Tiếng nói bên trong nước Mỹ:

“5 điều lãnh đạo Mỹ tin nhưng không bao giờ nói”

(VOV) - Một vị giáo sư đại học Havard (Mỹ) vừa viết về những điều mà các quan chức Mỹ biết rõ nhưng sẽ luôn ‘lờ’ đi.

Học giả Stephen M. Walt là giáo sư chuyên về các vấn đề quốc tế tại trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Havard. Ông từng làm quản lý ở trường Kennedy này từ năm 2002 đến 2006. Ngoài ra ông còn từng tham gia giảng dạy ở một số trường đại học khác và tư vấn cho Viện Phân tích Quốc phòng và Trung tâm Phân tích Hải quân.

Hôm 28/1, Walt cho đăng 1 bài viết trên tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ. Trong bài viết này, ông đã đưa ra tình huống giả định, đó là các quan chức cấp cao về đối ngoại của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ uống nhầm phải “huyết thanh sự thật” trước khi ra điều trần hoặc dự họp báo và sẽ nói thẳng đuột những gì họ cất giữ trong lòng. Walt đã nghiền ngầm, phân tích và lựa ra 5 “sự thật” mà theo ông, bình thường sẽ không có quan chức Mỹ nào chịu thừa nhận cả.

1. “Chúng ta không đời nào từ bỏ kho vũ khí hạt nhân”

Theo Stephen M. Walt, các đời Tổng thống Mỹ luôn nói về việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông đề cập đến Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân ký năm 1968, trong đó Mỹ cam kết theo đuổi đàm phán để tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm hạ nhiệt cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân thời đó và hướng tới việc giải giáp hạt nhân triệt để và rộng rãi. 

Kho đầu đạn hạt nhân  của Mỹ (ảnh: bit9)

Walt cho biết, thậm chí các chuyên gia kỳ cựu về đối ngoại như  William Perry, Sam Nunn và Henry Kissinger cũng có “mốt” kêu gọi loại bỏ vũ khí hạt nhân. Và tất nhiên, ngay đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, ngài Barack Obama cũng đã có vài bài phát biểu về vấn đề này. Vẫn theo lời Walt thì hiện nay một số người Mỹ còn đang ầm ĩ đề cập đến chuyện ông Chuck Hagel tham gia vào chương trình Global Zero - một chiến dịch quốc tế có tiếng về loại bỏ vũ khí hạt nhân.

Đấy là bề nổi. Tuy nhiên, thực tế thì như thế nào? Học giả Walt phân tích tiếp: Cho dù Hoa Kỳ đã giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, nước này vẫn sở hữu hàng ngàn đầu đạn hạt nhân đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoặc được dự trữ. Ông Walt khẳng định, “không có vị nào đương chức lại nghiêm túc cổ xúy cho việc trừ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân trong thời gian ngắn”. Theo Walt, những việc cắt giảm khiêm tốn theo hiệp ước ký với Nga chẳng qua chỉ là “đãi bôi” mà thôi, và 1 số ít lãnh đạo Mỹ tuy có mong muốn cắt giảm toàn bộ vũ khí hạt nhân nhưng vẫn thấy cần phải giữ chúng để làm phương tiện răn đe.

2. “Mỹ không quan tâm lắm đến nhân quyền”

Giáo sư Walt ghi nhận, các tổng thống, các nhà ngoại giao, và một số chính trị gia khác nữa của Mỹ luôn miệng nói đến nhân quyền, và “cả Quốc hội lẫn nhánh hành pháp (chính phủ -ND) hay bắt nạt các nước nhỏ về thành tích nhân quyền, đặc biệt là khi chúng ta (nước Mỹ- ND) có các khác biệt với họ”.

Thế nhưng, khi các quan ngại của Mỹ về nhân quyền mâu thuẫn với các lợi ích của nước này thì tiếng nói ‘lương tâm’ của Mỹ lại gần như luôn thụt lùi lại đằng sau, Stephen Walt viết.

Vị giáo sư quan hệ quốc tế dẫn ra một loạt dẫn chứng cho thấy tính 2 mặt của Mỹ trong vấn đề nhân quyền: (1) Hầu hết người Mỹ không mảy may quan tâm khi các chương trình trừng phạt mà Mỹ áp dụng với Iraq đã gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người dân Iraq (bao gồm nhiều trẻ em). (2) Không có quan chức cao cấp nào ra lệnh tra tấn dưới thời chính quyền Bush là bị truy tố hay điều tra một cách nghiêm túc cả. (Về điều này, Walt đem đối lập với hình ảnh quen thuộc: Người Mỹ sẽ tru tréo lên nếu nghi ngờ chính quyền nước khác đem những người Mỹ bị bắt giữ ra tra tấn theo hình thức trấn nước, tức là giội nước vào mặt các nạn nhân bị trói trên ván để gây ra sự ngạt nước cục bộ). (3) Hoa Kỳ có vô số đồng minh mà thành tích nhân quyền cũng có vấn đề nếu không muốn nói là khủng khiếp. 

Đòn tra tấn "trấn nước" (ảnh: okimoto)

Đến đây, Walt tiếp tục nhận xét một cách chua cay về bản chất vị lợi của Mỹ: Hiếm khi nước này sẵn lòng làm nhiều việc hay chi nhiều tiền cho tiến bộ nhân quyền, trừ phi điều này đồng thời mang lại các lợi ích chiến lược cho họ!

3. “Sẽ không có chuyện giải pháp 2 nhà nước cho vấn đề Palestine”

Theo quan điểm chính thức, Mỹ luôn coi câu trả lời đúng đắn về chính trị cho xung đột Israel-Palestine là một giải pháp 2 nhà nước dựa trên đàm phán song phương, đặc biệt là dưới sự bảo trợ của Mỹ. Tuy nhiên, theo Walt, người Mỹ trong bụng lại nghĩ khác. Walt cho rằng, người Mỹ thực ra không đếm xỉa gì đến việc có ít sự ủng hộ dành cho việc thành lập nhà nước Palestine có thể trụ vững được bên cạnh Israel, cũng như sự chia rẽ trong bản thân người Palestine, hay kỳ bầu cử gần đây nhất của Israel mà trong đó không có tín hiệu gì tích cực cho phía Palestine. Stephen Walt viết, “Hoa Kỳ đã mất hơn 20 năm để kiến tạo ra 1 thỏa thuận [hòa bình] rồi lại dễ dàng đánh mất nó, chủ yếu vì Hoa Kỳ chưa bao giờ là một nhà trung gian thực thụ cả.”

4. “Mỹ phải là số 1”

Stephen M. Walt tiếp tục “bóc mẽ” giới lãnh đạo Mỹ khi cho rằng đừng bị đánh lừa bởi vẻ ngoài của họ. Theo Walt, đa phần các nhà lãnh đạo Mỹ thích nói về quan hệ đối tác toàn cầu và nhu cầu phối hợp với các đồng minh, đồng thời tiết giảm việc nói về vai trò chế ngự của nước Mỹ. Nhưng mặt khác, không ai tranh cử tổng thống lại cam kết “biến Mỹ thành số 2” cả. Và đó là lý do vì sao mà giới lãnh đạo Mỹ mập mờ về tính thống nhất của châu Âu. Họ vừa muốn châu Âu đủ thống nhất để không phát sinh rắc rối cho Mỹ, lại vừa không muốn châu Âu quá đoàn kết để thành 1 siêu nhà nước có đủ sức đối trọng với Washington.

Theo Walt, việc Washington mềm mỏng trong tuyên bố lập trường chẳng qua là để tránh gây khó chịu cho các chính phủ khác và tránh đẩy họ đến chỗ phải dè chừng và tìm cách kiềm chế Mỹ. Walt nói thẳng “tưng”: Tham vọng của Mỹ là không thay đổi – cả ông Clinton, Bush con, đến Obama đều không từ bỏ mục tiêu cơ bản là giữ Mỹ ở vị trí siêu cường số 1 thế giới.

5. “Mỹ đã mắc phải nhiều điều ngớ ngẩn trong đối ngoại”

Walt cho rằng, mọi người Mỹ đều biết chính sách của nước Mỹ đối với Cuba đã phá sản từ những năm 1960, nhưng chính sách này không thay đổi. Rồi nữa, ai cũng biết nỗ lực của Mỹ trong việc hỗ trợ cuộc chiến chống ma túy ngoài lãnh thổ Mỹ cũng không thành công hơn mấy so với chiến dịch chống ma túy ở trong nước. Vẫn theo Walt, nhiều người Mỹ cũng biết rằng cuộc chiến Afghanistan là một thất bại đối với nước Mỹ, nhưng phía Mỹ lại cứ giả vờ đó là 1 chiến thắng để có thể rút lui khỏi chiến trường này về mặt chính trị. Walt cũng cho rằng nước Mỹ đã có cách tiếp cận sai lầm đối với chương trình hạt nhân Iran và đã mất tới 2 thập kỷ chỉ để khiến cho Tehran có thêm lý do tin rằng họ cần đến khả năng hạt nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình báo Israel đã ám sát tư lệnh quân sự Hamas ra sao?
Tình báo Israel đã ám sát tư lệnh quân sự Hamas ra sao?

(VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung.

Tình báo Israel đã ám sát tư lệnh quân sự Hamas ra sao?

Tình báo Israel đã ám sát tư lệnh quân sự Hamas ra sao?

(VOV) - Chiếc ô tô chở tư lệnh al-Jabari thuộc phong trào Hamas đang từ từ lăn bánh trên phố bỗng đột nhiên nổ tung.

Chuck Hagel, ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc là ai?
Chuck Hagel, ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc là ai?

(VOV) - Cựu thượng nghị sĩ Chuck Hagel mang tư tưởng ‘bồ câu’ phải vượt qua vô vàn trở ngại để trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Chuck Hagel, ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc là ai?

Chuck Hagel, ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc là ai?

(VOV) - Cựu thượng nghị sĩ Chuck Hagel mang tư tưởng ‘bồ câu’ phải vượt qua vô vàn trở ngại để trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Sự thật về cái chết của Gaddafi và nhóm tùy tùng
Sự thật về cái chết của Gaddafi và nhóm tùy tùng

(VOV) - Nhiều bằng chứng cho thấy phe nổi dậy đã cố ý sát hại Gaddafi, con trai ông và nhiều người trung thành với cựu lãnh đạo Libya.

Sự thật về cái chết của Gaddafi và nhóm tùy tùng

Sự thật về cái chết của Gaddafi và nhóm tùy tùng

(VOV) - Nhiều bằng chứng cho thấy phe nổi dậy đã cố ý sát hại Gaddafi, con trai ông và nhiều người trung thành với cựu lãnh đạo Libya.

Obama cứng rắn trong diễn văn nhậm chức, tỏ rõ cam kết
Obama cứng rắn trong diễn văn nhậm chức, tỏ rõ cam kết

(VOV) - Lễ nhậm chức của Tổng thống Obama rơi vào đúng ngày dành riêng cho nhà hoạt động dân quyền da đen - Mục sư Luther King.

Obama cứng rắn trong diễn văn nhậm chức, tỏ rõ cam kết

Obama cứng rắn trong diễn văn nhậm chức, tỏ rõ cam kết

(VOV) - Lễ nhậm chức của Tổng thống Obama rơi vào đúng ngày dành riêng cho nhà hoạt động dân quyền da đen - Mục sư Luther King.