Lịch sử Chiến tranh Lạnh và viễn cảnh hậu Crimea

VOV.VN - Nếu Chiến tranh Lạnh tái diễn, tất cả các bên sẽ chịu thiệt.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine nổ ra hồi cuối năm 2013, cho đến bước ngoặt là cuộc trưng cầu ý dân tại nước Cộng hòa tự trị Crimea vừa diễn ra hôm 16/3 về việc sáp nhập vào Liên bang Nga, thế giới đã chứng kiến một cuộc đối đầu căng thẳng chưa từng thấy giữa các cường quốc, giữa một bên là Nga với một bên là Mỹ và Liên minh châu Âu.

Binh lính triển khai tại Crimea trong cuộc khủng hoảng hiện nay (ảnh: ChannelNewsAsia)


Với những biện pháp trừng phạt lẫn nhau trên mọi lĩnh vực như hiện nay, người ta đang nghĩ tới một kịch bản chiến tranh lạnh lần thứ 2 giữa các cường quốc trên thế giới. Vậy chiến tranh lạnh là gì, liệu kịch bản chiến tranh lạnh có khả năng tái diễn mà ngòi nổ là từ cuộc khủng hoảng Ukraine hay không?

Những ngày này, cụm từ “Chiến tranh Lạnh” được truyền thông nhắc tới rất nhiều, đi kèm với cuộc khủng hoảng Ukraine. Trước khi tìm hiểu tại sao cụm từ này lại được gắn với cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, chúng ta cùng quay trở lại những năm 40 của thế kỷ trước để cùng hình dung: Thế nào là “chiến tranh lạnh”?:

Chiến tranh Lạnh cổ điển

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới đã có những bước chuyển biến to lớn. Các nước châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng Mỹ lại giầu lên nhanh chóng do bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. Với sự vượt trội về nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự và chính trị…, Mỹ - cường quốc tư bản chủ nghĩa với hy vọng thống trị thế giới đã bắt đầu thực hiện “Chiến lược toàn cầu”.

Tuy vậy thời gian này, chủ nghĩa tư bản đã không còn là hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị thế giới khi chứng kiến sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước Đông Âu, Châu Á và khu vực Mỹ Latin - cùng với Liên Xô hợp thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh. Vì vậy, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ từ quan hệ đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2 đã nhanh chóng chuyển sang quan hệ đối đầu: đối đầu giữa hai nước và đối đầu giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

  >> Xem thêm: Trận quyết đấu Stalingrad trong Thế chiến 2

Cuộc đối đầu này vốn đã nảy sinh ngay từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 với sự ra đời của nước Nga Xô viết. Lúc đó, các nước tư bản phương Tây đã tập trung lực lượng nhằm “bóp chết” nước Nga Xô viết nhưng không thành. Tuy nhiên trong chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc đối đầu này tạm thời lắng xuống khi Liên Xô và các nước Mỹ, Anh, Pháp đều là nạn nhân của chủ nghĩa phát xít, đã cùng liên minh chống lực lượng này.

Mốc lịch sử là Hội nghị Yalta tổ chức tại miền nam Ukraine tháng 2/1945, Liên Xô, Mỹ và Anh đã thỏa thuận với nhau phân chia phạm vi ảnh hưởng đối với các khu vực trên thế giới. Trật tự thế giới hậu chiến tranh thế giới thứ 2 được xác định, với hai cực là Liên Xô và Mỹ, trong đó là cuộc tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực không ngừng giữa các bên.

Tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman lúc bấy giờ đã có bài diễn văn tại Quốc hội nước này, chính thức đưa ra học thuyết “Truman”, phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Mỹ phải đứng ra “đảm nhận sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do”, giúp đỡ các dân tộc thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga…

Ngày 26/7/1947, lần đầu tiên khái niệm “chiến tranh lạnh” xuất hiện trên báo chí, được giải thích rõ ràng bởi Bernard Baruch, tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mỹ ở Liên Hợp Quốc đưa ra. Theo đó, “chiến tranh lạnh” là chiến tranh không nổ súng, không đổ máu, nhưng luôn luôn ở tình trạng chiến tranh, nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội không cho lan ra các khu vực khác.

  >> Đọc thêm: Kỹ thuật đảo chính của tình báo tại Iran năm 1953

Rất nhiều nhà nghiên cứu sau đó cũng đưa ra các định nghĩa của mình về “chiến tranh lạnh”. Tựu trung, đó là sự đe dọa sử dụng bạo lực quân sự, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh, làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng.

Từ năm 1945, Mỹ và Liên Xô liên tục có những cuộc chạy đua về chính trị, quân sự, vũ trang và đặc biệt là bom nguyên tử, với đỉnh điểm là những năm 60 của thế kỷ trước, hai nước đã có một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.

  >> Đọc thêm: Cơn nghiện tình báo của nước Mỹ

Kình địch như vậy, nhưng hai cường quốc luôn tránh đụng độ, đối đầu trực tiếp do hiểu rõ được thảm họa của chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, các bên lại đụng độ với nhau thông qua những cuộc chiến tranh cục bộ hay những xung đột quân sự khu vực, điển hình như cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các cuộc xung đột ở Trung Đông năm 1967 và 1973, cuộc chiến Angola (1975) hay nội chiến tại Afghanistan…

Dù vậy, ngay khi diễn ra chiến tranh lạnh, các bên đã tổ chức những cuộc thương lượng trong việc giải quyết một số vấn đề trong quan hệ quốc tế, điển hình là vấn đề Đức và vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược giữa hai nước.

  >> Nhìn lại: Khốc liệt Chiến tranh Triều Tiên

Sau hàng chục năm chạy đua trên mọi mặt đã dẫn đến một thực tế là cả Mỹ và Liên Xô đều nhận ra mình đã “tiêu pha” quá nhiều và đang bị suy giảm thế mạnh trên toàn cầu. Vì thế, đến nửa sau những năm 80, quan hệ Mỹ - Liên Xô bắt đầu có các bước chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

Cuối cùng, đến tháng 12/1989, tại cuộc gặp không chính thức giữa Tổng thống Mỹ George Bush và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev trên bán đảo Malta (Địa Trung Hải), hai bên đã cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỷ, kể từ năm 1945.

Lo ngại về một “Đệ nhị Chiến tranh Lạnh”

Các biện pháp trừng phạt Nga đã được phương Tây chuẩn bị khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu tập trung về nước Cộng hòa tự trị Crimea. Đầu tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố rằng, chính quyền Mỹ đang xem xét tổng thể một loạt bước đi kinh tế và ngoại giao nhằm “cô lập” Nga, sau khi Nga kiên quyết không rút quân khỏi khu tự trị Crimea. Đó là cấm cấp visa, phong tỏa tài sản của Nga hay tạm thời ngừng hợp tác kinh doanh, đầu tư và quân sự với Nga…

Trong diễn biến mới đây, hôm 17/3 - sau khi kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea được công bố với 96,77% cử tri lựa chọn sáp nhập vào Liên bang Nga, Tổng thống Mỹ Obama đã ra lệnh trừng phạt: đóng băng tài sản và cấm đi lại vào Mỹ với 11 quan chức Nga và Ukraine, trong đó có Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovich và hai cố vấn cấp cao của Tổng thống Nga Putin. Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng đã nhất trí áp đặt lệnh cấm vận đối với 21 quan chức Nga và Ukraine bị cho là có trách nhiệm trong việc thúc đẩy cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea. Trước đó, Mỹ còn cử tầu khu trục tới Biển Đen và tổ chức tập trận với các quốc gia Baltic. Trong khi đó các nghị sỹ Mỹ kêu gọi tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở Ba Lan và CH Czech.

  >> Xem thêm: Crimea – Khởi đầu Chiến tranh Lạnh?

Trong diễn biến khác hôm 15/3, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yasenyuk còn cho biết, nước này đang thảo luận với Mỹ và NATO về khả năng trợ giúp kỹ thuật quân sự đối với Ukraine: “Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc đàm phán song và đa phương về hỗ trợ quân sự và kỹ thuật. Bộ Quốc phòng hai nước cũng sẽ có các cuộc thảo luận. Phía Mỹ sẽ hỗ trợ công nghệ cho Ukraine theo thỏa thuận liên minh.”

Trong diễn biến mới đây, nhằm phản đối các hành động của Nga, 7 nước còn lại trong nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới - G8 đã quyết định loại Nga ra khỏi nhóm này và chuẩn bị tổ chức cuộc họp trong khuôn khổ 7 nước còn lại (G7) thay vì Hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức tại Sochi của Nga. Nếu Nga không nhượng bộ trong vấn đề Crimea, Đức còn có ý định từ bỏ các vòng tiếp theo của cuộc tham vấn liên chính phủ sẽ được tổ chức vào tháng 4 tại nước này. Tuy vậy đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ không hề tiếc nuối việc các đối tác trong nhóm G8 trừng phạt Nga về vấn đề Ukraine. Trước đó hôm 13/3, quân đội Nga cũng tiến hành cuộc tập trận lớn với 8.500 binh lính và 36 máy bay quân sự ở Quân khu phía Nam, sát biên giới Ukraine, trong một động thái được cho là thị uy sức mạnh trước tình thế đối đầu với Kiev và phương Tây về vấn đề Crimea. Và dường như trước các động thái của phương Tây đang ngày càng cứng rắn hơn, thì Tổng thống Nga Putin vẫn không có biểu hiện nào chứng tỏ rằng ông sẽ quan tâm đến các đòn trừng phạt này. Đáp lại luôn là lời khẳng định, Nga có quyền bảo vệ các lợi ích của mình cũng như bảo vệ cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine và Crimea - nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đang đóng quân.

Ông Viktor Mizin, Phó Giám đốc Viện Quốc tế học của Học viện quan hệ quốc tế Nga - MGIMO còn tin rằng, một cuộc Chiến tranh lạnh thứ 2 không phải là đang cận kề, mà là “nó đang ở mức cao nhất” với tình cảm bài phương Tây áp đảo trong xã hội Nga.
Trước những diễn biến hiện nay, một số chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng tại Ukraine mà cụ thể là tại Crimea có thể là khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh lần 2, nếu các bên liên quan không tìm được giải pháp thỏa hiệp. Như cảnh báo của ông Michael Slobodchikoff, giáo sư Khoa Chính trị học tại Đại học Troy của Mỹ, rằng: "Cho đến nay, không bên nào muốn thỏa hiệp. Cuộc chiến tại Ukraine tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà không bên nào được phép thất bại. Cả hai bên đều sẵn sàng leo thang cuộc xung đột này thành một cuộc Chiến tranh lạnh mới". Và rằng: “Nga và phương Tây đang bị kẹt trong sự ngờ vực và nói xấu lẫn nhau. Sự đối đầu như vậy có thể khiến Ukraine rơi vào tình trạng dễ sụp đổ trong khi nước này đang cần những khoản viện trợ kinh tế lớn để tồn tại”. 

Ông Viktor Mizin, Phó Giám đốc Viện Quốc tế học của Học viện quan hệ quốc tế Nga - MGIMO còn tin rằng, một cuộc Chiến tranh lạnh thứ 2 không phải là đang cận kề, mà là “nó đang ở mức cao nhất” với tình cảm bài phương Tây áp đảo trong xã hội Nga.

Chiếc phanh kinh tế

Đúng là có khả năng như các chuyên gia chính trị đã nhận định, nếu không có thỏa hiệp, một cuộc chiến tranh lạnh lần thứ 2 rất có thể sẽ xảy ra từ vấn đề Crimea. Thế nhưng, trong một thế giới đa cực hiện nay với các cường quốc ràng buộc lẫn nhau về nhiều mặt, nhiều vấn đề toàn cầu, các chuyên gia kinh tế lại nhận định rằng: Chiến tranh lạnh không phải dễ xảy ra.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên có thể sẽ khiến nhiều người bất ngờ và giới phân tích lo ngại về một điềm không lành cho năm 2014 này. Bởi năm nay là dấu mốc kỷ niệm năm chẵn của rất nhiều sự kiện liên quan đến chiến tranh: 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, 75 năm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ 2 và 100 năm bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cuộc khủng hoảng Ukraine với đỉnh điểm là vấn đề Crimea, và dự kiến sẽ còn lan ra nhiều điểm nóng khác như Kharcov - rõ ràng là lý lẽ thuyết phục cho một kịch bản chiến tranh lạnh tái diễn. Trong đó là cuộc đối đầu Đông - Tây dữ dội giữa Nga và Mỹ cùng phương Tây, với các đòn trừng phạt cứng rắn, mạnh mẽ của cả hai bên. Người ta cũng thấy một sự chủ động của Mỹ và EU từ trước cuộc khủng hoảng Ukraine, khi Wasington phát động các cuộc “cách mạng sắc mầu” nhằm vào các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, nỗ lực tiếp tục mở rộng NATO, mà Gruzia và Ukraine là những mục tiêu trước tiên. Rồi cuộc khủng hoảng quan hệ Đông - Tây còn được “chêm lửa” bởi những nỗ lực của Liên minh châu Âu khi “chào mời” 6 quốc gia hậu Xô viết ký thỏa thuận hợp tác với khối này. Dễ thấy rằng, đằng sau lời mời gọi này là một chiến lược nhằm cô lập và tranh giành ảnh hưởng với Nga.

Trở lại với câu chuyện Ukraine, lịch sử đã cho thấy rằng, tam giác quan hệ Nga - Ukraine - Crimea đặc biệt gần gũi cả về địa lý và truyền thống lịch sử. Vì thế, bất kỳ sự can thiệp nào dưới mọi hình thức cũng sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng và chắc chắn là không thể có cái kết tốt đẹp. Nằm ở một vị trí địa chính trị chiến lược, là điểm nối giữa Đông và Tây, Ukraine rõ ràng là mục tiêu mà cường quốc nào cũng muốn nhắm tới. Thế nhưng, dường như tranh giành, đối đầu căng thẳng đang là một kịch bản tồi tệ nhất mà các cường quốc dành cho quốc gia Đông Âu này. Hệ quả là không những bản thân Ukraine và người dân nước này bị tổn thương mà chính các cường quốc sẽ bị thiệt hại không nhỏ.

  >> Đọc thêm: Nước Nga cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình

Với Mỹ và các nước châu Âu, các lệnh trừng phạt Nga chắc chắn sẽ có tác dụng ngược khiến các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu thiệt hại hàng tỷ USD. Các nước châu Âu đang phụ thuộc vào Nga về năng lượng, thương mại và đầu tư và thị trường cũng sẽ bị thiệt hại nặng, điển hình là Đức và Pháp. Rồi một khi các lệnh trừng phạt bắt đầu với Nga thì cũng là lúc các thị trường tài chính thế giới biến động và bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn còn yếu, châu Âu vẫn ngụp lặn chưa thoát khỏi nợ công thì đây thực sự sẽ là một tương lai mờ mịt. Trong khi đó về phía Nga, thiệt hại cũng là không nhỏ. Thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm từ đầu tháng 3, cùng với tỷ giá đồng ruble lao dốc khiến các nhà phân tích dự đoán Nga đã mất hàng chục tỷ USD mỗi ngày. Châu Âu phụ thuộc năng lượng vào Nga, nhưng kinh tế Nga cũng gắn chặt với thị trường châu Âu. Vì thế, dù khí đốt vốn vẫn được coi là vũ khí của Nga nhưng có lẽ Nga không muốn phải dùng đến nước cờ này, bởi nó sẽ gây thiệt hại lớn cho cả Nga chứ không chỉ là cho châu Âu. Theo các nhà phân tích, nếu phương Tây áp dụng biện pháp trừng phạt nặng hơn, chặn 80% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga, thì GDP của nước này sẽ giảm khoảng 10% từ nay đến năm 2015. Như thế, cái giá mà ông Putin phải trả cho vấn đề Ukraine mà cụ thể hơn là Crimea sẽ rất đắt, trước thực trạng tăng trưởng kinh tế của Nga đang chậm, đồng ruble trượt giá và dòng vốn đang chảy khỏi Nga…

  >> Xem: Toàn cảnh trận chiến đẫm máu trên đường phố Kiev

Có lẽ những lập luận này khiến các nhà kinh tế thế giới chắc chắn rằng, chiến tranh lạnh sẽ khó xảy ra. Và mức độ và phạm vi căng thẳng Nga - Mỹ hiện nay theo họ cũng còn xa mới chạm đến giới hạn để “được” gọi là “chiến tranh lạnh”. Trong khi đó có thể thấy rằng, hoàn cảnh và bối cảnh thế giới hiện nay đã khác, không còn sự phân biệt rạch ròi phe xã hội chủ nghĩa hay phe tư bản chủ nghĩa như sau chiến tranh thế giới thứ 2. Giờ đây trong bối cảnh thế giới đa cực, các nước lớn luôn có mối liên hệ, ràng buộc lợi ích xen kẽ nhau trong tất cả các lĩnh vực. Ví dụ như hiện nay, Nga - Mỹ rõ ràng đang đối đầu trong vấn đề Ukraine, thế nhưng với vấn đề chống khủng bố hay vấn đề biến đổi khí hậu, thì dường như hai cường quốc này lại gặp nhau trong nhiều quan điểm. Thậm chí với cuộc khủng hoảng Syria vô cùng gai góc thì đến phút cuối, Nga và Mỹ cũng đã tìm được một giải pháp chung. Như thế, đối đầu trong vấn đề này không có nghĩa cũng phải đối đầu trong vấn đề khác. Hơn nữa, các khái niệm “chiến tranh lạnh kiểu mới” được dư luận áp vào các cuộc xung đột như quan hệ Trung - Nhật tại biển Hoa Đông hay quan hệ Mỹ - Iran tại vịnh Arab… thời gian qua cũng là không chính xác. Bởi “chiến tranh lạnh” theo đúng khái niệm của nó phải là sự đối đầu ở mức độ toàn cầu với hai cực lớn nhất, hai phe rõ ràng chứ không phải là những cuộc xung đột nhỏ lẻ, vì chúng chỉ là những biểu hiện trong từng giai đoạn của chiến tranh lạnh.

  >> Đọc thêm: Ukraine trong thế giằng xé Đông-Tây

Vào lúc này, chưa biết cụ thể Mỹ và các nước châu Âu sẽ có những đòn trừng phạt gì tiếp theo và Nga sẽ đáp trả ra sao liên quan đến vấn đề Ukraine và Crimea. Thế nhưng, có lẽ vào một thời điểm nào đó không xa, những người khổng lồ của thế giới sẽ chọn được một điểm dừng cho chính mình và đối thủ, chứ không thể để trượt dài khi và thấy ngấm đủ “đòn đau”. Và như thế, kịch bản một cuộc chiến tranh lạnh lần 2 sẽ vẫn chỉ nằm trong kịch bản mà thôi./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây
Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

VOV.VN - Hỗn loạn diễn ra ở Ukraine phản ánh cả sự đấu đá giằng xé trong nội bộ nước này lẫn sự giằng co giữa Nga và phương Tây.

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

VOV.VN - Hỗn loạn diễn ra ở Ukraine phản ánh cả sự đấu đá giằng xé trong nội bộ nước này lẫn sự giằng co giữa Nga và phương Tây.

Liệu bán đảo Crimea có tách khỏi Ukraine?
Liệu bán đảo Crimea có tách khỏi Ukraine?

VOV.VN - Khu vực này có quan hệ gần gũi với nước Nga, nên người ta có thể xem đây là điểm chia tách tiềm tàng hàng đầu của Ukraine.

Liệu bán đảo Crimea có tách khỏi Ukraine?

Liệu bán đảo Crimea có tách khỏi Ukraine?

VOV.VN - Khu vực này có quan hệ gần gũi với nước Nga, nên người ta có thể xem đây là điểm chia tách tiềm tàng hàng đầu của Ukraine.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2
Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi quân đội phát xít
Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi quân đội phát xít

VOV.VN - Ít được nhắc đến nhưng chiến dịch Kiev vẫn là một trong những loạt trận đánh quan trọng sau trận Moscow, Stalingrad và Kursk.

Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi quân đội phát xít

Tái hiện trận chiến giải phóng Kiev khỏi quân đội phát xít

VOV.VN - Ít được nhắc đến nhưng chiến dịch Kiev vẫn là một trong những loạt trận đánh quan trọng sau trận Moscow, Stalingrad và Kursk.

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?
Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

VOV.VN - Cây bút của New York Times bình phẩm về khả năng can thiệp của Nga và mối quan hệ giữa ông Putin và ông Yanukovych.

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

VOV.VN - Cây bút của New York Times bình phẩm về khả năng can thiệp của Nga và mối quan hệ giữa ông Putin và ông Yanukovych.

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine
Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

VOV.VN - Biểu tình kéo dài trong vài tháng đã tạo ra đột biến khi phe biểu tình kiểm soát được thủ đô, Quốc hội và văn phòng Tổng thống.

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

VOV.VN - Biểu tình kéo dài trong vài tháng đã tạo ra đột biến khi phe biểu tình kiểm soát được thủ đô, Quốc hội và văn phòng Tổng thống.

Crimea đã chọn đồng rúp Nga làm đơn vị tiền tệ chính thức
Crimea đã chọn đồng rúp Nga làm đơn vị tiền tệ chính thức

VOV.VN - Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đang tích cực giúp đỡ để đồng rúp có thể đưa vào lưu thông ở Crimea trong một tuần.

Crimea đã chọn đồng rúp Nga làm đơn vị tiền tệ chính thức

Crimea đã chọn đồng rúp Nga làm đơn vị tiền tệ chính thức

VOV.VN - Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đang tích cực giúp đỡ để đồng rúp có thể đưa vào lưu thông ở Crimea trong một tuần.

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran
Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953.

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953.

Từ khả năng tấn công Syria, nghĩ về vụ khủng bố 11/9
Từ khả năng tấn công Syria, nghĩ về vụ khủng bố 11/9

VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện.

Từ khả năng tấn công Syria, nghĩ về vụ khủng bố 11/9

Từ khả năng tấn công Syria, nghĩ về vụ khủng bố 11/9

VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện.

Tổng thống Putin ủng hộ Crimea gia nhập Nga
Tổng thống Putin ủng hộ Crimea gia nhập Nga

VOV.VN - Giới lập pháp Nga cũng đang xem xét biện pháp trừng phạt trả đũa Mỹ và EU.

Tổng thống Putin ủng hộ Crimea gia nhập Nga

Tổng thống Putin ủng hộ Crimea gia nhập Nga

VOV.VN - Giới lập pháp Nga cũng đang xem xét biện pháp trừng phạt trả đũa Mỹ và EU.

Cơn ám ảnh tình báo của nước Mỹ
Cơn ám ảnh tình báo của nước Mỹ

(VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Cơn ám ảnh tình báo của nước Mỹ

Cơn ám ảnh tình báo của nước Mỹ

(VOV) - Không có nước nào trên thế giới bị “nghiện” tình báo như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Nước Nga đang cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình?
Nước Nga đang cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình?

VOV.VN - Khủng hoảng Ukraine đã làm lộ rõ các thất bại của các chính sách hậu Chiến tranh Lạnh.

Nước Nga đang cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình?

Nước Nga đang cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình?

VOV.VN - Khủng hoảng Ukraine đã làm lộ rõ các thất bại của các chính sách hậu Chiến tranh Lạnh.

Người dân Crimea đi bỏ phiếu về việc sáp nhập vào Nga
Người dân Crimea đi bỏ phiếu về việc sáp nhập vào Nga

VOV.VN - Người dân địa phương đã điền vào phiếu thả vào hòm giữa lúc có tin trực thăng và thiết giáp Nga đã xâm nhập vùng Kherson.

Người dân Crimea đi bỏ phiếu về việc sáp nhập vào Nga

Người dân Crimea đi bỏ phiếu về việc sáp nhập vào Nga

VOV.VN - Người dân địa phương đã điền vào phiếu thả vào hòm giữa lúc có tin trực thăng và thiết giáp Nga đã xâm nhập vùng Kherson.

Crimea: Nguy cơ đưa Đông-Tây trở về Chiến tranh Lạnh?
Crimea: Nguy cơ đưa Đông-Tây trở về Chiến tranh Lạnh?

VOV.VN -Cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, mâu thuẫn Nga- Mỹ, Máy bay Malaysia mất tích có khả năng bị không tặc... là những vấn đề nóng

Crimea: Nguy cơ đưa Đông-Tây trở về Chiến tranh Lạnh?

Crimea: Nguy cơ đưa Đông-Tây trở về Chiến tranh Lạnh?

VOV.VN -Cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, mâu thuẫn Nga- Mỹ, Máy bay Malaysia mất tích có khả năng bị không tặc... là những vấn đề nóng

Tất cả 1.205 điểm bỏ phiếu ở Cộng hòa Crimea đều hoạt động
Tất cả 1.205 điểm bỏ phiếu ở Cộng hòa Crimea đều hoạt động

VOV.VN - Tất cả 1.205 điểm bỏ phiếu đã mở cửa ở Crimea và cơ bản đang hoạt động ổn thỏa, theo lời ban tổ chức trưng cầu dân ý.

Tất cả 1.205 điểm bỏ phiếu ở Cộng hòa Crimea đều hoạt động

Tất cả 1.205 điểm bỏ phiếu ở Cộng hòa Crimea đều hoạt động

VOV.VN - Tất cả 1.205 điểm bỏ phiếu đã mở cửa ở Crimea và cơ bản đang hoạt động ổn thỏa, theo lời ban tổ chức trưng cầu dân ý.

Khủng hoảng Crimea sẽ khởi đầu Chiến tranh lạnh mới?
Khủng hoảng Crimea sẽ khởi đầu Chiến tranh lạnh mới?

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng tại Crimea hiện nay có thể khiến Nga và phương Tây rơi vào Chiến tranh lạnh mới nếu hai bên không có sự thỏa hiệp.

Khủng hoảng Crimea sẽ khởi đầu Chiến tranh lạnh mới?

Khủng hoảng Crimea sẽ khởi đầu Chiến tranh lạnh mới?

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng tại Crimea hiện nay có thể khiến Nga và phương Tây rơi vào Chiến tranh lạnh mới nếu hai bên không có sự thỏa hiệp.

Tổng thống Putin ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Crimea
Tổng thống Putin ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Crimea

VOV.VN - Sắc lệnh này của Tổng thống Nga Putin có hiệu lực ngay lập tức.

Tổng thống Putin ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Crimea

Tổng thống Putin ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Crimea

VOV.VN - Sắc lệnh này của Tổng thống Nga Putin có hiệu lực ngay lập tức.