Cộng hòa Crimea (Ukraine) sẵn sàng cho cuộc trưng cầu dân ý

VOV.VN - Để đảm bảo tính minh bạch của cuộc bỏ phiếu, Crimea sẽ cho mời các quan sát viên của nhiều nước trên thế giới.

Chỉ còn hai ngày nữa Cộng hòa tự trị Crimea, Ukraine sẽ tiến hành trưng cầu ý dân về việc có sáp nhập với Nga hay không. Công tác chuẩn bị cho sự kiện đến nay đã hoàn tất. Mỹ và Liên minh châu Âu trong lúc này vẫn tiếp tục gây sức ép với Nga về cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea. 

Quốc kỳ Nga bên ngoài tòa nhà Quốc hội Crimea (Ảnh: AFP)

Cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân lần này được xem là cơ hội để người dân Crimea có thể đưa ra quyết định là liệu Crimea có muốn trở thành một bộ phận của nước Nga hay không. Theo thiết kế phiếu bầu được đăng tải trên website nghị viện Crimea, cử tri khi đi bỏ phiếu sẽ phải trả lời 2 câu hỏi: “Bạn có ủng hộ việc sát nhập Crimea với Nga như một bộ phận của Liên bang Nga hay không?” và “Bạn có ủng hộ hiến pháp 1992 cũng như ủng hộ quy chế Crimea là một bộ phận của Ukraine hay không?”

Đến nay, các điểm bỏ phiếu đã cơ bản được hoàn tất. Các trường học cũng đã được trưng dụng làm các điểm bỏ phiếu. Ông Alexander Dromashko, người đứng đầu Ủy ban bầu cử quận Lenin, thành phố Sevastopol cho biết: “Các điểm bỏ phiếu đã sẵn sàng. Ủy ban bầu cử đã sẵn sàng. Giờ chúng tôi chỉ cần sắp xếp phiếu bầu, niêm phòng sau đó tổ chức trưng cầu ý dân. Đây không phải là lần đầu tiên tôi tham gia tổ chức các sự kiện này. Tôi biết rõ người dân nơi đây. Theo tôi khoảng 97% người dân sẽ tham gia bỏ phiếu bởi vì mọi người đều muốn tham gia bỏ phiếu. Đây là quyền lợi của họ”.

Trong một tuyên bố mới nhất, nhà lãnh đạo mới được chỉ định của Cộng hòa tự trị Crimea, ông Sergei Aksyonov ngày 13/3 tuyên bố sẽ đảm bảo cho cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea diễn ra minh bạch và công bằng.

Ông Aksynov nói:“Chúng tôi sẽ đảm bảo cuộc trưng cầu ý dân sẽ tuân thủ tất cả các điều khoản luật pháp châu Âu, kể cả vấn đề an ninh cho bầu cử cũng như việc người dân có thể thể hiện ý nguyện của mình tại các điểm bỏ phiếu. Tôi tin rằng, ngày 16/3 tới, đa phần người dân Crimea sẽ bỏ phiếu”.

Để đảm bảo tính minh bạch của cuộc bỏ phiếu, Crimea sẽ cho mời các quan sát viên của nhiều nước trên thế giới như: Israel, Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Hungary, Czech… tới để tham gia giám sát bầu cử. Tuy nhiên, theo người đứng đầu Ủy ban bầu cử Crimea, ông Mikhail Malyshev, Crimea sẽ  không mời các quan sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), với lý do tổ chức này từng lên tiếng chỉ trích cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea.

Trong một tuyến bố, người đứng đầu Ủy ban bầu cử Crimea, ông Mikhail Malyshev nói: “Theo tôi, những người đã từng chỉ trích cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea là bất hợp pháp thì sao họ có thể trở thành quan sát viên bầu cử. Nếu họ đã nói cuộc trưng cầu ý dân là bất hợp pháp thì liệu có hợp lý để mời họ tham gia giám sát bầu cử hay không”.

Trong lúc này, Mỹ và Liên minh châu Âu tiếp tục gia tăng sức ép với Nga về cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea. Tại một phiên điều trần ở Quốc hội Mỹ 13/03, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Mỹ và Liên minh sẽ đưa ra một loạt cái gọi là “những bước đi quan trọng” nhằm vào Nga nếu cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea vẫn diễn ra theo kế hoạch trong ngày 16/3 tới. Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết sẽ tiến hành đối thoại với Ngoại trưởng Nga.

Theo một số nguồn tin, Mỹ đã soạn một dự thảo nghị quyết yêu cầu Hội đồng bảo an lên án cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 16/3 tới tại Crimea. Được biết Mỹ đã phân phát văn kiện này tới các thành viên và muốn đưa dự thảo nghị quyết này ra bỏ phiếu tại Hội đồng bảo an trước ngày 16/3. 

Ngoại trưởng Anh William Hague cùng ngày đã kêu gọi Crimea hủy bỏ cuộc trưng cầu ý dân nhằm giảm nhiệt tình hình tại Ukraine. Ông Hague cũng cảnh báo Nga sẽ phải đối mặt với các biện pháp mạnh nếu cuộc trưng cầu ý dân vẫn tiếp diễn.

Đáp lại các tuyên bố trên của Mỹ và các nước phương Tây, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, Vitaly Churkin nhấn mạnh, Nga và người dân Nga đều “không mong muốn chiến tranh”. Tuy nhiên, ông tái khẳng định lập trường của Nga rằng cuộc trưng cầu ý dân ở bán đảo Crimea thuộc Ukraine “bắt nguồn từ khoảng trống pháp lý của khu vực này” và là hệ quả của “hành động vi hiến lật đổ Chính phủ ở Ukraine”.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga không khởi xướng cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay. Vì thế, Ukraine cũng như phương Tây không thể đổ lỗi cho Nga về những diễn biến tại nước Cộng hòa tự trị Crimea./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tại Crimea
Nga không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tại Crimea

VOV.VN -Trong một động thái liên quan, nhóm G7 kêu gọi Nga ngừng sự ủng hộ đối với các nỗ lực thay đổi quy chế của Crimea.

Nga không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tại Crimea

Nga không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tại Crimea

VOV.VN -Trong một động thái liên quan, nhóm G7 kêu gọi Nga ngừng sự ủng hộ đối với các nỗ lực thay đổi quy chế của Crimea.

Mỹ, EU sẽ đáp trả nếu cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea diễn ra
Mỹ, EU sẽ đáp trả nếu cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea diễn ra

VOV.VN - Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hy vọng sẽ tránh được những bước đi như vậy khi thảo luận với Ngoại trưởng Nga Lavrov.

Mỹ, EU sẽ đáp trả nếu cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea diễn ra

Mỹ, EU sẽ đáp trả nếu cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea diễn ra

VOV.VN - Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hy vọng sẽ tránh được những bước đi như vậy khi thảo luận với Ngoại trưởng Nga Lavrov.

Ukraine kêu gọi Liên Hợp Quốc xem xét tình hình tại Crimea
Ukraine kêu gọi Liên Hợp Quốc xem xét tình hình tại Crimea

VOV.VN - Quốc hội Ukraine đã kêu gọi Liên Hợp Quốc xem xét tình hình tại Cộng hòa tự trị Crimea.

Ukraine kêu gọi Liên Hợp Quốc xem xét tình hình tại Crimea

Ukraine kêu gọi Liên Hợp Quốc xem xét tình hình tại Crimea

VOV.VN - Quốc hội Ukraine đã kêu gọi Liên Hợp Quốc xem xét tình hình tại Cộng hòa tự trị Crimea.

Crimea “nóng lên” trước giờ G
Crimea “nóng lên” trước giờ G

VOV.VN - Nga, EU và Mỹ, không ai chịu nhường ai khiến cho tình hình Ukraine hiện vẫn đang lâm vào bế tắc.

Crimea “nóng lên” trước giờ G

Crimea “nóng lên” trước giờ G

VOV.VN - Nga, EU và Mỹ, không ai chịu nhường ai khiến cho tình hình Ukraine hiện vẫn đang lâm vào bế tắc.

Ukraine không can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý của Crimea
Ukraine không can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý của Crimea

VOV.VN -Ông Turchynov cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea về việc sáp nhập vùng lãnh thổ này vào Nga là một màn kịch.

Ukraine không can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý của Crimea

Ukraine không can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý của Crimea

VOV.VN -Ông Turchynov cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea về việc sáp nhập vùng lãnh thổ này vào Nga là một màn kịch.

Nga tập trận trước cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea
Nga tập trận trước cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea

VOV.VN - Các cuộc tập trận của Nga đều diễn ra ở khu vực gần biên giới với Ukraine.

Nga tập trận trước cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea

Nga tập trận trước cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea

VOV.VN - Các cuộc tập trận của Nga đều diễn ra ở khu vực gần biên giới với Ukraine.