EU cử Đặc phái viên tới Mỹ để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định cử Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại tới Mỹ để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran.

Với tuyên bố cứu thỏa thuận hạt nhân Iran “bằng mọi giá”, Liên minh châu Âu (EU) hôm qua (16/10) đã quyết định cử Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini tới Mỹ vào đầu tháng 11 tới để thuyết phục chính phủ nước này về tầm quan trọng “mang ý nghĩa sống còn” của văn kiện đối với an ninh khu vực.

Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini sẽ tới Mỹ vào đầu tháng 11 tới (Ảnh: AFP/Getty Images)
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó hôm 13/10 đã từ chối xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân, đặt một trong những di sản quan trọng của người tiền nhiệm Barack Obama trước nguy cơ đổ vỡ.

Phát biểu tại Luxembourg, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini đã thay mặt 28 nước thành viên của khối tuyên bố, thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã được thực hiện một cách thành công và đây là sự đảm bảo chương trình hạt nhân của Iran vẫn mang tính chất hòa bình.

Theo bà, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, chịu trách nhiệm tiến hành hoạt động thanh sát các cơ sở hạt nhân của Iran chưa bao giờ nhận thấy sự thiếu tôn trọng thỏa thuận nào từ phía nước này.

Dưới con mắt của châu Âu, sau quyết định của Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và sau đó là sự phủ nhận đối với các thỏa thuận thương mại, mối bất đồng mới và nghiêm trọng này có thể sẽ gây ra những tác động ngược đối với Trung Đông, đồng thời chôn vùi mọi cơ hội có thể đưa Triều Tiên quay lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này.

Trọng trách đặt lên vai người đứng đầu ngành ngoại giao Liên minh châu Âu là rất khó khăn khi đầu tháng 11 tới, bà Federica Mogherini sẽ phải thuyết phục được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nghị sĩ nước này thay đổi lập trường. Quốc hội Mỹ sẽ có 2 tháng để quyết định có áp đặt trở lại các biện pháp cấm vận vốn đã được dỡ bỏ để đổi lại việc Iran hạn chế hoạt động làm giàu hạt nhân hay không.

Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian cho rằng, thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống phổ biến vũ khí hạt nhân và chúng tôi thực sự mong muốn nó được tôn trọng. Liên minh châu Âu sẽ gia tăng sức ép lên Quốc hội Mỹ để văn kiện này không bị đi tới đổ vỡ.

Tất cả các cường quốc tham gia ký kết thỏa thuận với Iran như Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức và Anh đều đã cho thấy quyết tâm bảo vệ văn kiện này. Tại châu Âu, những tuyên bố của người đứng đầu Nhà trắng đã khiến nhiều quan chức lo ngại.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cảnh báo, điều này có thể dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran. 

Chia sẻ quan điểm này, Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn nhấn mạnh, về mặt địa lý, châu Âu ở rất gần Iran, gần hơn nhiều so với Mỹ, vì thế Liên minh châu Âu cần thỏa thuận này để ngăn chặn Iran sở hữu bom hạt nhân.

Liên minh châu Âu cũng lo ngại cho các doanh nghiệp nước này khi chỉ mới dè dặt quay lại thị trường Iran sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ theo khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Chính vì thế, nếu Quốc hội Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt, điều này có nguy cơ làm gia tăng mối bất đồng giữa hai bờ Đại Tây Dương.

Các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên trong những tháng vừa qua và vụ thử hạt nhân hồi đầu tháng 9 đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng với Mỹ và làm gia tăng nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Dù cuộc khủng hoảng, với mức độ trầm trọng ngày càng tăng do cuộc chiến ngôn từ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã khiến cho mọi nỗ lực đối thoại đều thất bại, song Liên minh châu Âu không muốn cánh cửa này khép lại vĩnh viễn.

Theo Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom, việc Triều Tiên từ giữa những năm 1970 vẫn cho phép nước này duy trì cơ quan đại diện ngoại giao đã chứng tỏ chính quyền Triều Tiên vẫn tin tưởng vào châu Âu, và điều này có thể tạo thuận lợi cho các cuộc thảo luận một khi họ sẵn sàng.

Trong khi chờ đợi điều này xảy ra, Liên minh châu Âu hôm qua (16/10) đã cho thấy quyết tâm của mình khi thông qua các lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, được đánh giá là mạnh hơn bất kỳ lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc đã triển khai tới nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ sụp đổ thỏa thuận hạt nhân Iran hiện hữu
Nguy cơ sụp đổ thỏa thuận hạt nhân Iran hiện hữu

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/10 khẳng định Iran đã không hành động để duy trì một thỏa thuận kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này.

Nguy cơ sụp đổ thỏa thuận hạt nhân Iran hiện hữu

Nguy cơ sụp đổ thỏa thuận hạt nhân Iran hiện hữu

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/10 khẳng định Iran đã không hành động để duy trì một thỏa thuận kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này.

Thế giới lo ngại khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Thế giới lo ngại khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Ngày 9/10, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano xác nhận Iran tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận hạt nhân lịch sử.

Thế giới lo ngại khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Thế giới lo ngại khả năng Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Ngày 9/10, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano xác nhận Iran tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận hạt nhân lịch sử.

Chưa thể nói Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Chưa thể nói Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Thực chất, Tổng thống Donald Trump chỉ đang “đá quả bóng” mang tên thỏa thuận hạt nhân Iran sang phần “sân” của Quốc hội Mỹ.

Chưa thể nói Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Chưa thể nói Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Thực chất, Tổng thống Donald Trump chỉ đang “đá quả bóng” mang tên thỏa thuận hạt nhân Iran sang phần “sân” của Quốc hội Mỹ.

Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN -Người phát ngôn của Chính phủ Đức Steffen Seibert khẳng định, Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN -Người phát ngôn của Chính phủ Đức Steffen Seibert khẳng định, Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Mỹ không nên làm phương hại đến thỏa thuận hạt nhân Iran”
“Mỹ không nên làm phương hại đến thỏa thuận hạt nhân Iran”

VOV.VN - Lãnh đạo các nước Pháp, Anh và Đức vừa cảnh báo Mỹ tránh đưa ra những quyết định có thể phương hại tới thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Mỹ không nên làm phương hại đến thỏa thuận hạt nhân Iran”

“Mỹ không nên làm phương hại đến thỏa thuận hạt nhân Iran”

VOV.VN - Lãnh đạo các nước Pháp, Anh và Đức vừa cảnh báo Mỹ tránh đưa ra những quyết định có thể phương hại tới thỏa thuận hạt nhân Iran.