Phụ nữ Trung Quốc... nuôi lông nách để thể hiện bình đẳng giới!

VOV.VN - Đỉnh điểm của cuộc đấu vì nữ quyền này là một cuộc thi... lông nách dành cho chị em người Hoa. Đương nhiên cuộc thi gây ra nhiều tranh cãi.

“Liệu mình có nên cạo lông nách?” – đây là câu hỏi thường xuyên ám ảnh Xiao Meili, một nhân vật hoạt động nữ quyền nổi bật tại Trung Quốc.

Những phụ nữ Trung Quốc muốn thể hiện quyền bình đẳng giới qua việc phô bày lông nách (ảnh: Gender in China)

Bà Xiao nói: “Con gái thường hay lo lắng về lông nách của mình, coi đó là dấu hiệu của việc ở bẩn và thiếu văn minh... Nhưng chúng tôi nên có quyền lựa chọn liệu có để cho lông nách mọc tự nhiên trên cơ thể hay không”.

Xiao Meili muốn các phụ nữ thực sự làm chủ cơ thể của mình nên bà đã phát động một “cuộc thi Lông nách” trên mạng xã hội Weibo, một trang blog phổ biến tại Trung Quốc.

Bà Xiao giải thích: Có lông lá trên cơ thể được coi là “nam tính”, nhưng việc dưới nách không có tí lông nào không hề nằm trong cách nhìn truyền thống của người Trung Quốc về cái đẹp.

Nhà nữ quyền Trung Quốc, cô Li Tingting đăng ảnh bày tỏ sự tự hào về việc có lông nách (ảnh: Gender in China)

Bà này nói tiếp: Khổng Tử nói rằng, cơ thể, tóc lông và da của chúng ta được bố mẹ ban tặng cho chúng ta, và chúng ta không nên làm tổn hại các thứ đó.

Theo bà, người Trung Quốc trước kia vốn coi một thoáng lông nách nữ giới là nét huyền bí và duyên dáng.

Cuộc thi lông nách của bà Xiao dẫn ra trường hợp một ngôi sao điện ảnh nuôi lông nách trở lại để đóng một vai trong một bộ phim lấy bối cảnh là Trung Quốc thập niên 1930.

Tuy nhiên có một số người đã thách thức cách tiếp cận của bà Xiao đối với chủ đề này.

Một phụ nữ viết trên trang Weibo: “Cuộc thi này là thế quái gì vậy? Không ai ép tôi cạo lông nách. Tôi cạo vì rất không nên để lông như vậy”.

Một phụ nữ khác còn cực đoan hơn: “Để lông nách không cạo quả là bất lịch sự, cho dù đó là nam hay nữ”.

Thế nhưng cuộc thi này bất ngờ thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều người. Hàng ngàn người đã tham gia vào cuộc thảo luận về chủ đề này.

Một nữ sinh đại học hồ hởi khoe lông nách hưởng ứng cuộc thi

Một cô gái tham gia vào sự kiện đã đăng một bức ảnh của mình tựa lưng vào ghế trong ký túc xá và giơ tay lên không trung. Cô gái này viết: “Tôi là một sinh viên đại học. Tôi yêu lông nách của mình. Tôi ủng hộ lông tự nhiên, sự tự nhiên, và sự bình đẳng”.

Li Tingting, một nhà hoạt động nữ quyền khác, đã đăng một bức ảnh của chính mình đang cởi trần khoe lông nách và các dòng chữ Hán với nội dung “trừng phạt bạo lực gia đình và yêu thích lông nách”.

Cô này mới được cho tại ngoại sau khi bị bắt giữ cùng 4 nhà hoạt động khác.

Cảnh sát đã tạm giam những người này trong hơn 1 tháng do tổ chức một cuộc biểu tình nhằm nâng cao nhận thức về quấy rối tình dục và bạo lực gia đình.

Cô Li nói: “Tôi cho rằng cuộc thi này rất có ý nghĩa. Chủ nghĩa tiêu thụ hiện nay ngập tràn yếu tố giới. Thị trường đẩy các loại sản phẩm cạo lông dành cho phụ nữ... Chúng ta cần có khoảng trống để suy tư về việc vì sao phụ nữ phải buộc cạo sạch lông trên cơ thể chúng ta”.

Nhiều chị em Trung Quốc khác hăng hái tham gia vào cuộc thi trên mạng Weibo

Cô Li lập luận: “Cánh nam giới cởi trần đi lại ngoài đường suốt ngày mà sao phụ nữ lại không được như vậy? Đối với bản thân phụ nữ, chúng ta cần giải phóng cả tư tưởng và cơ thể của chúng ta.”

Nhà nữ quyền này xác nhận một cách chắc nịch: “Đối với tôi, cơ thể là chiến trường của chính tôi”./.

>> Xem thêm: Thi hoa hậu: Phụ nữ Việt ngày càng quyền lực

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ nhà báo phát thanh đối diện bạo lực và quấy rối tình dục
Nữ nhà báo phát thanh đối diện bạo lực và quấy rối tình dục

VOV.VN - Nhiều chị em trong ngành phát thanh đã bị sát hại. Kẻ hành hung nhiều khi vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Nữ nhà báo phát thanh đối diện bạo lực và quấy rối tình dục

Nữ nhà báo phát thanh đối diện bạo lực và quấy rối tình dục

VOV.VN - Nhiều chị em trong ngành phát thanh đã bị sát hại. Kẻ hành hung nhiều khi vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Bà Merkel 5 năm liên tiếp là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới
Bà Merkel 5 năm liên tiếp là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới

VOV.VN - Dù vẫn nắm giữ vị trí này trong 5 năm liên tiếp nhưng bà Angela Merkel đang bị cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bám theo sát nút.

Bà Merkel 5 năm liên tiếp là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới

Bà Merkel 5 năm liên tiếp là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới

VOV.VN - Dù vẫn nắm giữ vị trí này trong 5 năm liên tiếp nhưng bà Angela Merkel đang bị cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bám theo sát nút.

Philippines kêu gọi đẩy mạnh bảo vệ nữ quyền
Philippines kêu gọi đẩy mạnh bảo vệ nữ quyền

VOV.VN - Số vụ bạo hành phụ nữ ở Philippines chủ yếu xảy ra ở các cộng đồng dân cư nghèo.

Philippines kêu gọi đẩy mạnh bảo vệ nữ quyền

Philippines kêu gọi đẩy mạnh bảo vệ nữ quyền

VOV.VN - Số vụ bạo hành phụ nữ ở Philippines chủ yếu xảy ra ở các cộng đồng dân cư nghèo.

Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên
Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên

VOV.VN - Với nhiều phụ nữ trẻ Ấn Độ ở nông thôn, đây là một chặng đường dài, tối tăm và đầy bất trắc.

Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên

Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên

VOV.VN - Với nhiều phụ nữ trẻ Ấn Độ ở nông thôn, đây là một chặng đường dài, tối tăm và đầy bất trắc.

Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực
Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

VOV.VN - Đằng sau các sự kiện hoa hậu Việt Nam là cả một chặng đường chuyển đổi văn hóa và xã hội, tuy lâu dài nhưng đầy thú vị.

Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

VOV.VN - Đằng sau các sự kiện hoa hậu Việt Nam là cả một chặng đường chuyển đổi văn hóa và xã hội, tuy lâu dài nhưng đầy thú vị.

UNESCO bảo vệ bình đẳng giới trong truyền thông như thế nào?
UNESCO bảo vệ bình đẳng giới trong truyền thông như thế nào?

VOV.VN - Nhằm bảo vệ chị em làm truyền thông, tổ chức UNESCO đã đưa ra Bộ chỉ số Nhạy cảm Giới (GSIM).

UNESCO bảo vệ bình đẳng giới trong truyền thông như thế nào?

UNESCO bảo vệ bình đẳng giới trong truyền thông như thế nào?

VOV.VN - Nhằm bảo vệ chị em làm truyền thông, tổ chức UNESCO đã đưa ra Bộ chỉ số Nhạy cảm Giới (GSIM).

Phụ nữ Saudi Arabia muốn tự kiếm chồng, đi ngược truyền thống Hồi giáo
Phụ nữ Saudi Arabia muốn tự kiếm chồng, đi ngược truyền thống Hồi giáo

VOV.VN - Quốc gia Saudi Arabia nổi tiếng là khắt khe trong chuyện yêu đương và hôn nhân. Nhưng các cô gái ở đây đang chống lại truyền thống này.

Phụ nữ Saudi Arabia muốn tự kiếm chồng, đi ngược truyền thống Hồi giáo

Phụ nữ Saudi Arabia muốn tự kiếm chồng, đi ngược truyền thống Hồi giáo

VOV.VN - Quốc gia Saudi Arabia nổi tiếng là khắt khe trong chuyện yêu đương và hôn nhân. Nhưng các cô gái ở đây đang chống lại truyền thống này.

Phụ nữ Lebanon không thỏa mãn với vẻ đẹp bên trong
Phụ nữ Lebanon không thỏa mãn với vẻ đẹp bên trong

VOV.VN - Một số người Lebanon (Trung Đông) nhận xét họ không còn là người Lebanon nếu không chịu phẫu thuật gì đó trên cơ thể để đẹp hơn.

Phụ nữ Lebanon không thỏa mãn với vẻ đẹp bên trong

Phụ nữ Lebanon không thỏa mãn với vẻ đẹp bên trong

VOV.VN - Một số người Lebanon (Trung Đông) nhận xét họ không còn là người Lebanon nếu không chịu phẫu thuật gì đó trên cơ thể để đẹp hơn.