Lãi kinh doanh của taxi Vinasun thụt lùi vì Uber và Grab

Dù đã "xoay" nhiều cách nhằm giữ thị phần để duy trì tăng trưởng, kết quả kinh doanh năm 2016 của taxi Vinasun vẫn suy giảm do sự cạnh tranh từ Uber và Grab

CTCP Ánh Dương (Vinasun Corp -VNS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016.

Theo đó, doanh thu của Vinasun đạt 1.078 tỷ đồng và lũy kế cả năm là 4.519 tỷ đồng, tăng trưởng 6% so với năm 2015. Trong đó, doanh thu từ cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi chiếm 96%, đạt 4.352 tỷ đồng.

Doanh thu tăng nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng theo nên lợi nhuận gộp chỉ còn tương đương năm trước. Trừ đi chi phí, Vinasun đạt lợi nhuận sau thuế 312 tỷ đồng, giảm hơn 5% so với 329 tỷ đồng của năm 2015.

Như vậy, so với kế hoạch doanh thu khiêm tốn trong năm 2016 là 4.325 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 264 tỷ đồng thì Vinasun vẫn hoàn thành mục tiêu, song lợi nhuận của hãng đã bắt đầu suy giảm sau nhiều năm tăng trưởng liên tiếp.

Lai kinh doanh cua taxi Vinasun thut lui vi Uber va Grab hinh anh 1
Kết quả kinh doanh của Vinasun đã suy giảm sau nhiều năm tăng trưởng. Ảnh:VNS

Nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh có phần thụt lùi của Vinasun là vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đơn vị dịch vụ công nghệ như Uber, Grab…

Phân tích của Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho thấy câu chuyện tăng trưởng của Vinasun đã chấm dứt, do tốc độ mở rộng đội xe đã chậm lại, cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ mới gia nhập ngành như Uber và Grab. Ngoài ra còn chiến lược thận trọng trong việc mở rộng vào các thị trường mới chẳng hạn như Hà Nội.

Trong khi đó, năm 2016 giá xăng giảm chủ yếu đem lại lợi ích cho người lái xe chứ không phải công ty.

Trước đó, tại Đại hội cổ đông năm 2016, ban lãnh đạo công ty nhận định doanh nghiệp đang bị áp lực như giá rẻ, ứng dụng công nghệ thông tin để gọi xe từ đối thủ Grab và Uber của nước ngoài cạnh tranh.

Trong khi đơn vị này chỉ có một mô hình kinh doanh và phương thức kinh doanh, thì các công ty đối thủ có nhiều mô hình. Vinasun đã tiến hành lên kế hoạch tái cấu trúc giai đoạn 2016 – 2020.

"Không tái cơ cấu thì Vinasun như bị chặt đầu, không thể mở rộng hơn, như tự trói lại. Vinasun chấp nhận cuộc chơi với Uber và Grab và sẽ nghiên cứu những phương thức kinh doanh khác nhau, tùy thuộc vào mỗi địa bàn kinh doanh", đại diện hãng nói. 

Ngoài thử nghiệm dịch vụ gọi xe chở khách V.CAR ra mắt cách đây nửa năm thì Vinasun cũng đã tiến hành nhiều biện pháp để giữ lại thị phần, như đầu tư mua sắm xe mới, tăng chi phí chiết khấu và ưu đãi cho đội ngũ tài xế.

Hiện Vinasun là hãng taxi chiếm thị phần lớn nhất tại TP.HCM, với khoảng 45%. Hãng này có khoảng 6.146 xe và 17.170 nhân viên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Taxi Uber và Grab ở Việt Nam khác gì nhau?
Taxi Uber và Grab ở Việt Nam khác gì nhau?

Grab được thí điểm tại 5 thành phố còn Uber vừa bị nhà quản lý "tuýt còi", chủ yếu vì vẫn không lập pháp nhân cho loại hình "kinh doanh vận tải" ở Việt Nam.

Taxi Uber và Grab ở Việt Nam khác gì nhau?

Taxi Uber và Grab ở Việt Nam khác gì nhau?

Grab được thí điểm tại 5 thành phố còn Uber vừa bị nhà quản lý "tuýt còi", chủ yếu vì vẫn không lập pháp nhân cho loại hình "kinh doanh vận tải" ở Việt Nam.

“Bộ GTVT chưa thông qua chứ không cấm Uber hoạt động”
“Bộ GTVT chưa thông qua chứ không cấm Uber hoạt động”

VOV.VN - Bộ Giao thông Vận tải khẳng định không cấm Uber hoạt động, song đơn vị này cần phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam.

“Bộ GTVT chưa thông qua chứ không cấm Uber hoạt động”

“Bộ GTVT chưa thông qua chứ không cấm Uber hoạt động”

VOV.VN - Bộ Giao thông Vận tải khẳng định không cấm Uber hoạt động, song đơn vị này cần phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam.