Khám phá tộc người du mục cuối cùng trên cao nguyên Pamir (Pakistan)

VOV.VN - Công việc nặng nhọc và phải làm ở vùng đồi núi cao hẻo lánh khiến nhiều thanh niên tộc người Wakhi không còn mặn mà với nghề nghiệp của cha ông.

Cao nguyên Pamir (Pakistan) nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi cao tới 6.000m. Nơi đây có những đồng cỏ xanh mướt và những hồ rộng rất phù hợp với việc chăn nuôi gia súc.
Tuy nhiên, để đến được cao nguyên Pamir, những người du mục thuộc tộc người Wakhi phải vượt qua những con đường độc đạo trên rìa núi cheo leo.
Hiện, có khoảng 1.000 con gia súc đang được người Wakhi chăn thả tại cao nguyên Pamir.
Công việc chủ yếu của họ là vắt sữa dê, bò và cừu để sản xuất bơ và pho mát. Tuy nhiên, công việc này vừa vất vả vừa hết sức nhàm chán nhất là đối với các thanh niên. 
Ngoài phần lớn thời gian dành cho việc chăn nuôi gia súc, cứ vào mùa hè, người Wakhi lại cưỡi bò Yak hoặc lừa trở về khu làng của họ để tham gia lễ hội Woolio tôn vinh bò Yak- con vật linh thiêng của người Wakhi.
Một trong những đặc sản của người Wakhi trong lễ Woolio là "chamuk" làm từ bột mì trộn với bơ làm từ sữa của bò Yak. Theo truyền thống, người Wakhi sẽ uống trà sữa được pha thêm một chút muối khi ăn chamuk nhưng họ mới chuyển sang dùng đường để pha với trà sữa.
Sau khi dùng bữa, người Wakhi sẽ tham gia phần hội của lễ Woolio. Họ nhảy múa và ca hát bất chấp thời tiết bên ngoài có như thế nào.
Sau lễ Woolio, người Wakhi lại trở về với công việc chăn thả gia súc của mình. Tuy nhiên, đáng buồn là không còn nhiều thanh niên Wakhi mặn mà với việc này.
Theo thống kê của chính quyền địa phương, vào mùa hè năm 2016, chỉ có 17 trong tổng số 40 khu lều trại của những người chăn nuôi Wakhi tại cao nguyên Pamir còn có người sử dụng.
Điều này xuất phát từ việc ngày càng nhiều thanh niên Wakhi bỏ làng ra thành phố để học tập và kiếm việc làm có thu nhập tốt hơn. Giờ đây, chỉ có những người già cả vẫn bám trụ với nghề chăn nuôi.
Một số người già Wakhi cho biết, việc chăn nuôi gia súc rất vất vả, dù thời tiết có như thế nào, họ cũng phải dậy sớm để vắt sữa. Việc này phải làm rất nhanh trước khi bóng đêm và gió lạnh thấu xương ập đến.
Cô Inayat Bakht, 21 tuổi, đang lấy sữa để làm bánh pho mát khô có tên gọi là "qurut".
Phần bên trái là bánh pho mát qurut mới được nặn (màu trắng) còn bên phải là bánh qurut đã được phơi khô.
Trong khi đó, các nam thanh niên người Wakhi lại chơi bóng chày- môn thể thao phương Tây mới du nhập vào Pakistan mà họ học được khi xuống phố đi học. Nghề chăn nuôi truyền thống không còn đủ sức thu hút họ nữa.

Một nhóm ít ỏi những người Wakhi còn theo nghề chăn nuôi tập trung bên ngoài một nhà thờ địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vẻ đẹp “thần tiên” ở xứ du mục Siberia
Vẻ đẹp “thần tiên” ở xứ du mục Siberia

VOV.VN -Thiên nhiên được cho là quá ưu đãi cho người dân Tuva, Siberia khi nơi đây là cái nôi của những nền văn hóa độc đáo và giàu phong tục truyền thống.

Vẻ đẹp “thần tiên” ở xứ du mục Siberia

Vẻ đẹp “thần tiên” ở xứ du mục Siberia

VOV.VN -Thiên nhiên được cho là quá ưu đãi cho người dân Tuva, Siberia khi nơi đây là cái nôi của những nền văn hóa độc đáo và giàu phong tục truyền thống.

Bộ tộc du mục di cư mỗi khi có người chết ở Nepal
Bộ tộc du mục di cư mỗi khi có người chết ở Nepal

Bộ tộc Raute ở Nepal không có nơi ở cố định. Họ thường xuyên di chuyển từ trại này sang trại khác mỗi khi có thành viên trong bộ lạc qua đời để tránh tà ma.

Bộ tộc du mục di cư mỗi khi có người chết ở Nepal

Bộ tộc du mục di cư mỗi khi có người chết ở Nepal

Bộ tộc Raute ở Nepal không có nơi ở cố định. Họ thường xuyên di chuyển từ trại này sang trại khác mỗi khi có thành viên trong bộ lạc qua đời để tránh tà ma.

Sống trên xe Van- trào lưu sống du mục thời hiện đại ở Mỹ
Sống trên xe Van- trào lưu sống du mục thời hiện đại ở Mỹ

VOV.VN - Thay vì ổn định, một bộ phận người dân Mỹ đã chọn cuộc sống nay đây mai đó cùng "ngôi nhà di động" trên xe của mình và đi khắp đất nước. 

Sống trên xe Van- trào lưu sống du mục thời hiện đại ở Mỹ

Sống trên xe Van- trào lưu sống du mục thời hiện đại ở Mỹ

VOV.VN - Thay vì ổn định, một bộ phận người dân Mỹ đã chọn cuộc sống nay đây mai đó cùng "ngôi nhà di động" trên xe của mình và đi khắp đất nước.