Chuyện 2 lính Nga hiên ngang dưới họng súng xử tử của phát xít Đức

VOV.VN - Sau hai trận chiến sinh tử, 2 người lính Nga của Hồng quân đã bị phát xít Đức bắt làm tù binh rồi hành quyết chóng vánh bằng súng.

Lúc đó là đêm 29/6/1941 ở khu vực chân đồi Murmansk, Liên Xô (vào thời điểm này cuộc Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô đã diễn ra được 1 tuần – ND). Chỉ huy quân Đức Oberleutnant Rode ra lệnh cho lính của mình leo lên điểm cao 122m để trinh sát tình hình và báo cáo lại cho y và cả đại đội Đức ở bên dưới.

Lính Đức vây quanh và bực tức với một lính Nga bị chúng bắt làm tù binh. Ảnh chụp vào ngày 30/6/1941. Nguồn: RHP.

Chỉ một lát sau đó Rode và binh sĩ của mình nghe thấy tiếng lựu đạn nổ và tiếng súng vang lên rồi sau đó không gian yên tĩnh trở lại.

5h sáng ngày 30/6/1941, Rode lệnh cho lính của mình lợi dụng sương mù leo lên núi. Tại đây lính của Rode chạm trán với lính Nga và hai bên nổ súng vào nhau. Đối phương của Rode là binh sĩ Nga thuộc trung đoàn bộ binh số 136, sư đoàn bộ binh 14 của Hồng quân Liên Xô.

Một số chiến sĩ Hồng quân giả vờ chết rồi bất ngờ nổ súng khi lính Đức mon men lại gần. Trận chiến kết thúc sau 6 tiếng đồng hồ. Hai lính Nga bị phía Đức bắt sống.

Hai tù binh Nga (phía trên) đứng hiên ngang trước lúc bị xử bắn. Nguồn: RHP.

Rode không nắm rõ tình hình toán lính trinh sát do mình cử đi trước đó sống chết ra sao. Sau đó một gã trinh sát  như vậy bị thương và mò được về phía tuyến sau báo cáo tình hình. Gã này thuật lại rằng toàn bộ nhóm lính sơn cước Đức đi trinh sát đã bị phía Nga tiêu diệt và họ không bắt ai làm tù binh. Tên này cho rằng phía Nga đã hành quyết hết các lính trinh sát Đức còn sống sau trận đánh thứ nhất. Trước thông tin mới, số phận 2 tù binh Nga đã bị định đoạt.

Ghi chép của phía Đức nêu rằng đã diễn ra đánh giáp lá cà dữ dội với quân Nga phòng ngự phía sau các tảng đá và vị trí ngụy trang kỹ, và để bảo đảm an toàn cho bản thân, chúng đã phải giết sạch đối phương. Ghi chép này cho biết, vào lúc 6h15, đại đội thứ 2 của Đức đã chiếm được điểm cao.

Hai người lính Nga đã hy sinh dưới làn đạn của lính Đức. Nguồn: RHP.

Sau khi họp nhóm, Oberleutnant Rode ra lệnh xử bắn 2 tù binh Nga. Loạt ảnh tư liệu ở đây cho thấy 2 người lính đứng hiên ngang đón nhận cái chết sắp đến. Vậy là cuộc đời của họ đã chấm dứt vào thời điểm đúng 1 tuần sau khi phát xít Đức bắt đầu xâm lược lãnh thổ Liên Xô. Sau đó xương cốt họ nằm lại nơi đây trong 70 năm liền. Mãi đến năm 2013 một nhóm quy tập mới tìm thấy địa điểm hành quyết và hài cốt những người lính Nga.

Một trong hai binh sĩ Hồng quân này là binh nhì Sergey Korolkov, sinh năm 1912 ở làng Hmelishche  thuộc vùng Kirov của nước Nga. Anh gia nhập Hồng quân vào đúng ngày 22/6/1941. Người lính hy sinh còn lại vẫn chưa xác định được danh tính./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyện 1 binh sĩ chiến đấu lần lượt cho 3 phe trong Thế chiến 2
Chuyện 1 binh sĩ chiến đấu lần lượt cho 3 phe trong Thế chiến 2

VOV.VN - Số phận kỳ lạ của Yang (người Hàn/Triều) đã khiến anh ta lần lượt chiến đấu cho phát xít Nhật Bản, Hồng quân Liên Xô, phát xít Đức rồi bị quân Mỹ bắt.

Chuyện 1 binh sĩ chiến đấu lần lượt cho 3 phe trong Thế chiến 2

Chuyện 1 binh sĩ chiến đấu lần lượt cho 3 phe trong Thế chiến 2

VOV.VN - Số phận kỳ lạ của Yang (người Hàn/Triều) đã khiến anh ta lần lượt chiến đấu cho phát xít Nhật Bản, Hồng quân Liên Xô, phát xít Đức rồi bị quân Mỹ bắt.

Điệp viên Liên Xô cười ngạo nghễ khi bị hành quyết ở Phần Lan năm 1942
Điệp viên Liên Xô cười ngạo nghễ khi bị hành quyết ở Phần Lan năm 1942

VOV.VN - Một điệp viên Liên Xô cười ngạo nghễ với chính kẻ hành quyết mình trong một bức ảnh chụp ở Rukajarvi, Đông Karelia, Phần Lan, vào tháng 11/1942.

Điệp viên Liên Xô cười ngạo nghễ khi bị hành quyết ở Phần Lan năm 1942

Điệp viên Liên Xô cười ngạo nghễ khi bị hành quyết ở Phần Lan năm 1942

VOV.VN - Một điệp viên Liên Xô cười ngạo nghễ với chính kẻ hành quyết mình trong một bức ảnh chụp ở Rukajarvi, Đông Karelia, Phần Lan, vào tháng 11/1942.

Vì sao Liên Xô không kích ồ ạt Berlin ngay lúc họ chịu nhiều thất bại?
Vì sao Liên Xô không kích ồ ạt Berlin ngay lúc họ chịu nhiều thất bại?

VOV.VN - Năm 1941 quân đội phát xít Đức tràn ngập nhiều lãnh thổ của Liên Xô. Và chúng hoàn toàn bất ngờ khi không quân Liên Xô vẫn đủ sức không kích Berlin.

Vì sao Liên Xô không kích ồ ạt Berlin ngay lúc họ chịu nhiều thất bại?

Vì sao Liên Xô không kích ồ ạt Berlin ngay lúc họ chịu nhiều thất bại?

VOV.VN - Năm 1941 quân đội phát xít Đức tràn ngập nhiều lãnh thổ của Liên Xô. Và chúng hoàn toàn bất ngờ khi không quân Liên Xô vẫn đủ sức không kích Berlin.

Bức ảnh lột tả tội ác quân phát xít Đức xử bắn người Do Thái Ukraine
Bức ảnh lột tả tội ác quân phát xít Đức xử bắn người Do Thái Ukraine

VOV.VN - Bức ảnh sau đây là một trong các bằng chứng sống động về tội ác của phát xít Đức đối với người Do Thái thời Thế chiến 2.

Bức ảnh lột tả tội ác quân phát xít Đức xử bắn người Do Thái Ukraine

Bức ảnh lột tả tội ác quân phát xít Đức xử bắn người Do Thái Ukraine

VOV.VN - Bức ảnh sau đây là một trong các bằng chứng sống động về tội ác của phát xít Đức đối với người Do Thái thời Thế chiến 2.

Chuyện các tội phạm trở thành anh hùng Liên Xô trong Thế chiến 2
Chuyện các tội phạm trở thành anh hùng Liên Xô trong Thế chiến 2

VOV.VN - Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Liên Xô đã huy động rất nhiều tù nhân vào quân đội. Và đa số những tội phạm này đã chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.

Chuyện các tội phạm trở thành anh hùng Liên Xô trong Thế chiến 2

Chuyện các tội phạm trở thành anh hùng Liên Xô trong Thế chiến 2

VOV.VN - Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Liên Xô đã huy động rất nhiều tù nhân vào quân đội. Và đa số những tội phạm này đã chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.

Vì sao phát xít Đức không phá nổi mật mã Liên Xô trong Thế chiến 2?
Vì sao phát xít Đức không phá nổi mật mã Liên Xô trong Thế chiến 2?

VOV.VN - Lực lượng của phe Trục (phe phát xít) chuyên về phá mã đã không tài nào đọc nổi các thông điệp được mã hóa của Liên Xô mà chúng chặn được.

Vì sao phát xít Đức không phá nổi mật mã Liên Xô trong Thế chiến 2?

Vì sao phát xít Đức không phá nổi mật mã Liên Xô trong Thế chiến 2?

VOV.VN - Lực lượng của phe Trục (phe phát xít) chuyên về phá mã đã không tài nào đọc nổi các thông điệp được mã hóa của Liên Xô mà chúng chặn được.