EU và Kiev cho rằng trưng cầu dân ý Crimea vi hiến

VOV.VN - Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk kêu gọi đưa những người theo chủ nghĩa ly khai ra trước công lý.

Đúng 20 giờ địa phương ngày 16/3 (tức 1 giờ sáng 17/3, giờ Việt Nam), cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của vùng tự trị Crimea kết thúc, khi các điểm bỏ phiếu cuối cùng đóng cửa. Với hơn 75% số phiếu được kiểm, kết quả ban đầu cho thấy, 95,7% cử tri Crimea đồng ý sáp nhập vùng tự trị này như là một đơn vị hành chính thuộc Liên bang Nga. Cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea được nhận định là có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người dân Crimea, mà còn cả cục diện quan hệ quốc tế.  

Thủ tướng Crimea Sergey Aksenov (phải) vui vẻ tham gia sự kiện ăn mừng cùng người dân (Ảnh: news.cn)

Hai tiếng sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, ông Mikhail Malyshev, chủ tịch Ủy ban trưng cầu ý dân Crimea cho biết, tỷ lệ đi bỏ phiếu đạt gần 83%, mức cao chưa từng thấy kể từ khi Ukraine độc lập.      

Ông Malyshev cho biết: “Có 1.250.427 người tham gia cuộc trưng cầu ý dân tại vùng nước Cộng hòa tự trị Crimea, với tỉ lệ người đi bỏ phiếu là 81,36%. Tại thành phố Sevastopol, có 274.136 người đi bỏ phiếu, tỉ lệ 89,51%. Tính chung, tổng cộng có 1.524.563 người tham gia cuộc trưng cầu ý dân, với tỉ lệ là 82,71%”.

Ngay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu sơ bộ được công bố, người đứng đầu chính quyền Cộng hòa tự trị Crimea Sergiy Aksyonov tuyên bố trước hàng nghìn người ủng hộ tại quảng trường Lênin, trung tâm Thủ phủ Simferopol rằng: "Crimea đã về nhà".

Trong khi đó, đám đông hò reo, hát vang quốc ca Nga ngay sau khi kết quả sơ bộ được công bố. Những người dân của nước Cộng hòa tự trị Crimea nói: "Đây là một ngày hội, là hạnh phúc, là niềm vui. Chúng tôi đang được trở về nhà”. “Tôi nghĩ rằng một tương lai lớn phía trước đang chờ đón chúng ta khi Crimea trở thành một phần của Liên bang Nga. Tôi mong muốn rằng con cháu chúng tôi sẽ được sống trong một đất nước thanh bình, có một tương lai và triển vọng, không có những cuộc cách mạng, những cuộc biểu tình”.

Còn tại thành phố hải cảng Sevastopol, nơi Hạm đội Biển Đen đồn trú, hơn 5.000 người dân tụ tập trong một buổi hòa nhạc kỷ niệm sự kiện trưng cầu ý dân từ nhiều giờ trước khi có kết quả. Một người dân địa phương cho biết: “Tất nhiên, tôi ủng hộ cuộc trưng cầu ý dân này. Đó là quyết định đúng đắn. Và ở đây chúng tôi cũng muốn tổ chức một cuộc trưng cầu và trở thành một phần của Nga, bởi vì mọi người đã chán ngấy với các phong trào của các nhà tài phiệt".

Nghị viện Crimea dự kiến sẽ bỏ phiếu phê chuẩn kết quả trưng cầu ý dân vào 10 giờ sáng 17/3 (theo giờ địa phương). Các nghị sĩ Crimea dự đoán Nga sẽ nhanh chóng ban hành quyết định công nhận việc thống nhất này.

Tuy nhiên, cuộc trưng cầu ý dân vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ lâm thời tại Kiev và phương Tây. Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk kêu gọi đưa những người theo chủ nghĩa ly khai ra trước công lý.

Các nước Phương Tây cũng có những phản ứng trước cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea. Phát biểu tại Brussels trong một cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/3, Ngoại trưởng Anh William Hague lên án cuộc trưng cầu ý dân là vi phạm Hiến pháp Ukraine và tuyên bố London không công nhận kết quả bỏ phiếu.

Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans kêu gọi ban lãnh đạo Nga xuống thang để xoa dịu tình hình: “Phải thừa nhận là động thái của Nga là khó thể chấp nhận được. Tuy nhiên, tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để tránh lệnh trừng phạt đối với Nga, bởi vì tôi tin rằng, các bên sẽ bị ảnh hưởng nếu chúng tôi áp đặt các biện pháp trừng phạt với Nga. Chỉ người duy nhất có thể ngăn chặn điều này là người Nga”.

Dự kiến, Liên minh Châu Âu ngày 17/3 tiếp tục có cuộc gặp tại Brussels, Bỉ để thảo luận về tình hình Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Obama, trong cuộc điện đàm ngày 16/3 với Tổng thống Nga Putin, đã nhấn mạnh rằng cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea, với kết quả hơn 95% cử tri ủng hộ ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga, là vi phạm Hiến pháp Ukraine.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn bỏ ngỏ các biện pháp ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine, theo cách vừa đảm bảo các lợi ích của cả Nga và người dân Ukraine.

Về phần mình, Tổng thống Nga Putin khẳng định cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea về việc sáp nhập vào Nga là hoàn toàn hợp pháp, “phù hợp với chuẩn mực của luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc”.

Tuyên bố của Điện Kremlin nhấn mạnh cuộc trưng cầu ý dân này có tính đến “tiền lệ” được nhiều người biết đến là Kosovo, kể từ khi tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008 đã được hơn 100 nước công nhận, trong đó có Mỹ và hầu hết các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Theo các nhà phân tích, cho dù cuộc khủng hoảng ở Ukraine nói chung và ở Crimea nói riêng có đẩy quan hệ Nga - phương Tây lên một mức độ căng thẳng mới thì tình trạng đối đầu này sẽ không thể kéo dài và rất khó tái diễn một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Trong kỷ nguyên các quốc gia vừa là đối thủ, vừa là đối tác, Nga và phương Tây có thể cạnh tranh gay gắt hơn, hợp tác ít hơn tại Ukraine, nhưng ở nơi khác hai bên có thể hợp tác nhiều hơn, cạnh tranh giảm bớt. Và dù sớm hay muộn, khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine được dàn xếp, căng thẳng Nga - phương Tây sẽ "hạ nhiệt" và các nước từ thế đối đầu vẫn phải hợp tác với nhau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Crimea ăn mừng kết quả trưng cầu ý dân
Người dân Crimea ăn mừng kết quả trưng cầu ý dân

VOV.VN - Rất nhiều người dân Crimea đã rất phấn khích với thắng lợi tuyệt đối trong cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập vào Nga.

Người dân Crimea ăn mừng kết quả trưng cầu ý dân

Người dân Crimea ăn mừng kết quả trưng cầu ý dân

VOV.VN - Rất nhiều người dân Crimea đã rất phấn khích với thắng lợi tuyệt đối trong cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập vào Nga.

Phản ứng đầu tiên của Mỹ về cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea
Phản ứng đầu tiên của Mỹ về cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea

VOV.VN - Mỹ cho biết cuộc trưng cầu dân ý đi ngược lại với Hiến pháp Ukraine, và cộng đồng quốc tế sẽ không công nhận kết quả bỏ phiếu.

Phản ứng đầu tiên của Mỹ về cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea

Phản ứng đầu tiên của Mỹ về cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea

VOV.VN - Mỹ cho biết cuộc trưng cầu dân ý đi ngược lại với Hiến pháp Ukraine, và cộng đồng quốc tế sẽ không công nhận kết quả bỏ phiếu.

Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý
Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý

VOV.VN - Người biểu tình tại Kharkov đã đề nghị Nga gửi đến Liên Hợp Quốc yêu cầu được tổ chức trưng cầu ý dân tách khỏi Ukraine.

Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý

Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý

VOV.VN - Người biểu tình tại Kharkov đã đề nghị Nga gửi đến Liên Hợp Quốc yêu cầu được tổ chức trưng cầu ý dân tách khỏi Ukraine.

Anh, Pháp, Mỹ phản đối kết quả cuộc trưng cầu dân ý Crimea
Anh, Pháp, Mỹ phản đối kết quả cuộc trưng cầu dân ý Crimea

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama cho biết, Mỹ đã sẵn sàng các biện pháp trừng phạt Nga 

Anh, Pháp, Mỹ phản đối kết quả cuộc trưng cầu dân ý Crimea

Anh, Pháp, Mỹ phản đối kết quả cuộc trưng cầu dân ý Crimea

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Obama cho biết, Mỹ đã sẵn sàng các biện pháp trừng phạt Nga 

Hình ảnh người dân Crimea ăn mừng chiến thắng
Hình ảnh người dân Crimea ăn mừng chiến thắng

VOV.VN - Thủ tướng Crimea cũng tham dự vào lễ ăn mừng này cùng người dân.

Hình ảnh người dân Crimea ăn mừng chiến thắng

Hình ảnh người dân Crimea ăn mừng chiến thắng

VOV.VN - Thủ tướng Crimea cũng tham dự vào lễ ăn mừng này cùng người dân.

Nga không ngại cảnh báo rắn  từ phương Tây về  Crimea
Nga không ngại cảnh báo rắn từ phương Tây về Crimea

VOV.VN - Nga khẳng định, cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea là tuân theo hiến chương Liên Hợp Quốc.

Nga không ngại cảnh báo rắn  từ phương Tây về  Crimea

Nga không ngại cảnh báo rắn từ phương Tây về Crimea

VOV.VN - Nga khẳng định, cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea là tuân theo hiến chương Liên Hợp Quốc.