Quảng Ninh: Đê biển xuống cấp, 3.000 người dân kêu cứu

VOV.VN - Tuyến đê Đồng Rui mới được tu bổ từ năm 2014 đã có hiện tượng tràn vỡ, xói lở đe dọa cuộc sống của gần 3000 hộ dân khi mùa mưa bão đang đến gần.

Tuyến đê Đồng Rui dài hơn 20km bao quanh xã đảo Đồng Rui, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) mới được tu bổ từ năm 2014 với kinh phí được quyết toán trên 25 tỷ đồng, đến nay, tuyến đê đã có hiện tượng tràn vỡ, xói lở nghiêm trọng. Nước biển theo đó mà xâm lấn nguồn nước ngọt tự nhiên, nhiễm mặn ruộng đồng... Đó là điều mà gần 3.000 người dân trên xã đảo khốn đốn, lo lắng khi mùa mưa bão 2017 đang đến rất gần.

Đê Đồng Rui là đê cấp 5. Tại Nghị quyết 16/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định: Ngân sách tỉnh chỉ chi đầu tư với tuyến đê biển cấp 3, cấp 4. Huyện Tiên Yên cần chủ động xây dựng kế hoạch sửa chữa và nâng cấp đê Đồng Rui bằng nguồn vốn ngân sách của huyện.
Nhiều năm nay, cứ đến mùa mưa, nhất là khi có bão đổ bộ, người dân Đồng Rui lại sống trong cảnh nơm nớp sợ vỡ đê. Tuyến đê Đồng Rui có chức năng ngăn mặn, bảo vệ 570ha đất sản xuất nông nghiệp; 560ha đất nuôi trồng thuỷ sản và đảm bảo an toàn cho gần 800 hộ dân với 2700 nhân khẩu. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp kết hợp khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Được biết, năm 2010, đê Đồng Rui đã được tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ đầu tư hơn 25 tỷ đồng để tu bổ nâng cấp tổng chiều dài 15,25km trên tổng toàn tuyến là 20,75km. Sau 4 năm, đê hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhưng nhiều đoạn trên tuyến đê đã xuất hiện sụt lún, sạt lở nghiêm trọng và nguy cơ vỡ đê rất cao.

Anh Trần Văn Đồng một người dân cho biết, mỗi khi mưa, bão về ai cũng lo lắng chẳng biết tuyến đê có cầm cự được không? Đã một vài lần triều cường dâng cao làm sạt mái taluy đê, khiến nước tràn vào trong.

Còn Ông Đoàn Quang Quản, trưởng thôn Thượng, xã Đồng Rui cho biết thêm, hiện chỉ còn vài thửa ruộng của người dân trong thôn canh tác được, còn lại bị nhiễm mặn. Có khoảng 6 km đê Đồng Rui chạy qua thôn nhưng do đê bị sụt lún nên mùa mưa bão nào nước biển cũng tràn vào khiến đồng ruộng trở thành hoang hóa. Mùa mưa bão năm 2016, nhiều hộ có nhà gần khu vực chân đê đã phải đi sơ tán, cuộc sống bị đảo lộn. Thôn đã kiến nghị rất nhiều lần, tuy nhiên đến nay người dân vẫn đang phải chờ đợi.

Sau 2 năm đưa vào khai thác, đê ngăn mặn xã Đồng Rui (huyện Tiên Yên) đã xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều điểm yếu.

Ông Đoàn Quang Quản nói: “Đề nghị các cấp nâng cấp chứ người dân không đủ lực, khi mà nguy hiểm cũng chỉ biết là huy động anh em chống bão bằng bạt. Chúng tôi cũng muốn nhà nước đầu tư, nâng cấp, kè mái. Để cho khi nước triều cường bình thường hoặc là lúc bão gió chúng tôi yên tâm”.

 Bà Trần Thị Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Rui cho biết thêm rằng, tuyến đê Đồng Rui không có kè đá và mái cứng mà chỉ đắp đất pha cát nên rất nguy hiểm nếu triều cường lên cao.

Bà Trần Thị Hạnh cho biết: “Ở những vị trí xung yếu bây giờ rất nguy hiểm. Đối với thôn Thượng, nếu như không được kiên cố hóa, nước mặn tràn vào sẽ ảnh hưởng diện tích sản xuất. Địa phương cũng rất khó khăn, bà con cũng ảnh hưởng nhiều, nếu như không được đầu tư để nâng cấp cũng như kiên cố hóa mặt đê, phía ngoài đê”.

Theo ghi nhận của phóng viên, có những đoạn bị sụt lún nghiêm trọng, cao trình của đê không còn như thiết kế ban đầu, nên khả năng nước từ ngoài đê tràn qua rất cao. Do tuyến đê chỉ được gia cố tạm thời trên nền móng cũ, nên sau mỗi trận mưa kéo theo đất, cát trên đê bị rửa trôi và xói mòn. 

Ông Lương Ái Phật – PCT UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, qua rà soát, tuyến đê hiện nay đã có 4.622 m2 đê xuống cấp rất nghiêm trọng. Nếu như những đoạn này không được đầu tư kịp thời thì trong mùa mưa bão có nguy cơ vỡ đê rất cao, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân sống gần đê và đặc biệt là 3 hồ nước ngọt của xã sẽ bị nhiễm mặn.

Đê Đồng Rui là tuyến đê quan trọng, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho gần 3.000 người dân cùng trên 1 nghìn hecta đất sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, hơn hết người dân địa phương rất mong chính quyền có giải pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn tuyến, nâng cấp chắc chắn, bê tông hoá mặt đê để người dân xã đảo sớm ổn định cuộc sống, thoát cảnh thấp thỏm, lo âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển Gò Công
Tiền Giang trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển Gò Công

VOV.VN - Trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư gần 60 tỷ đồng cứu hộ đê biển Gò Công.

Tiền Giang trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển Gò Công

Tiền Giang trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển Gò Công

VOV.VN - Trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư gần 60 tỷ đồng cứu hộ đê biển Gò Công.

Khẩn trương gia cố đê biển bị vỡ tại Sóc Trăng
Khẩn trương gia cố đê biển bị vỡ tại Sóc Trăng

VOV.VN - Ảnh hưởng của đợt triều cường cùng sóng to, gió lớn đã làm sạt lở nhiều đoạn đê biển thuộc đoạn K4, K43 trên địa bàn xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu.

Khẩn trương gia cố đê biển bị vỡ tại Sóc Trăng

Khẩn trương gia cố đê biển bị vỡ tại Sóc Trăng

VOV.VN - Ảnh hưởng của đợt triều cường cùng sóng to, gió lớn đã làm sạt lở nhiều đoạn đê biển thuộc đoạn K4, K43 trên địa bàn xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu.