Thế giới 24h:

Động thái của Trung Quốc ở Biển Đông gây lo ngại sâu sắc

VOV.VN - Tại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Malaysia và Anh bày tỏ lo ngại sâu sắc về những động thái của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.

1. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông, nơi Ấn Độ cũng có lợi ích: "Tình hình căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục được các bên quan tâm. Hơn 1/2 hàng hóa thương mại của Ấn Độ vận chuyển qua vùng biển này".

"Tuy nhiên, Ấn Độ không đứng về bên nào trong tranh chấp mà cần được giải quyết hòa bình, không đe dọa hay sử dụng vũ lực. Ấn Độ đề cao tự do hàng hải và tự do hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc”.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp một bãi đá thành đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ảnh AP

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein bày tỏ lo ngại: "Những động thái gây bất ổn của Trung Quốc gây lo ngại về nguy cơ dẫn đến một cuộc chạy đua quân sự hiện tại và tương lai. Chạy đua vũ trang là một vấn đề ngày càng nhạy cảm".

Về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nói: "Chúng tôi không đứng về phe nào trong các tranh chấp. Chúng tôi không hỗ trợ các yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào. Chúng tôi cam kết là mọi luật lệ phải dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế, và duy trì tự do hàng hải.

Chúng tôi cũng hy vọng tất cả các bên tránh các hành động mà có thể tăng thêm căng thẳng và  thực hiện các phán quyết của tòa án Liên Hợp quốc. Chúng tôi kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán hòa bình, kể cả  các cuộc đàm phán về Biển Đông”.

2. Quân đội Syria ngày 4/7 đã tiến sát “thủ phủ” Raqqa của IS xiết chặt vòng vây tổ chức khủng bố này.

Theo AFP, cuộc tiến công chớp nhoáng của quân đội Syria được tiến hành dưới sự yểm trợ của Không quân Nga đã giúp họ chỉ còn cách thị trấn Tabqa- nơi có con đập lớn nhất của Syria- vài chục km.

Đoàn xe của quân Chính phủ Syria đang tiến sát vào thủ phủ Raqqa của IS. Ảnh Reuters

Con đập này nằm ở thượng nguồn “thủ phủ” Raqqa của IS. Đây cũng chính là mục tiêu mà Mỹ cùng các chiến binh người Kurd do nước này hậu thuẫn tấn công hồi cuối tháng 5.

Đây là lần đầu tiên, quân Chính phủ Syria tiến vào tỉnh Raqqa kể từ khi nơi này rơi vào tay IS hồi tháng 8/2014.

Giám đốc Tổ chức Đài Giám sát Nhân quyền Syria Rami Abdel Rahman cho biết, các cuộc tấn công của quân Chính phủ Syria dưới sự hậu thuẫn của Nga và liên quân do Mỹ đứng đầu sẽ cô lập lực lượng IS tại Raqqa khiến chúng không thể chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ.

3. Thi thể 117 người di cư tìm cách đặt chân đến châu Âu, trong đó có rất nhiều phụ nữ đã dạt vào bờ biển thành phố Zwara của Libya.

Người phát ngôn Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Libya Khames el-Boussefi ngày 4/6 cho biết: “Đến nay, chúng tôi đã phát hiện được 117 thi thể, 70% trong số đó là phụ nữ cùng với 6 trẻ em. Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm thêm tại khu vực xung quanh thị trấn Zwara và các vùng biển lân cận”.

Các nhân viên cứu hộ Syria tìm cách đưa thi thể một người tị nạn lên bờ. Ảnh Reuters

Trước đó, người phát ngôn Hải quân Libya Đại tá Ayoub Qassem cũng đưa ra một con số tương tự về số người di cư thiệt mạng và lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng, con số nay sẽ gia tăng bởi trung bình mỗi tàu chở người di cư “lèn” tới 115-125 người.

Trong khi đó, những kẻ buôn người được cho là đã “kiếm bẫm” bằng dịch vụ chở người di cư từ Libya sang Italy bằng đường biển. Chúng nhồi nhét hàng trăm người di cư lên các con tàu nhỏ bé và được đánh giá là không an toàn cho hải trình đầy mạo hiểm dài 300km nói trên. Mỗi năm có hàng nghìn người di cư tìm cách vượt biển sang Italy nhưng có rất nhiều người đã bị chết đuối do bị lật thuyền.

4. Ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-Koo kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường các nỗ lực nhằm chấm dứt tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Ông Han đồng thời khẳng định sẽ không tiến hành đối thoại với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên nếu nước này không có những bước đi thực tế hướng tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Hình ảnh một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh Reuters

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 đang diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Han Min-Koo nêu rõ: “Hàn Quốc sẽ không theo đuổi một cuộc đối thoại vô nghĩa, mà mong muốn kiếm tìm một cuộc đối thoại chân thành, thực chất, nhằm xúc tiến quá trình hòa giải và hợp tác giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Cuộc đối thoại này chỉ diễn ra sau khi Triều Tiên đưa ra quyết định chiến lược nhằm từ bỏ chương trình hạt nhân và thực hiện các hành động thể hiện thiện chí này”.

5. Chỉ vài giờ sau khi bị bà Clinton chỉ trích là “không xứng đáng là Tổng thống Mỹ”, ông Trump đáp trả rằng “lẽ ra bà ấy phải ngồi tù”.

Theo Yahoo News, ông Trump lên tiếng cho rằng, những lời lẽ của bà Clinton là “không thỏa đáng” và khẳng định, nếu trở thành Tổng thống, ông sẽ điều tra xem việc bà sử dụng email cá nhân vào việc công trong thời gian làm Ngoại trưởng Mỹ có vi phạm pháp luật hay không.

Ông Trump và bà Clinton vẫn đang chỉ trích nhau gay gắt. Ảnh AP

Ông Trump cũng khẳng định rằng, bà Clinton đang tập trung rất nhiều vào việc bàn về chính sách của Tổng thống Obama và của bản thân ông để trốn tránh khả năng bị xét xử vì vụ bê bối sử dụng email cá nhân mà ông Trump cho là “một việc đáng xấu hổ”.

Mọi người có nhớ là bà ấy từng rất ghét ông Obama không? … Vậy mà giờ giọng điệu của bà ấy lại là: “Vâng, thưa ngài Tổng thống, vâng”, ông Trump nói: “Bà ấy ủng hộ mọi điều ông Obama muốn. Các bạn có biết vì sao không? Vì bà ấy không muốn ngồi tù”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ASEAN đóng vai trò chủ chốt về vấn đề Biển Đông tại Shangri-La 2016
ASEAN đóng vai trò chủ chốt về vấn đề Biển Đông tại Shangri-La 2016

VOV.VN - ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La trong việc giải quyết những căng thẳng liên quan đến Biển Đông hiện nay.

ASEAN đóng vai trò chủ chốt về vấn đề Biển Đông tại Shangri-La 2016

ASEAN đóng vai trò chủ chốt về vấn đề Biển Đông tại Shangri-La 2016

VOV.VN - ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La trong việc giải quyết những căng thẳng liên quan đến Biển Đông hiện nay.

Đối thoại Shangri-La 2016: Cần xem xét nghiêm túc vấn đề Biển Đông
Đối thoại Shangri-La 2016: Cần xem xét nghiêm túc vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Hoạt động xây đảo nhân tạo và ý đồ thiết lập ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là vấn đề nóng tại Đối thoại Shangri-La 2016.

Đối thoại Shangri-La 2016: Cần xem xét nghiêm túc vấn đề Biển Đông

Đối thoại Shangri-La 2016: Cần xem xét nghiêm túc vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Hoạt động xây đảo nhân tạo và ý đồ thiết lập ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là vấn đề nóng tại Đối thoại Shangri-La 2016.

Mỹ cảnh báo Trung Quốc vì động thái quân sự ở Biển Đông
Mỹ cảnh báo Trung Quốc vì động thái quân sự ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang cô lập họ, trong bối cảnh khu vực tìm đến nhau để phối hợp hành động.

Mỹ cảnh báo Trung Quốc vì động thái quân sự ở Biển Đông

Mỹ cảnh báo Trung Quốc vì động thái quân sự ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang cô lập họ, trong bối cảnh khu vực tìm đến nhau để phối hợp hành động.

Trung Quốc sắp thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?
Trung Quốc sắp thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?

VOV.VN - Một số nguồn tin khẳng định Trung Quốc đã sẵn sàng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông và chỉ chờ cơ hội thuận lợi để công bố.

Trung Quốc sắp thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?

Trung Quốc sắp thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?

VOV.VN - Một số nguồn tin khẳng định Trung Quốc đã sẵn sàng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông và chỉ chờ cơ hội thuận lợi để công bố.