Khủng hoảng Iraq: Các phiến quân ISIS vừa khủng bố vừa muốn cưới vợ

VOV.VN - Quân của Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant tiến sát Baghdad giữa lúc chính phủ Iraq rệu rã, còn dân quân Shia tập hợp lực lượng.

Quân đội Iraq đang quần thảo với lực lượng của Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant (ISIS) để giành quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq nằm ở ngoại ô Baiji, phía bắc thủ đô Baghdad. Hiện mỗi bên đang kiểm soát một bộ phận của khu phức hợp này.

Lo sợ lính ISIS đi bắt vợ

Tuy nhiên thị trấn Baiji chỉ nằm cách đó vài dặm thì đã hoàn toàn nằm trong tay quân ISIS. Ở đó điều mà dân chúng lo ngại nhất là khi các chiến binh ISIS đến từng nhà rồi hỏi về số lượng phụ nữ đã kết hôn và chưa kết hôn.

Abu Lahid, một người dân địa phương nói: “Tôi bảo họ chỉ có 2 phụ nữ trong nhà và cả hai đều đã có chồng. Bọn họ nói rằng nhiều chiến binh mujahedin chưa yên bề gia thất và muốn kiếm một người vợ. Bọn họ cứ khăng khăng vào bằng được nhà của tôi để xem chứng minh thư của các người phụ nữ trong nhà [ở Iraq chứng minh thư thể hiện cả tình trạng hôn nhân của người mang nó].”

 

Các phụ nữ trẻ người Iraq dòng Shia giương súng thể hiện quyết tâm sẽ cùng với chính phủ chống lại các chiến binh Jihad (ảnh: Getty Images)

ISIS cho biết binh lính của mình đã được lệnh không phiền nhiễu dân địa phương nếu họ là người dòng Sunni. Nhưng trên thực tế họ đang áp dụng các quy định hà khắc ở nhiều thành phố thị trấn mà họ chiếm được.

Ở Mosul ban đầu người dân rất vui mừng khi ISIS dỡ bỏ các chốt kiểm soát mà trong nhiều năm qua đã khiến việc đi lại trong thành phố gặp nhiều khó khăn. Giới buôn bán và nông dân được lệnh phải giảm giá các hàng hóa họ bán.

Hà khắc

Tuy nhiên thái độ ôn hòa của ISIS rất thất thường và chỉ là tạm thời. Có lần ở Mosul người ta cho hay một phụ nữ đã bị quất bằng roi cùng với chồng minh chỉ vì chị này chỉ quấn có khăn choàng đầu mà không mặc áo choàng chùm kín người. Ở một số vùng thuộc quyền kiểm soát cùa ISIS, một số phiến quân “nhiệt tình” còn hăm hở thực thi các quy tắc về chuyện ăn mặc của phụ nữ, về cách xem truyền hình trong quán café và cách hút thuốc ngay cả trước khi chiến sự chấm dứt.

>> Xem thêm: Cưỡng hiếp phụ nữ tại Ai Cập mang động cơ chính trị

Khi lực lượng al-Qaeda ở Iraq, tiền thân của nhà nước ISIS, ép phụ nữ địa phương cưới các chiến binh của họ trong giai đoạn nội chiến Sunni-Shia từ năm 2004-2008, họ đã khiến nhiều người thuộc cộng đồng Sunni xa lánh họ. Al-Qaeda thậm chị còn giết một số nhân viên cấp thấp trong bộ máy chính quyền.

Khi ấy một thanh niên người Sunni ở Baghdad đã nói rằng, “Tôi thà để cho lính Mỹ đạp cửa vào nhà tôi còn hơn là để al-Qaeda làm vậy, bởi vì, với người Mỹ, tôi vẫn có nhiều cơ may sống sót”.

Đây chính là cơ sở để người Mỹ lập ra Sahwa, một lực lượng tập hợp những người Sunni chống al-Qaeda.

Liên minh Sunni do ISIS lãnh đạo khá lỏng lẻo. Hiện nay nó đang cố kết lại trên cơ sở tình cảm chống đối Thủ tướng Nouri al-Maliki và chính phủ của ông này mà nó coi là đang trấn áp và gạt cộng đồng Sunni sang bên lề. Việc ông Maliki ra đi sẽ loại bỏ chất keo gắn kết liên minh này.

Người ta đã thấy rõ một số căng thẳng giữa các phái Sunni: Khi quân đội Naqshabandi, do cựu phó Izzat al-Douri của Saddam Hussein làm thủ lĩnh danh nghĩa, dựng lên các áp phích của ông Saddam ở Mosul, tổ chức ISIS đã cho họ 24 tiếng đồng hồ để hạ các tấm áp phích đó xuống nếu không sẽ phải lãnh “hậu quả”. Quân đội Naqshabandi không muốn đối đầu và đã làm theo lệnh đó.

Kênh truyền hình của chính phủ cố gắng đưa ra hình ảnh liên minh Sunni đang tan rã, nhưng điều này dường như lại quá sớm. Ở hầu hết các thành phố Sunni mà phe nổi dậy chiếm được, người dân nói rằng họ sợ các lực lượng chính phủ quay lại và trả thù hơn là sợ sự hiện diện của lính ISIS.

Đặc nhiệm Iraq giao tranh với phiến quân ISIS ở thành phố Ramadi (ảnh: Reuters)

Hiện nay, giới tuyến giữa quân đội 2 bên đang tiến dần về phía bắc Baghdad sau khi quân ISIS và các đồng minh của họ có những bước tiến chớp nhoáng. Chiến sự ở khu vực lọc dầu Baiji đã giằng co trong 5 ngày qua. Dịch một chút về phía nam, ISIS đã chiếm được Tikrit, dù cho 1 cư dân ở đây nói rằng “nhiều người đang chạy về Erbil và Sulaimaniyah ở Kurdistan vì họ nghĩ rằng nếu quân đội Iraq quay trở lại, họ sẽ bắn bừa vào tất cả người dân”. Ở các khu vực Sunni, ISIS vẫn đang dập tắt nốt các ổ đề kháng. Hôm 21/6, các chiến binh ISIS đã chiếm được al-Qaim gần biên giới với Syria sau một trận giao tranh khiến 30 binh sĩ chính phủ thiệt mạng.

 

Đấu tranh cho người Sunni thiểu số ở Iraq

Trong thành công của ISIS có một điểm ít được mọi người chú ý đến: Uy tín của họ đã dâng cao trong thế giới người Sunni, đặc biệt là trong các nam thanh niên Sunni ở các nước tiếp giáp với Iraq.

Trong một thập kỷ qua truyền hình của các nhà nước Sunni tập trung nói sâu về việc người Sunni bị trấn áp ở Iraq. Không thể phủ nhận rằng chính lực lượng ISIS đã phá vỡ thế áp đảo của chính quyền Baghdad đối với thiểu số Sunni. Những thành công vừa rồi của ISIS có thể sẽ gây tác động lên Syria, nơi mà các chiến binh đã chiếm được tổng hành dinh của Quân đội Syria Tự do (FSA) do phương Tây hậu thuẫn ở tỉnh Deir Ezzor nằm về phía đông bắc nước này.

>> Xem thêm: Cộng hòa Hồi giáo Iran nhìn từ bên trong

Ở thành phố Baghdad cư dân đa phần là người Shia, người ta sợ ISIS sẽ vùng lên và tiến hành đại thảm sát. Đáng lưu ý là ISIS chưa kích hoạt các “chi bộ” của mình trong các nhóm người Sunni ở đây. Có thể ISIS đang bị căng mỏng lực lượng và họ đang đợi các chiến binh tiến quân từ phía bắc xuống rồi mới nổi dậy đồng loạt bên trong thành phố.

Lực lượng dân quân quyền thế

Tuy nhiên cả người Sunni và Shia có chung một mối lo khác. Chính phủ đã giao công tác an ninh ở nhiều khu vực của thủ đô cho các dân quân – những người này đã và đang lập ra các chốt kiểm soát của riêng họ. Một số trong những người này thuộc về Asa’ib Ahl al-Haq, một nhóm tách ra từ phong trào Muqtada al-Sadr, được vũ trang tốt và vận đồ đen. Ngoài ra còn có một số nhóm dân quân khác như là Ketaeb Hezbollah (không có liên quan gì với phong trào ở Lebanon) – nhóm này mặc đồng phục xanh giống quân đội. Cả hai nhóm dân quân này còn quyền thế hơn cả cảnh sát và binh sĩ chính quy mà nhiều người trong số này đã tự giải tán và ở nhà.

 

Người Turk canh gác tại một chốt kiểm soát ở thành phố Tuz Khurmatu (ảnh: Independent)

Người Baghdad coi các nhóm dân quân này là các tổ chức bán tội phạm có khả năng bắt cóc tống tiền tại các chốt kiểm soát. Asa’ib Ahl al-Haq được xem là chịu ảnh hưởng của Thủ tướng Maliki và người Iran nhưng các thành viên của tổ chức này thường hành động vì lợi ích riêng.

Hôm 21/6, sức mạnh của các dân quân nói trên đã được phô diễn ở thành phố Sadr – thành trì của phong trào do ông Sadr lãnh đạo. 20.000 người có vũ trang diễu hành cùng vũ khí hạng nặng như súng máy, pháo phản lực, và hỏa tiễn cũng như súng tiểu liên.

Ông Sadr đã cam kết các dân quân này sẽ chỉ hành động nhằm bảo vệ các thành đường Shia ở Samarra, Baghdad, Karbala và Najaf.

Tình hình chiến sự vẫn còn nhiều biến chuyển. Một nhà phân tích chính trị Iraq giấu tên nói: “Tôi cá là chính phủ sẽ không thể chiếm lại Mosul, nhưng ISIS cũng không thể giữ được thành phố này lâu”. Theo ông này, Mosul là một thành phố truyền thống và dân tộc chứ không phải là một nơi tôn giáo đặc biệt, nên trước sau gì ISIS sẽ bị người dân thành phố xua đuổi.

>> Xem thêm: Bài học từ Chiến tranh Iraq 2003

Tuy nhiên ISIS cũng đã chứng tỏ một khi họ nắm quyền thì không dễ gì đánh bật họ. Ở thành phố Raqqa thuộc lưu vực sông Euphrates trên đất Syria, lực lượng ISIS đã công khai đóng đinh lên thánh giá các thanh niên dám tiến hành kháng chiến vũ trang chống lại họ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị
Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Iran nhìn từ bên trong
Iran nhìn từ bên trong

(VOV) - Những bức ảnh dưới đây cho ta góc nhìn mới về xứ sở Ba Tư huyền bí đầy lôi cuốn.

Iran nhìn từ bên trong

Iran nhìn từ bên trong

(VOV) - Những bức ảnh dưới đây cho ta góc nhìn mới về xứ sở Ba Tư huyền bí đầy lôi cuốn.

Mỹ thông báo Iran gửi quân tới Iraq
Mỹ thông báo Iran gửi quân tới Iraq

VOV.VN - Tổng  thống Obama từng hoan nghênh Iran hỗ trợ Iraq đối phó với phiến quân tại nước này.

Mỹ thông báo Iran gửi quân tới Iraq

Mỹ thông báo Iran gửi quân tới Iraq

VOV.VN - Tổng  thống Obama từng hoan nghênh Iran hỗ trợ Iraq đối phó với phiến quân tại nước này.

Iraq: phiến quân bao vây quân chính phủ
Iraq: phiến quân bao vây quân chính phủ

VOV.VN - Khoảng 270 lính Iraq bị mắc kẹt bên trong Baiji và cố thủ trước những đợt tấn công của khoảng 500 tay súng 

Iraq: phiến quân bao vây quân chính phủ

Iraq: phiến quân bao vây quân chính phủ

VOV.VN - Khoảng 270 lính Iraq bị mắc kẹt bên trong Baiji và cố thủ trước những đợt tấn công của khoảng 500 tay súng 

Ngoại trưởng Mỹ đến Iraq với sứ mệnh ngoại giao đầy khó khăn
Ngoại trưởng Mỹ đến Iraq với sứ mệnh ngoại giao đầy khó khăn

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 22/6 trở lại khu vực Trung Đông, trọng tâm là chuyến thăm Iraq trong bối cảnh nước này đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh giáo phái.

Ngoại trưởng Mỹ đến Iraq với sứ mệnh ngoại giao đầy khó khăn

Ngoại trưởng Mỹ đến Iraq với sứ mệnh ngoại giao đầy khó khăn

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 22/6 trở lại khu vực Trung Đông, trọng tâm là chuyến thăm Iraq trong bối cảnh nước này đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh giáo phái.

Chiến tranh Iraq - Bài học về tạo cớ gây chiến
Chiến tranh Iraq - Bài học về tạo cớ gây chiến

(VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động.

Chiến tranh Iraq - Bài học về tạo cớ gây chiến

Chiến tranh Iraq - Bài học về tạo cớ gây chiến

(VOV) - Đây là một cuộc chiến điển hình về nghệ thuật ‘tạo cớ’ và khả năng ‘vượt mặt’ Liên Hợp Quốc để hành động.