộ sách Văn học Hàn Quốc lần đầu ra mắt tại Việt Nam

VOV.VN - Sự kiện ra mắt hai bộ sách về văn học Hàn Quốc đã mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.