Hé lộ bí quyết giỏi tiếng Anh của người dân ở đảo quốc Seychelles

VOV.VN - Từng là thuộc địa của Pháp nhưng đảo quốc Seychelles lại có tỷ lệ cực lớn người dân giỏi tiếng Anh, sử dụng thành thạo ngôn ngữ này.

Đảo quốc Seychelles nhỏ bé và xinh đẹp nằm ở Ấn Độ Dương và ở ngoài khơi (về phía đông) lục địa châu Phi. Quốc gia quần đảo này từng là thuộc địa của Pháp và có tới một nửa dân số nước này hiện nay nói tiếng Pháp.

Đảo quốc xinh đẹp Seychelles. Ảnh: Twistedsifter.

Tuy nhiên tiếng Anh ở Seychelles cũng rất phổ biến, được sử dụng tại nhiều sự kiện chính thức của quốc gia này. Ngôn ngữ của xứ sở sương mù là một trong 3 thứ tiếng chính thức của đảo quốc này, bên cạnh tiếng Pháp và tiếng bản địa Creole. Đa phần người dân Seychelles có thể nghe – nói tiếng Anh rất tốt.

Đâu là bí quyết để người dân một nước châu Phi vốn là thuộc địa của Pháp lại thành thạo tiếng Anh đến như vậy?

Trong quá trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Truyền thông châu Á (AMS) 2019 tổ chức ở Campuchia, tôi có dịp gặp gỡ đại biểu Sherlyn, nghiên cứu viên của hãng phát thanh truyền hình công Seychelles và được chị này lý giải vì sao tiếng Anh lại có nền tảng tốt ở đảo quốc châu Phi này.

Sherlyn cho biết, tiếng Anh được dạy cho học sinh ngay từ bậc tiểu học ở Cộng hòa Seychelles. Bắt đầu từ cấp 2 (trung học cơ sở), tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ giảng dạy (các môn học) tại nhà trường. Và tất nhiên, tiếng Anh tiếp tục là công cụ giảng dạy chính ở bậc đại học.

Đại biểu của truyền thông Seychelles, Sherlyn, có mặt tại Campuchia để dự Hội nghị Thượng đỉnh Truyền thông châu Á (AMS) 2019. Ảnh: Trung Hiếu.

Chính nhờ nền tảng giáo dục như vậy cộng thêm môi trường sử dụng tiếng Anh rộng rãi nên theo Sherlyn, có tới 90% người dân Seychelles có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh.

Trường hợp Anh ngữ ở Seychelles có lẽ là một ví dụ để ngành giáo dục Việt Nam tham khảo trong bối cảnh Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đặt ra một mục tiêu rất tham vọng là đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam.

Mục tiêu mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề ra thực ra là vô cùng lớn khi Việt Nam vốn không có nền tảng tiếng Anh từ quá khứ như trường hợp Ấn Độ và vài quốc gia Đông Nam Á khác cận kề chúng ta. Đất nước chúng ta đã có gần một thế kỷ là thuộc địa của Pháp chứ không phải đế chế Anh. Một nửa đất nước Việt Nam từng là thuộc địa kiểu mới của Mỹ (một nước nói tiếng Anh) nhưng xin lưu ý, đây chỉ là một nửa đất nước và hình thức thuộc địa là kiểu mới, chứ không phải kiểu cũ (trong đó ngôn ngữ của “chính quốc” được áp đặt trực tiếp lên thuộc địa).

Cũng lưu ý thêm, Cộng hòa Seychelles chỉ có gần 95.000 dân còn dân số Việt Nam lớn hơn nhiều, tới gần 100 triệu người. Việc phổ cập tiếng Anh ở trình độ cao trên một đất nước đông dân đương nhiên sẽ khó khăn gấp bội. Đấy là chưa kể tinh thần dân tộc rất cao và ý thức gìn giữ truyền thống rất mạnh ở Việt Nam, cùng nhiều bất cập khác trong ngành giáo dục nước nhà hiện nay.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng cáo tuyển y tá của IS đòi hỏi ứng viên phải nói được tiếng Anh
Quảng cáo tuyển y tá của IS đòi hỏi ứng viên phải nói được tiếng Anh

VOV.VN - Quy định của IS về trình độ tiếng Anh của y tá còn nghiêm ngặt hơn cả quy định ở Anh.

Quảng cáo tuyển y tá của IS đòi hỏi ứng viên phải nói được tiếng Anh

Quảng cáo tuyển y tá của IS đòi hỏi ứng viên phải nói được tiếng Anh

VOV.VN - Quy định của IS về trình độ tiếng Anh của y tá còn nghiêm ngặt hơn cả quy định ở Anh.

Vì sao nhiều sinh viên Trung Quốc ở Mỹ kém tiếng Anh, mong về nước?
Vì sao nhiều sinh viên Trung Quốc ở Mỹ kém tiếng Anh, mong về nước?

VOV.VN - Stephen Ling, một người Mỹ gốc Hoa, đã lý giải việc hiện nay khá nhiều du học sinh Trung Quốc ở Mỹ kém tiếng Anh và chỉ mong về nước.

Vì sao nhiều sinh viên Trung Quốc ở Mỹ kém tiếng Anh, mong về nước?

Vì sao nhiều sinh viên Trung Quốc ở Mỹ kém tiếng Anh, mong về nước?

VOV.VN - Stephen Ling, một người Mỹ gốc Hoa, đã lý giải việc hiện nay khá nhiều du học sinh Trung Quốc ở Mỹ kém tiếng Anh và chỉ mong về nước.

Xin đừng ghẻ lạnh “từ Hán Việt”
Xin đừng ghẻ lạnh “từ Hán Việt”

VOV.VN- Cái mà chúng ta quen gọi là “từ Hán Việt” đóng vai trò không hề nhỏ trong ngôn ngữ dân tộc. Thế nhưng nhiều khi lớp từ đó lại bị rẻ rúng một cách vô lý.

Xin đừng ghẻ lạnh “từ Hán Việt”

Xin đừng ghẻ lạnh “từ Hán Việt”

VOV.VN- Cái mà chúng ta quen gọi là “từ Hán Việt” đóng vai trò không hề nhỏ trong ngôn ngữ dân tộc. Thế nhưng nhiều khi lớp từ đó lại bị rẻ rúng một cách vô lý.

Cô giáo người Nga dạy tiếng Anh bị gã tình nhân 19 tuổi sát hại dã man
Cô giáo người Nga dạy tiếng Anh bị gã tình nhân 19 tuổi sát hại dã man

VOV.VN - Một cô giáo dạy tiếng Anh 27 tuổi đã bị một gã tình nhân 19 tuổi sát hại một cách tàn bạo ở Nga. Tuy nhiên hung thủ chỉ bị kết án gần 9 năm tù.

Cô giáo người Nga dạy tiếng Anh bị gã tình nhân 19 tuổi sát hại dã man

Cô giáo người Nga dạy tiếng Anh bị gã tình nhân 19 tuổi sát hại dã man

VOV.VN - Một cô giáo dạy tiếng Anh 27 tuổi đã bị một gã tình nhân 19 tuổi sát hại một cách tàn bạo ở Nga. Tuy nhiên hung thủ chỉ bị kết án gần 9 năm tù.

Vốn từ của tiếng Anh lớn đến cỡ nào?
Vốn từ của tiếng Anh lớn đến cỡ nào?

VOV.VN - Việc xác định thế nào là một từ nhiều khi không đơn giản chút nào.

Vốn từ của tiếng Anh lớn đến cỡ nào?

Vốn từ của tiếng Anh lớn đến cỡ nào?

VOV.VN - Việc xác định thế nào là một từ nhiều khi không đơn giản chút nào.

Iran muốn bỏ thế độc quyền của tiếng Anh và đẩy mạnh dùng tiếng Nga
Iran muốn bỏ thế độc quyền của tiếng Anh và đẩy mạnh dùng tiếng Nga

VOV.VN - Quan chức Iran khẳng định, chính sách giáo dục của họ là phá bỏ thế độc quyền của tiếng Anh với tư cách là ngoại ngữ 2, và tăng cường dạy tiếng Nga.

Iran muốn bỏ thế độc quyền của tiếng Anh và đẩy mạnh dùng tiếng Nga

Iran muốn bỏ thế độc quyền của tiếng Anh và đẩy mạnh dùng tiếng Nga

VOV.VN - Quan chức Iran khẳng định, chính sách giáo dục của họ là phá bỏ thế độc quyền của tiếng Anh với tư cách là ngoại ngữ 2, và tăng cường dạy tiếng Nga.