Ảnh: Tình cảnh quân Mỹ tại chiến trường miền Nam Việt Nam

VOV.VN - Tại chiến trường miền Nam, quân và dân ta đã khiến quân viễn chinh Mỹ bị cuốn vào lối đánh riêng của Việt Nam, không phát huy được sở trường của họ.

Năm 1965, Mỹ bắt đầu đưa ồ ạt quân đội vào miền Nam để hậu thuẫn cho chế độ “Việt Nam Cộng hòa”. Đến năm 1968, lực lượng viễn chinh Mỹ tại Việt Nam lên tới nửa triệu quân.
Quân đội Mỹ-ngụy tấn công vào căn cứ quân giải phóng ở Tây Ninh vào tháng 3/1965.
Trực thăng Mỹ phải tham chiến ở vùng sông nước đặc trưng của miền Nam Việt Nam mà họ vốn không có kinh nghiệm trước đó.
Lính sư đoàn 7 và 9 của Mỹ lội qua sình lầy ở đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 4/1967. Các phương tiện chiến tranh lớn, hiện đại không phát huy nhiều tác dụng ở đây.
Vẻ mệt mỏi trên gương mặt một lính Mỹ lúc đi càn ở vùng sông nước miền Nam Việt Nam.
Lính Mỹ phải cởi trần chui rúc dưới địa đạo để tìm du kích ta vào tháng 1/1967.
Một lính thủy quân lục chiến Mỹ vã mồ hôi hột dưới cái nắng gay gắt ở khu vực Đà Nẵng vào tháng 4/1965.
Một lính Mỹ rót nước cho đồng đội bị say nắng trong chiến dịch Hastings dọc khu phi quân sự giữa 2 miền của Việt Nam vào tháng 7/1966.
Sư đoàn kỵ binh 1 của Mỹ hứng chịu thương vong khi bị quân ta phục kích ở thung lũng tử thần Ia Drang (Tây Nguyên) vào tháng 11/1965.
Trực thăng CH-46 của Mỹ trúng đạn của quân ta ở nam giới tuyến quân sự vào tháng 7/1966. Máy bay này sau đó phát nổ trên đồi, khiến 13 lính Mỹ tử trận, 3 người khác bị bỏng nặng.
Quân cảnh Mỹ nhảy khỏi xe jeep khi bị du kích cách mạng bắn tỉa ở gần căn cứ Đà Nẵng vào ngày 30/1/1968.
Y tá quân y Mỹ chăm sóc thương binh Mỹ ở quân y viện tại Nha Trang vào tháng 2/1965. Người lính này bị thương ở Pleiku.
Quan tài của 8 quân nhân Mỹ (phủ quốc kỳ Mỹ) bên trong máy bay vận tải ở sân bay Sài Gòn tháng 2/1965.

Thi thể lính dù Mỹ được trực thăng cứu hộ kéo lên ở khu rừng rậm thuộc chiến khu C, năm 1966.
Trong khi đó, ở quê hương của lính Mỹ, người dân biểu tình phản chiến. Ảnh này chụp ở California (Mỹ) vào tháng 12/1965.
Quân cảnh Mỹ nấp bên cạnh tử sĩ Mỹ, phía sau bức tường tại lối vào Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn vào ngày đầu tiên của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, ngày 31/1/1968.
Lính thủy đánh bộ Mỹ tên Ball mặc áo chống đạn và cạo râu trong chiến hào ở căn cứ Khe Sanh, tháng 3/1968. Ball lấy mũ sắt làm bồn rửa và dùng gương chiếu hậu của xe quân sự.
Thi thể lính Mỹ bị vùi lấp một nửa dưới đất cát trên đồi 689 ở phía Tây Khe Sanh vào tháng 4/1968. Quân Mỹ bị quân giải phóng bao vây chặt tại đây.
Lính Mỹ vẫy tay với trực thăng cứu thương tại khu vực gần Huế vào tháng 4/1968.
Quân Mỹ bị tấn công dữ dội ở Sài Gòn trong Chiến tranh Việt Nam vào tháng 6/1968.
Một lính dù Mỹ nỗ lực cứu sống đồng đội ở thung lũng A Sầu vào tháng 5/1969 khi họ cố đánh chiếm vị trí của quân giải phóng.
Chiến tranh lan sang cả Campuchia. Trong ảnh là lính Mỹ cởi trần lăm lăm súng tại một đồn điền cao su ở đây vào tháng 5/1970.
Tù binh Stirm (trái) may mắn được sống sót trở về Mỹ vào ngày 17/3/1973. Vợ con Stirm vui mừng đón anh ta tại căn cứ không quân ở California./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những cựu binh Mỹ từng bị tẩy não nay chọn về sống ở Việt Nam
Những cựu binh Mỹ từng bị tẩy não nay chọn về sống ở Việt Nam

VOV.VN - Thời chiến tranh, nhiều lính Mỹ bị lừa sang Việt Nam để rồi ngộ ra sự thật và luôn day dứt về điều đó. Nhiều người quyết định sống hẳn ở Việt Nam.

Những cựu binh Mỹ từng bị tẩy não nay chọn về sống ở Việt Nam

Những cựu binh Mỹ từng bị tẩy não nay chọn về sống ở Việt Nam

VOV.VN - Thời chiến tranh, nhiều lính Mỹ bị lừa sang Việt Nam để rồi ngộ ra sự thật và luôn day dứt về điều đó. Nhiều người quyết định sống hẳn ở Việt Nam.

Quân viễn chinh Mỹ bất lực trước xe đạp thồ của “Việt Cộng”
Quân viễn chinh Mỹ bất lực trước xe đạp thồ của “Việt Cộng”

VOV.VN - Tiềm lực và trình độ công nghệ của quân đội Mỹ lớn hơn quân đội Pháp rất nhiều. Thế nhưng xe đạp thồ vẫn phát huy tác dụng trong kháng chiến chống Mỹ.

Quân viễn chinh Mỹ bất lực trước xe đạp thồ của “Việt Cộng”

Quân viễn chinh Mỹ bất lực trước xe đạp thồ của “Việt Cộng”

VOV.VN - Tiềm lực và trình độ công nghệ của quân đội Mỹ lớn hơn quân đội Pháp rất nhiều. Thế nhưng xe đạp thồ vẫn phát huy tác dụng trong kháng chiến chống Mỹ.